Đề kiểm tra định kỳ môn Tập làm văn lớp 9 (tiết 134 - 135)

Đề kiểm tra định kỳ môn Tập làm văn lớp 9 (tiết 134 - 135)

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I/ Yêu cầu về kĩ năng:

 Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

- Biết bám sát văn bản, ngôn từ, phát hiện và phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm rõ các nội dung mà đề bài đã định hướng.

- Vận dụng một cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, chứng minh trong quá trình làm bài.

- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả )

II/ Yêu cầu về nội dung:

 Từ những định hướng đã nêu trong đề bài, bài làm của học sinh cần tập trung phân tích làm nổi bật các ý cơ bản:

1.Bài thơ Nói với con thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng qua ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình.

Những đức tính cao đẹp của “ Người đồng mình” cứ hiện dần qua lời tâm tình của người cha

- Đó là những con người tài hoa, khéo léo trong cuộc sống lao động cần cù và tươi vui.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Tập làm văn lớp 9 (tiết 134 - 135)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9 (Tiết 134-135)
-----
Thời gian làm bài 90 phút-không kể thời gian ghi đề
Giáo viên coi kiểm tra ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn học sinh chép đề vào giấy làm bài.
ĐỀ :
Cảm nhận của em về tình yêu quê hương sâu nặng, tình cảm gia đình thắm thiết trong bài thơ Nói với con của Y Phương.
- Hết –
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- NĂM HỌC 2009-2010
TP BUÔN MA THUỘT
------
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ( Tiết 134-135 )
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I/ Yêu cầu về kĩ năng:
	Học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 
- Biết bám sát văn bản, ngôn từ, phát hiện và phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm rõ các nội dung mà đề bài đã định hướng.
- Vận dụng một cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, chứng minh trong quá trình làm bài.
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả)
II/ Yêu cầu về nội dung:
	Từ những định hướng đã nêu trong đề bài, bài làm của học sinh cần tập trung phân tích làm nổi bật các ý cơ bản:
1.Bài thơ Nói với con thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng qua ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình.
Những đức tính cao đẹp của “ Người đồng mình” cứ hiện dần qua lời tâm tình của người cha 
- Đó là những con người tài hoa, khéo léo trong cuộc sống lao động cần cù và tươi vui.
- Cuộc sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn cực nhọc đói nghèo.
- Họ mộc mạc, hồn nhiên nhưng giàu niềm tin và chí khí. Chính những người như thế, bằng lao động cần cù, nhẫn nại đã viết tiếp truyền thống của quê hương mình.
( Học sinh phải chú ý khai thác các yếu tố nghệ thuật như: giọng thiết tha, trìu mến, sử dụng những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng, kết hợp với các điệp cấu trúc, điệp ngữ, cách so sánh)
2.Cả bài thơ còn là điệp khúc của tình yêu con, tình cảm gia đình thắm thiết:
- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đón và mong chờ của cha, mẹ. Bốn câu thơ đầu của bài đã tái hiện không khí gia đình đầm ấm qua những hình ảnh thật cụ thể, nghệ thuật điệp cấu trúc.
- Từ niềm tự hào về quê hương, người cha muốn truyền vào con lòng chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua khó khăn, thử thách bằng niềm tin của mình.
- Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ, mong ước của người cha được thể hiện bằng câu thơ ngắn gọn mà dứt khoát
3.Bài thơ Nói với con của Y Phương với cách thể hiện của người miền núi: giàu hình ảnh, phóng khoáng, vừa cụ thể, vừa giàu sức khái quát,vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ đã cho ta càng hiểu hơn về sức sống, vẻ đẹp đáng yêu và tâm hồn của một dân tộc miền núi; giúp ta càng thêm gắn bó với truyền thống, với quê hương và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
III/ Định hướng thang điểm:
Điểm 9-10: Hiểu bài thơ, biết cách phân tích thơ, làm chủ được bài viết, văn mạch lạc, có cảm xúc, đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
Điểm 7-8: Hiểu bài thơ, biết cách phân tích, tỏ ra có năng lực cảm thụ, phân tích văn học tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.
Điểm 5-6: Nắm được bài thơ, diễn đạt được nhưng khả năng phân tích còn hạn chế; đáp ứng được một phần các yêu cầu trên.
Điểm 3-4: Nắm được bài thơ nhưng diễn đạt còn vụng hoặc thiếu nhiều ý phân tích.
Điểm 1-2: Chưa nắm được yêu cầu, viết lan man, kĩ năng phân tích, diễn đạt yếu.
Điểm 0: Bài lạc đề hoặc bỏ giấy trắng hay viết vẽ bậy.
-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dockt Tap Lam Van.doc