I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Em hãy sắp xếp lại cho đúng
Tác phẩm Tác giả Thể loại Nhân vật
1. Truyện Kiều
2. Chuyện người con gái Nam Xương
3. Truyện Lục Vân Tiên
4. Chiếc lược ngà
5. Lặng lẽ Sa Pa
6. Làng
7. Cố Hương Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Lỗ Tấn
Kim Lân
Nguyễn Du
Nguyễn Dữ Truyện ngắn
Truyện nôm
Truyện truyền kỳ
Truyện nôm
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn Vũ Nương
Lục Vân Tiên
Ông Sáu-Bé Thu
Anh thanh niên
Tôi –Nhuận thổ
Thuý Kiều
Ông Hai
Câu 2: Nhà thơ nào trong các tác giả sau trưởng thành trong phong trào “thơ mới”?
A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận D. Bằng Việt
Câu 3: Hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A. ý nghĩa tả thực B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả 2 ý trên
Câu 4: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
A. Nỗi nhớ làng da diết
B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc
C. Sung sướng, hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A.Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ
Câu 6: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật sáng tác năm nào?
A. 1969 B. 1970 C. 1971 D. 1972
Câu 7: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho phương diện nào trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du
A.Nghệ thuật tả cảnh B. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình C.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Câu 8: Từ “Khoá xuân” trong câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Khoá kín tuổi xuân B. Tước đoạt tuổi xuân C. Cả hai ý trên đều sai
Câu 9: Đọc kỹ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu thơ đó cảnh được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng của ai?
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ suối ghềnh bắc ngang”
A. Nguyễn Du B. Thuý Kiều C. Thuý Vân
Đề kiểm tra cuối học kỳ I Năm học 2006 – 2007 Môn: Văn 9(thời gian làm bài: 90 phút) Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Em hãy sắp xếp lại cho đúng Tác phẩm Tác giả Thể loại Nhân vật 1. Truyện Kiều 2. Chuyện người con gái Nam Xương 3. Truyện Lục Vân Tiên 4. Chiếc lược ngà 5. Lặng lẽ Sa Pa 6. Làng 7. Cố Hương Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Thành Long Nguyễn Quang Sáng Lỗ Tấn Kim Lân Nguyễn Du Nguyễn Dữ Truyện ngắn Truyện nôm Truyện truyền kỳ Truyện nôm Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Vũ Nương Lục Vân Tiên Ông Sáu-Bé Thu Anh thanh niên Tôi –Nhuận thổ Thuý Kiều Ông Hai Câu 2: Nhà thơ nào trong các tác giả sau trưởng thành trong phong trào “thơ mới”? A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận D. Bằng Việt Câu 3: Hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào? A. ý nghĩa tả thực B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả 2 ý trên Câu 4: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào? Nỗi nhớ làng da diết Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc Sung sướng, hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính Cả 3 ý trên Câu 5: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? A.Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ Câu 6: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật sáng tác năm nào? A. 1969 B. 1970 C. 1971 D. 1972 Câu 7: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho phương diện nào trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du A.Nghệ thuật tả cảnh B. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình C.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Câu 8: Từ “Khoá xuân” trong câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu theo nghĩa nào? A. Khoá kín tuổi xuân B. Tước đoạt tuổi xuân C. Cả hai ý trên đều sai Câu 9: Đọc kỹ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu thơ đó cảnh được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng của ai? “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ suối ghềnh bắc ngang” A. Nguyễn Du B. Thuý Kiều C. Thuý Vân II. Tự luận(7 điểm) Câu 1: Đọc kỹ 2 câu thơ sau: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em trên năm trên lưng” ( “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 2: Trong giấc mơ, em gặp được Anh thanh niên (nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long). Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ âý. Đáp án và biểu điểm chấm Môn: Ngữ Văn 9 I. Trắc nghiệm Câu 1(1 điểm) Tác phẩm Tác giả Thể loại Nhân vật Truyện Kiều Chuyện người con gái Nam Xương Truyện Lục Vân Tiên Chiếc lược ngà Lặng lẽ Sa Pa Làng Cố Hương Nguyễn Du Nguyễn Dữ Nguyễn Đình Chiều Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Thành Long Kim Lân Lỗ Tấn Truyện nôm Truyện truyền kỳ Truyện nôm Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Thuý Kiều Vũ Nương Lục Vân Tiên Ông Sáu- Bé Thu Anh thanh niên Ông Hai Tôi – Nhuận Thổ Câu 2: C (0,25 điểm) Câu 6: A (0,25 điểm) Câu 3: C (0,25 điểm) Câu 7: C (0,25 điểm) Câu 4: D (0,25 điểm) Câu 8: A (0,25 điểm) Câu 5: A (0,25điểm) Câu 9: B (0,25 điểm) II. Tự luận Câu 1 (2 điểm) Từ “mặt trời” trong câu thơ “mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa Vì: Nhà thơ gọi em bé là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu cần đạt: Đây là một bài văn thuộc kiểu bài tự sự, học sinh biết vận dụng các kiến thức ở lớp 6,8,9 để viết được một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm, yếu tố miêu tả, đối thoại, độc thoại, nghị luận). Nhân vật chính của văn bản tự sự này là: Anh thanh niên Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “ tôi” Nội dung: kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên qua cuộc gặp gỡ người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh niên và ý nghĩa của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Cách cho điểm: Điểm giỏi: 5 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung và thể loại, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt Điểm khá: 3,5 đến 4 điểm: Đáp ứng về yêu cầu thể loại nội dung chưa đầy đủ, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.( 5 đến 10 lỗi) Điểm 2 đến 3,5 điểm: Bài viết sơ sai về nội dung đảm bảo về thể loại Điểm 1: Nội dung sơ sai, chưa đảm bảo yêu cầu về phương pháp Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. Đề kiểm tra cuối học kỳ I Năm học 2006 – 2007 Môn: Văn 8(thời gian làm bài: 90 phút) Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá ta thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Theo Ngữ văn 8 – Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố “Lão Hạc” của Nam Cao 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh 3. Đoạn văn trên nói lên điều gì về con người ông giáo? A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người C. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung. 4. Đoạn văn trên có mấy câu ghép? A. Hai B. Ba C. Bốn 5. Từ: “chao ôi!” thuộc loại từ gì? A. Thán từ B. Trợ từ C. Tình thái từ 6. Những từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi được xếp vào trường từ vựng nào? A. Tính cách của con người B. Trí tuệ của con người C. Tình cảm của con người. II. Tự luận (7 điểm) Thuyết minh ngắn gọn về tác giả Nam Cao (2 điểm) Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn cuả Nam Cao, thì em hãy kể lại câu chuyện đó (5 điểm) Đáp án – Biều điểm chấm Môn: Văn 8 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Làm đúng 6 câu được 3 điểm. Đáp án: Câu 1 – C Câu 3 – B Câu 5 – A Câu 2 – B Câu 4 – B Câu 6 – A II. Tự luận(7điểm) Thuyết minh gắn gọn về tác giả Nam Cao ( 2 điểm) Bài thuyết minh cần đảm bảo các ý sau: Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951 Quê: Làng Đại Hoàng, Lí Nhân ( nay là Hoà Hậu, Lí Nhân), Hà Nam. ông là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đề tài chính của ông là nông dân nghèo và trí thức sống mòn mỏi Ông đã hy sinh trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) Tác phẩm chính: Truyện ngắn: + Chí Phèo (1941) + Trăng sáng (1942) + Đời thừa (1943) + Lão Hạc (1943) + Một đám cưới (1944) + Đối mắt (1948) Tiểu thuyết: Sống mòn (1944) Nhật kí ở rừng (1948) Bút kí: Chuyện biên giới (1951) 2– Kiểu bài: Tự sự hợp với miêu tả và biểu cảm. (5 điểm) Đối tượng: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe, (0,75 điểm) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe (3,5 điểm) Thời gian không gian chứng kiến câu chuyện Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của Lão Hạc (0,75điểm) Nội dung câu chuyện Lão Hạc kể việc bán chó ( chú ý nét mặt, nỗi day dứt, ân hận của lão, việc lão nhờ cậy ông giáo giữ tiền )(2 điểm) Thái độ và ý kiến của ông giáo (ân cần, đồng cảm, hiểu nhân cách lão) (0,5 điểm) Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong cuộc (0,25 điểm) Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện. Liên hệ (0,75 điểm) đề kiểm tra học kì I Năm học 2006 - 2007 Môn : Ngữ Văn 7(Thời gian làm bài 90 phút) I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở”. Tác giả đoạn văn trên là ai? A – Vũ Bằng B – Minh Hương C – Thạch Lam D – Xuân Quỳnh Nội dung đoạn văn trên là? Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn. Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn. Nêu những nhận xét về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn. Tác giả đã phát hiện những nét riêng nào của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn? Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời khắc khác nhau. Gồm tất cả những ý trên. Trong đoạn văn trên, tác giả đã không sử dụng cụm từ chỉ thời gian nào? Buổi chiều. C – Giữa trưa Đêm khuya. D – Sáng tinh sương Từ “ Cây mưa” được dùng với phép tu từ: ẩn dụ. C – Nhân hoá Hoán dụ. D – So sánh 6)Trong đoạn văn trên tác giả dùng bao nhiêu từ láy? 4 từ. C – 6 từ B - 5 từ. D- 7 từ Phần II : Tự luận :(7 điểm) Câu 1 (1 điểm) : Ghi lại 5 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “ Thân em”. Câu2(6 điểm) : Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya”–Hồ Chí Minh (Ngữ văn7Tập I) Biểu điểm chấm thi Ngữ Văn 7 I. Phần trắc nghiệm:(3 điểm) 6 ý mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1: B Câu 4: C Câu 2: C Câu 5: C Câu 3: D Câu 6: D II. Phần tự luận :(7 điểm) Câu 1 (1 điểm):Ghi chính xác một bài ca dao được 0,2 điểm. VD : “ Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” Câu 2(6 điểm): Thể loại : cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Bố cục: HS làm bài có 3 phần rõ rệt. Mở bài, thân bài, kết bài. I.Phần mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, cảm nghĩ chung về bài thơ. II.Phần thân bài: Trích dẫn bài thơ Bức tranh cảnh khuya trong thơ: “ Tiếng suối.... lồng hoa” ( chú ý điệp từ “lồng” ) sự sống thanh bình của thiên nhiên rừng núi trong đêm. Cảnh đẹp gợi cảm đối với con người. Tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Liên hệ với “ Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi. Hình ảnh con người trong cảnh khuya: “ Cảnh khuya............................nước nhà” Con người vừa say đắm thiên nhiên, vừa lo toan công việc của cách mạng. Tình yêu nước luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. (Liên hệ với một số bài thơ như “Rằm tháng riêng” – sáng tác cùng thời kì . “ Ngắm trăng” Cảm nghĩ chung : Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước trong tâm hồn nhà thơ. Kết bài: Cảm nghĩ chung về bài thơ Bài đạt 5 – 6: Đúng thể loại, bố cục rõ ràng, có liên hệ mở rộng. Lời văn trong sáng, mượt mà. Trích dẫn chứng chính xác. Điểm 3 – 4: Đúng thể loại, bố cục rõ ràng.Diễn đạt được có liên hệ mở rộng , dẫn chứng chuẩn xác. Điểm 1 – 2: Đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Điểm 0 : Bài làm sơ sài, bố cục không rõ ràng, sai lỗi chính tả nhiều. đề kiểm tra chất lượng học kì năm học 2006 - 2007 Môn : Ngữ văn 6 (Thời gian: 90 phút làm bài). I – Trắc nghiệm :(3,0 điểm). Dựa vào những hiểu biết của em về văn bản “ Mẹ hiền dạy con” (Ngữ văn 6 – tập 1), em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất: 1 – Văn bản trên mang đặc điểm của thể loại nào ? A – Truyện truyền thuyết B – Truyện cổ tích C – Truyện ngụ ngôn D – Tuyện trung đại 2 – Người kể trong văn bản ở ngôi thứ mấy? A – Ngôi thứ nhất B – Ngôi thứ hai C – Ngôi thứ ba D – Ngôi thứ nhất số nhiều 3 – Văn bản kể về việc làm của ai là chính ? A –Thầy Mạnh Tử B – Mẹ thầy Mạnh Tử C – Việc dậy con của mẹ thầy Mạnh Tử D – Việc học của thầy Mạnh Tử 4 – Phương pháp dạy con của bà mẹ Mạnh Tử là: A – Giữ con ở nhà, không cho tiếp xúc với bên ngoài B – Cho con tự tiếp xúc với các môi trường khác nhau. C – Chọn môi trường tốt cho con. D – Dùng roi vọt để dậy dỗ con. 5 – Trong câu: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy?” , có mấy cụm động từ: A- Một cụm B – Hai cụm C – Ba cụm D – Bốn cụm 6 – Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn? A – Học tập B – Sách vở C – Chuyên cần D – Vui lòng II – Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1 – (1,0 điểm): Em hãy giải thích ý nghĩa câu nói đầu tiên của Gióng: [...] Ta sẽ phá tan lũ giặc này? Câu 2 – (6,0 điểm) Từ một em bé gia đình thảo dân nơi thôn dã em bé đã được phong làm trạng nguyên tí hon. Điều gì đã xảy ra trước đó. Bằng lời của em bé thông minh trong truyện “Em bé thông minh” kể lại truyện. đáp án - biểu điểm Ngữ Văn 6 I – Trắc nghiệm :(3,0 điểm) Trả lời đúng mỗi câu: (0,5 điểm) Câu 1 : D Câu 4: C Câu 2: C Câu 5 : D Câu 3: C Câu 6: C II – Tự luận : (7,0 điểm) Câu 1 – (1,0 điểm) - Câu nói của Gióng nhằm ca ngợi tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta được kết tinh trong một hiện tượng đậm chất anh hùng . - ý thức đánh giặc cứu nước khiến cho người anh hùng có những khả năng kì lạ, những hành động khác thường. - Hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân dân. Trong hoàn cảnh bình thường nhân dân lặng lẽ, nhưng khi cần họ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Câu 2 – (6,0 điểm) * Yêu cầu : - Kể ở ngôi thứ nhất : Em bé thông minh – xưng “tôi”. - Sự việc : Kể lại lần thử thách thứ tư (Em bé đối mặt với sứ thần nước ngoài). - Nhân vật chính : Em bé thông minh. - Người viết nắm vững phương pháp làm bài văn kể chuyện. Bố cục rõ ràng ba phần. * Cách cho điểm: Điểm 6: Bài viết kể đầy đủ các sự việc ở lần thử thách thứ tư, viết đúng chính tả lời văn lưu loát, bố cục rõ ràng. Điểm 4 –5,5 : Đáp ứng tương đối đầy đủ các sự việc, mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả. Điểm 3- 4 : Bài viết sơ sài về nội dung, sự việc chưa được đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về thể loại. Điểm 1 – 2: Nội dung bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Điểm 0: Bài viết lạc đề , bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: