Để kiểm tra học kì I năm học 2010 – 2011 môn: Vật lí 9 thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề

Để kiểm tra học kì I năm học 2010 – 2011 môn: Vật lí 9 thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề

Câu 2: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình B. Tiền điện mà gia đình phải chi trả

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng D. Công suất tiêu thụ của các dụng cụ điện

Câu 3: Trên một thanh nam châm, ở vị trí nào hút sắt mạnh nhất ?

A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có cực Bắc

C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1537Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm tra học kì I năm học 2010 – 2011 môn: Vật lí 9 thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:.
Lớp:.
ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: Vật lí 9
Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề
I. Trắc nghiệm: (2đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Biểu thức của định luật Ôm là biểu thức nào sau đây:
A. 	B. 	C. I= U2.R	D. I = U.R
Câu 2: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình	B. Tiền điện mà gia đình phải chi trả
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng	D. Công suất tiêu thụ của các dụng cụ điện
Câu 3: Trên một thanh nam châm, ở vị trí nào hút sắt mạnh nhất ?
A. Phần giữa của thanh 	B. Chỉ có cực Bắc
C. Cả hai từ cực	D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Câu 4: Cho một thanh sắt non và một thanh thép tiếp xúc với một thanh nam châm trong thời gian đủ dài thì:
A. Cả hai thanh đều giữ được từ tính	B. Cả hai thanh đều mất hết từ tính
C. Chỉ có thanh sắt non giữ được từ tính	D. Chỉ thanh thép còn giữ được từ tính
II. Tự luận: 8 điểm
+
-
A
B
+
-
M
C
Ÿ
Ÿ
N
Ÿ
Câu 1: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Có những biện pháp nào để sử dụng điện năng một cách tiết kiệm ? (2đ)
Câu 2: Hãy trả lời các câu sau đây : (2đ)
 a) Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
 b) Cho một ống dây AB và một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình vẽ: Hãy tìm chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, tên các cực từ của ống dây và biểu diễn lực điện từ tác dụng tại điểm C
Câu 3: Đặt một hiệu điện thế không đổi UAB vào hai đầu đoạn mạch 
AB như hình vẽ. Biết R1 = 20Ω, 
R2 = 60Ω, khi khoá k mở thì cường độ dòng điện qua R1 là 0,3A. Hãy tính:
a. Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế UAB (1đ)
b. Công suất tiêu thụ của toàn mạch và nhiệt lượng toả ra trên R2 trong thời gian 20 phút. (1đ)
c. Đóng khoá k, công suất tiêu thụ trên R1 lúc này bằng công suất tiêu thụ của toàn mạch. Tìm giá trị R3. (1đ)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng: 0,5đ
1
2
3
4
B
C
C
D
II. Tư luận: 
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Có những biện pháp nào để sử dụng điện năng một cách tiết kiệm ?
* Vì sử dụng tiết kiệm điện năng có nhiều lợi ích thiết thực đến gia đình và toàn xã hội: 
- Các thiết bị và dụng cụ điện được sử dụng lâu bền hơn.
- Giảm chi phí tiền điện cho gia đình, tiết kiệm ngân sách của nhà nước
- Giảm sự cố do quá tải khi sử điện trong các giờ cao điểm.
- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường
* Biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Thay thế dần các thiết bị, dụng cụ điện có công suất lớn mà hiệu quả sử dụng thấp.
- Chỉ sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện khi thật cần thiết
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất hợp lí
Mỗi ý đúng 0.25đ
Câu 2
a) Phát biểu quy tắc bàn tay trái: 
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
M
-
b) Tìm chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, tên các cực từ của ống dây và biểu diễn lực điện từ tác dụng tại điểm C.
Ÿ
- Xác định đúng chiều dòng điện
B
A
- Xác định đúng cực từ của ống dây
S
N
- Xác định đúng chiều của lực điện từ 
C
N
Ÿ
+
-
+
Phát biểu đúng nội dung định luật 1đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
Câu 3
Tóm tắt
R1 = 20Ω, R2 = 60Ω
I1 = 0,3A
UAB không đổi
Khi khoá k mở
a. Rtđ và UAB
b. PAB và Q R2 , 
t = 20 phút = 1200s
Khi khoá k đóng
c. R3 = ? 
khi 
Giải
a) Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế UAB:
Khi khóa k mở mạch điện gồm 2 điện trở R1, R2 nối tiếp : I1 = I2 = I = 0,3A
- Điện trở tương đương của đoạn mạch AB :
Rtđ = R1 + R2 = 20 + 60 = 80Ω
- Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch AB:
UAB = I. Rtđ = 0,3.80 = 24V 
b) Công suất tiêu thụ của toàn mạch và nhiệt lượng toả ra trên R2 trong thời gian 20 phút.
- Công suất tiêu thụ của cả mạch:
PAB = UAB. I = 24. 0,3 = 7,2 W
- Nhiệt lượng toả ra trên R2 trong thời gian 20 phút.
Q R2 = I2.R2.t = 0,32. 60. 1200 = 6480 J
c) Tìm R3 khi 
* Khi khóa k đóng: R1 nt (R2 // R3)
Ta có: 
=> (1)
Mà R’tđ = R1 + R23 
(1) => (2)
Mặt khác do R1 nt R23 nên I’1 = I23 = I’
(2) => 
=> R23 = 2.R1 = 2. 20 = 40Ω
Do R2 // R3 nên:
=> R3 = 120Ω
Tóm tắt đúng 0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
* Lưu ý: HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa cho phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KTHKI20102011(1).doc