ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
I-Trắc nghiệm (2đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, giàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. không ngờ trông chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
1/. Ý nghĩa của nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”:
A. Viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi.
B. Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê
C. Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ
D. Tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX
Phòng GD và ĐT Châu Thành Trường THCS Tân Thạch ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 120 phút I-Trắc nghiệm (2đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: “Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, giàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. không ngờ trông chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”. 1/. Ý nghĩa của nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”: Viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi. Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ Tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX 2/. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự Biểu cảm Miêu tả Lập luận 3/. Đoạn trích trên kể về việc gì? Vua Quang Trung đánh Phú Xuân Vua Quang Trung đánh đồn Hà Hồi Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi Vua Quang Trung kéo vào thành Thăng Long 4/. Qua đoạn trích trên ta thấy vua Quang Trung là một vị vua như thế nào? Có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Sáng suốt tán thành chiến thuật rút lui tạm thời của Ngô Thì Nhậm Biết được tương quan lực lượng giữa ta và giặc Có tài dùng binh như thần 5/. Chi tiết nào không có yếu tố miêu tả? Quân Thanh bèn dùng ống phun lửa ra, khói tỏa mù trời. Quân Thanh chống không lại bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”. 6/. Trong câu văn: “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối”, tác giả dùng phép tu từ nào?: Nói quá So sánh Nhân hóa Ẩn dụ 7/. Vì sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết thực và hay về người anh hùng Nguyễn Huệ? Vì nhà Lê đã sụp đổ Vì sợ Nguyễn Huệ Vì tôn trọng lịch sử và xuất phát từ niềm tự hào dân tộc. Vì các tác giả đã theo Nguyễn Huệ 8/. Khi nói về cảnh vua Quang Trung cầm quân ra trận, tác giả chủ yếu dùng kiểu câu nào?: Trần thuật Nghi vấn Cầu khiến Cảm thán II- Tự luận (8đ): 1. Chép lại bốn câu thơ miêu tả về Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”(1đ). 2. Tóm tắt đoạn trích trong SGK truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Khoảng 10 đến 15 dòng)2đ. 3. Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó(5đ). ĐÁP ÁN I-Trắc nghiệm: 2đ (mỗi câu 0.25đ): 1.B 5.C 2.A 6.A 3.C 7.C 4.D 8.A II-Tự luận (8đ): 1. Chép lại bốn câu thơ miêu tả về Thúy Vân: SGK (1đ) 2. Tóm tắt đoạn trích: - Nội dung (1.5đ) + Ông Sáu đi kháng chiến, khi con gái tám tuổi, ông mới có dịp về thăm gia đình +Bé Thu không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết sẹo trên mặt. Khi Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu ra đi +Ở Khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. +Trong một trận giặc càn, ông Sáu hi sinh. Trước khi nhắm mắt, ông nhờ đồng đội trao cây lược cho con. - Hình thức (0.5đ). +Từ 10 đến 15 dòng +Liên kết mạch lạc. +Không sai chính tả,dùng từ, đặt câu. 3. Bài TLV (5đ) Nội dung: I- Mở bài (0.5đ) -Hoàn cảnh gặp gỡ người lính -Giới thiệu câu chuyện được nghe kể II- Thân bài(3đ): -Được nghe kể về: 1. Những chiếc xe (1đ) - Không kính, không đèn, không mui - Nguyên nhân: Do bom đạn của chiến tranh -Vẫn lao ra chiến trường à độc đáo 2. Những phẩm chất của người lính (2đ) - Hiên ngang, dũng cảm - Bất chấp gian khổ, nguy hiểm -Lạc quan - Có tình đồng đội -Yêu nước, có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam III- Kết bài (0.5) -Tiếc nuối cuộc gặp gỡ - Suy nghĩ về người lính - Liên hệ bản thân Hình thức (1đ) -Đúng kiểu bài - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy - Không sai chính tả, dùng từ, đặt câu -Chữ viết đọc được
Tài liệu đính kèm: