Đề Bài:
Câu 1:(1đ) Đặt hai câu với nét nghĩa khác nhau của từ “muối”.
Câu 2:(2đ) Liệt kê danh từ chung, danh từ riêng có trong đoạn trích sau: “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mỵ Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi”.
Câu 3:(3đ)
a, Ý nghĩa, bài học của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
b, Nêu những điểm chung về cách kết thúc truyện “ Thạch sanh” và “Sọ dừa”, Em bé thông minh”.
Phòng gd&đt huyện . Trường thcs .. đề kiểm tra học kì I Năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian 90 phút Đề Bài: Câu 1:(1đ) Đặt hai câu với nét nghĩa khác nhau của từ “muối”. Câu 2:(2đ) Liệt kê danh từ chung, danh từ riêng có trong đoạn trích sau: “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mỵ Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi”. Câu 3:(3đ) a, ý nghĩa, bài học của truyện “ếch ngồi đáy giếng”. b, Nêu những điểm chung về cách kết thúc truyện “ Thạch sanh” và “Sọ dừa”, Em bé thông minh”. Câu 4:(4đ) Vào vai cá vàng kể lại truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng”. Hướng dẫn chấm Câu 1:(1đ) Học sinh đặt được hai câu với 2 nghĩa. VD: Mẹ mưới mua một cân muối. (0,5đ) DT Mẹ em muối cà rất ngon. (0,5đ) ĐT Câu 2:(2đ) Học sinh liệt kê đúng. Danh từ riêng: Hùng Vương, Mỵ Nương. (1.0 đ) Danh từ chung: Người, Con gái, Công chúa, Nhà vua, Chồng. (1,0đ) Câu 3:(3đ). a, ý nghĩa, bài học của truyện “ếch ngồi đáy giếng”. - Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. (0,75 đ) - Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. (0,75) b, Nêu được những điểm chung: - Người thiện được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị vạch mặt, bị trừng trị. (0,75) - Kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân. (0,75) Câu 4:(4đ) Cần đạt những yêu cầu sau: Tôn trọng và đảm bảo nội dung truyện, tình tự kể. Chuyển ngôi thứ nhất vào nhân vật cá vàng. Thay đổi lời kể sao cho phù hợp xưng hô với ngôi kể và các nhân vật khác. Giáo viên căn cứ vào bài viết của học sinh để chấm điểm
Tài liệu đính kèm: