Đề kiểm tra định kỳ môn Văn học (phần truyện) lớp 9

Đề kiểm tra định kỳ môn Văn học (phần truyện) lớp 9

Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?

A. Lặng lẽ Sa Pa. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bến quê.

Câu 3: Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống truyện khá đặc biệt: “Làng chợ Dầu của ông theo giặc” nhằm mục đích gì?

A. Để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

B. Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

C. Làm cho bố cục câu chuyện thêm rõ ràng, rành mạch .

Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Bến quê” ?

A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.

B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật.

C. Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.

Câu 5: Theo em, nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” có những đức tính gì đáng quý?

 A. Hồ hởi, thích giao tiếp, sống giản dị, chu đáo với mọi người, say mê đọc sách.

 B. Khiêm tốn, hết lòng vì công việc, sống có lý tưởng.

 C. Cả A, B đều đúng.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Văn học (phần truyện) lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN VĂN HỌC (Phần Truyện) Lớp 9 (Tiết 155)
-----
Thời gian làm bài 45 phút-không kể thời gian giao đề
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: Dựa vào nội dung ở cột A cho biết tên tác phẩm, tác giả và ghi vào giấy làm bài theo dạng :
Nội dung 1a : Tên tác phẩm . . . của tác giả . . . 
Cột A (nội dung)
Cột B(tên tác phẩm)
Cột C( tên tác giả)
1a- Tình yêu làng, quê hương thắm thiết, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
1b - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?
 Lặng lẽ Sa Pa. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bến quê.
Câu 3: Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống truyện khá đặc biệt: “Làng chợ Dầu của ông theo giặc” nhằm mục đích gì?
Để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
Làm cho bố cục câu chuyện thêm rõ ràng, rành mạch .
Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Bến quê” ?
Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật.
Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
Câu 5: Theo em, nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” có những đức tính gì đáng quý?
 A. Hồ hởi, thích giao tiếp, sống giản dị, chu đáo với mọi người, say mê đọc sách.
 B. Khiêm tốn, hết lòng vì công việc, sống có lý tưởng.
 C. Cả A, B đều đúng.
 PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: Nhân vật chính của “Bến quê” được đặt trong hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Câu 2: Cảm nhận của em về cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện  “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VĂN - PHẦN TRUYỆN
( Tiết 155 )
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: 
Nội dung 1a : Tên tác phẩm: “Làng “ (0.25 đ) của Kim Lân (0.25 đ)
Nội dung 1b : Tên tác phẩm : “Chiếc lược ngà “(0.25 đ) của Nguyễn Quang Sáng (0.25 đ) 
Câu 2: B (0.25 đ) 	Câu 3: A (0.25 đ) 
Câu 4: A (0.25 đ) 	Câu 5: C(0.25 đ) 
 II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 8 điểm)
Câu 1 : (3 điểm)
* Hoàn cảnh của Nhĩ:
- Cả cuộc đời đã đi rất nhiều nơi trên thế giới nhưng cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh trên giường bệnh.
- Khi Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông ngay trước cửa nhà anh thì anh không bao giờ có cơ hội đặt chân lên đó nữa. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy thì cậu ta lại sa vào đám phá cờ thế trên hè phố làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
* Ý nghĩa:
- Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định, ước muốn, ngoài những hiểu biết và cả những toan tính của con người.
- Con người ta trên đời khó tránh khỏi những điều “vòng vèo, chùng chình” và hạnh phúc rất gần gũi xung quanh mà đôi khi chính ta không nhận ra.
Câu 2 : (5 điểm) :
- Viết dưới dạng văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Các yêu cầu thực hiện: 
1/ Nội dung 
a /Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật.
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn.
- Công việc: Quan sát máy bay Mỹ ném bom, đo khối lượng đất đá bị bom đào xới, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
=> Công việc đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh.
b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật
* Cá tính: 
- Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, vô tư, hay sống với những kỉ niệm, thích ngắm mình trong gương.
- Chị Thao: từng trải, bình tĩnh trong công việc, kiên quyết, táo bạo nhưng sợ máu và vắt, thích chép bài hát.
- Nho: Trẻ nhất đội, bướng bỉnh mạnh mẽ, thích thêu hoa trên gối.
* Phẩm chất chung:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giàu lòng dũng cảm và tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn, thíoch làm đẹp cho cuộc sống.
 (Tập trung phân tích nhân vật chính : Phương Định.)
c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy .
2-Hình thức :
a/ Một đoạn (bài) văn nghị luận về tác phẩm truyện
b/ Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm. 
c/ Cách dùng từ, đặt câu, viết đọan văn chuẩn xác, hợp lý.
d/ Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, mạch lạc
3-Thang điểm
- Điểm 4-5 : Bài làm tốt.
- Điểm từ 2,5đ đến dưới 4đ : Bài làm mức TB ->Khá.
- Điểm từ 1,.5đ đến dưới 2,5đ : Bài làm còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức.
- Điểm từ 0,5 đến dưới 1,5đ : Bài làm còn yếu kĩ năng viết văn hoặc sai lệch về nội dung và phương thức làm bài.
- Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • dockKT.doc