Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn

Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn

Câu 1(3 điểm)

 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu ) trình bày nội dung theo cách quy nạp với câu chủ đề: Học văn thật là niềm vui sướng lớn.

Câu 2(7 điểm )

 Có ý kiến cho rằng “ Một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của tác phẩm truyện là giá trị lời thoại của các nhân vật. Người thưởng thức phải nhận ra được giá trị ấy thì mới hiểu hết được vẻ đẹp và ý nghĩa của văn chương

 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm

 “ Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Yên Thành
Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9
Môn: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1(3 điểm) 
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu ) trình bày nội dung theo cách quy nạp với câu chủ đề: Học văn thật là niềm vui sướng lớn.
Câu 2(7 điểm )
 Có ý kiến cho rằng “ Một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của tác phẩm truyện là giá trị lời thoại của các nhân vật. Người thưởng thức phải nhận ra được giá trị ấy thì mới hiểu hết được vẻ đẹp và ý nghĩa của văn chương’’
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm
 “ Chuyện người con gái Nam Xương ’’ của Nguyễn Dữ. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Phòng GD&ĐT Yên Thành
Đề kiểm tra chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9
Môn: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1(3 điểm) 
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu ) trình bày nội dung theo cách quy nạp với câu chủ đề: Học văn thật là niềm vui sướng lớn.
Câu 2(7 điểm )
 Có ý kiến cho rằng “ Một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của tác phẩm truyện là giá trị lời thoại của các nhân vật. Người thưởng thức phải nhận ra được giá trị ấy thì mới hiểu hết được vẻ đẹp và ý nghĩa của văn chương’’
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm
 “ Chuyện người con gái Nam Xương ’’ của Nguyễn Dữ. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9
I. Yêu cầu chung: 
 - Đáp án chỉ nêu một số ý chính, có tính chất gợi ý. Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc đánh giá, cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục, có giọng điệu riêng, tránh đếm ý cho đểm.
 - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
 - Tổng điểm bài thi là 10 điểm, chiết đến 0,5 điểm.
II. Yêu cầu cụ thể: 
 Câu 1 (3 điểm ): - Viết đúng ngữ pháp, chính tả, văn trôi chảy và trong sáng.
 - Có những lý lẽ và dẫn chứng chân thành, thuyết phục nói lên ‘‘niềm vui sướng lớn” khi học văn ( như được mở rộng khoảng trời nhận thức, làm giàu tâm hồn, no nê vẻ đẹp....)
 - Trình bày theo cách quy nạp.
 Biểu điểm: - Đảm bảo được các yêu cầu trên : 3 điểm (mỗi ý 1 điểm)
-Thiếu 1 yêu cầu trừ 1 điểm.
 Câu 2 (7 điểm ): 
 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết một bài văn hoàn chỉnh, ít lỗi về ngữ pháp và chính tả, văn trôi chảy và trong sáng.
 2. Yêu cầu về kiến thức:
 a. Thấy đượcdụng ý của nhà văn khi sử dụng lời thoại của nhân vật. Lời thoại có giá trị góp phần thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn...
 b. Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương ’’ Nguyễn Dữ đã có sáng tạo và dụng ý khi sử dụng lời thoại của nhân vật: Lời thoại của mẹ chồng Trương Sinh, lời thoại của bé Đản và đặc biệt là lời thoại của Vũ nương... Học sinh phải làm rõ giá trị lời thoại của các nhân vật này; thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa văn chương của nó
 Biểu điểm:
MB:	- Giới thiệu chung vấn đề	(0.25đ)
	- Nêu vấn đề “Một trong những yếu tố’’	(0.25đ)
TB: 
1. Hiểu vấn đề: (2 điểm)
- Dụng ý của nhà văn
- Tác dụng của lời thoại :
	+ Thể hiện tính cách nhân vật
	+ Miêu tả nội tâm nhân vật
	+ Tạo sự liên kết trong văn bản
2. Dùng các lời thoại trong “ Chuyện người con gái Nam xương’’ để minh hoạ ý kiến trên	(4 điểm)
- Lời thoại của Vũ Nương:
	+ Lúc chia tay chồng ra trận
	+ Lúc bị nghi oan
	+ Lúc bị đuổi ra khỏi nhà 
	+ Trước khi nhảy xuống sông tự vẫn
- Lời thoại của bé Đản:
	+ Khi cùng bố đi thăm mộ bà nội
	+ Sau khi mẹ đã mất
- Lời thoại của mẹ Trương Sinh trước lúc qua đời
Học sinh phải làm rõ được dụng ý, tác dụng của các lười thoại và sự sáng tạo của nhà văn trong đó.
KL:
- Khẳng định lại giá trị của lời thoại	(0.25đ)
- Đánh giá chung giá trị của tác phẩm	(0.25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe DA HSG lop9 Vong 2 nam 2010.doc