Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2012 – 2013) môn Ngữ văn 6

Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2012 – 2013) môn Ngữ văn 6

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2012 – 2013)

MÔN NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ)

 Khoanh tròn vào chữ cái của đáp án mà em cho là chính xác

 Câu 1. Các truyện dân gian em đã học thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Biểu cảm

C.Thuyết minh D. Miêu tả

 Câu 2. Đây là loại truyện dân gian có nội dung ngắn, sự việc và nhân vật ít nhưng đem đến những bài học thâm thúy được đúc kết lại.

 A. Truyền thuyết B. Cổ tích

 C.Ngụ ngôn D. Truyện cười

 Câu 3. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

 A.Phản ánh hiện thực cuộc sống. B.Giáo dục con người.

 C.Phản ánh mâu thuẫn giai cấp. D. Truyền đạt kinh nghiệm.

 Câu 4: Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”không nhằm nêu lên bài học gì?

A. Phải biết quan sát xung quanh.

B. Phải mở rộng hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.

C. Phê phán kẻ hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang.

D. Phê phán thói tự ti quá mức.

 Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?

 A. Giáo viên. B. Giảng dạy.

 C. Tận tâm. D. Nghiêm khắc.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 (năm học 2012 – 2013) môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI HẬU
 TRƯỜNG THCS HẢI CHÍNH
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2012 – 2013)
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái của đáp án mà em cho là chính xác
 Câu 1. Các truyện dân gian em đã học thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự	 B. Biểu cảm	
C.Thuyết minh D. Miêu tả
 Câu 2. Đây là loại truyện dân gian có nội dung ngắn, sự việc và nhân vật ít nhưng đem đến những bài học thâm thúy được đúc kết lại.
 A. Truyền thuyết B. Cổ tích
 C.Ngụ ngôn D. Truyện cười 
 Câu 3. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?
 A.Phản ánh hiện thực cuộc sống. B.Giáo dục con người.
 C.Phản ánh mâu thuẫn giai cấp. D. Truyền đạt kinh nghiệm.
 Câu 4: Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”không nhằm nêu lên bài học gì?
Phải biết quan sát xung quanh.
Phải mở rộng hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
Phê phán kẻ hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang.
Phê phán thói tự ti quá mức.
 Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?
 A. Giáo viên. B. Giảng dạy.
 C. Tận tâm. D. Nghiêm khắc.
 Câu 6: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm?
 A. Định, toan, dám, đừng. C. Khóc, cười, hát, đọc.
 B. Ăn, ngủ, chạy, đi. D. Giặt, là,ủy, hấp.
 Câu 7: Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên?
 A.Kể theo trình tự thời gian tự nhiên.
 B.Việc gì xảy ra trước, kể trước. 
 C. Việc gì xảy ra sau, kể sau.
 D.Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.
 Câu 8. Khi kể chuyện tưởng tượng, cần phải tưởng tượng như thế nào? 
 Càng xa rời thực tế càng tốt. 
 B.Có lôgic, có ý nghĩa. dựa trên những điều có thật. 
 C. Càng li kì, bay bổng càng tốt. 
 D.Kể đúng như nó vốn có trong thực tế.
II. PhÇn tù luËn ( 8 ®iÓm)
Câu 1. (2,5 điểm).
a. Hãy kể tên các từ loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1.
b. Xác định từ loại, loại cụm từ của các từ ngữ được gạch chân trong đoạn văn sau :
“Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra nhiều câu đố oái oăm để hỏi mọi người”.
(Trích “ Em bé thông minh ”)
Câu 2(1,0đ) .Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm ngụ ý khuyên răn điều gì”
Câu 3 (4,5 điểm). Hãy kể một việc tốt mà em đã làm khiến người thân vui lòng.
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (NĂM HỌC 2012 – 2013)
MÔN NGỮ VĂN 6
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ)
 Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đáp án
 A
 C
 B
 D
 A
 A
 D
 B
II. PhÇn tù luËn ( 8 ®iÓm)
Câu 1 (2,5đ)
 Nêu đúng, đủ các từ loại: số từ, chỉ từ, danh từ, động từ, tính từ, lượng từ. 1,0đ
 - Chỉ đúng từ loại , loại cụm từ. Cụ thể : 1,5đ
 Chỉ từ 	: nọ ;	Tính từ : oái oăm 
 Danh từ 	: viên quan ; 	Cụm động từ : đã đi nhiều nơi 
 Động từ 	: tìm ;	 Cụm danh từ : nhiều câu đố 
 Câu 2: (1,0đ)
 Nêu đúng hai ý:
 - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.(0,5đ)
 - Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo. (0,5đ)
Câu 3 (4,5đ)
Yêu cầu về kĩ năng : 
- Học sinh viết bài đủ ba phần : Mở, Thân, Kết.
- Xác định đúng phương pháp làm bài văn tự sự.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ sạch đẹp.
Yêu cầu về kiến thức :
A.Mở bài (0,25đ) 
- Giới thiệu được một việc tốt mà em đã làm(Không giới thiệu hoặc giới thiệu không rõ không cho điểm)
B. Thân bài (4,0đ)
- Học sinh kể lại được một việc tốt em đã làm trong cuộc sống hàng ngày như giúp bạn nghèo vượt khó, giúp người già neo đơn, nhặt của rơi trả người mất...
- Có cốt truyện, nhân vật, sự việc ...
Biểu điểm :
Điểm 3-4 : Bố cục mạch lạc. Có nhiều tình tiết hay... Không sai lỗi chính tả.
Điểm 2-2,75 : Bố cục khá rõ ràng. Đúng phương pháp tự sự. Hạn chế lỗi diễn đạt, chính tả và ngữ pháp...
 Điểm 1-1,75 : Bố cục còn lộn xộn. Chưa nắm vững phương pháp tự sự, sai nhiều lỗi về chính tả và ngữ pháp...
 Điểm 0-0,75 : Sai về thể loại. Bố cục lộn xộn. Chưa nắm vững phương pháp tự sự, sai quá nhiều lỗi về chính tả và ngữ pháp...
C.Kết bài (0,25đ)
 - Kể kết thúc sự việc.Tâm trạng của em sau khi làm được việc tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Chinh.doc