Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ Văn 9

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ Văn 9

B. Đề bài

I. Trắc nghiệm khách quan ( 2,0 điểm.)

 Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách chép lại đáp án đúng vào bài làm.

 1. Dòng nào nêu đúng sáng tạo của Nguyễn Du khi tả Thuý Kiều và Thuý Vân?

 A. Miêu tả sinh động chân dung hai người đẹp.

 B. Vẻ đẹp của hai nhân vật thật hoàn mỹ.

 C. Vẻ đẹp mỗi nhân vật sinh động có nét riêng.

 D. Tả vẻ đẹp để dự báo số phận.

 2. Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?

“ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

 A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. B. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình.

 C. Buồn nhớ người yêu. D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.

 3. Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?

 A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Nguyễn Trãi.

 C. Nguyễn Bỉnh Khiêm. D. Nguyễn Dữ.

 4. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?

 A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)

 B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)

 C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. (Nguyễn Khoa Điềm)

 D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. ( Viễn Phương)

 5. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?

 A. Hình như, anh ấy đã về. B. Vâng, tôi rất tin tưởng về anh ấy.

 C. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá! D. Việc đó chắc chắn không thể xảy ra.

 6. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết bằng thể thơ nào?

 A. Ngũ ngôn. B. Lục bát. C. Tự do. D. Thất ngôn tứ tuyệt.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra học kì II
Môn : Ngữ Văn
 Thời gian : 90 phút ( không kể giao đề )
A. Ma trận đề.
Lĩnh vực nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn
Câu 1
Câu 3
Câu 2
Câu 6
Câu 7
Câu 9
6
Tiếng Việt
Câu 5
Câu 4
2
Tập làm văn
Câu 8
Câu 10
2
Tổng số câu
4
4
1
1
10
Tổng số điểm
1
1
2
6
10
B. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan ( 2,0 điểm.) 
 Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách chép lại đáp án đúng vào bài làm.
 1. Dòng nào nêu đúng sáng tạo của Nguyễn Du khi tả Thuý Kiều và Thuý Vân?
	A. Miêu tả sinh động chân dung hai người đẹp.
	B. Vẻ đẹp của hai nhân vật thật hoàn mỹ.
	C. Vẻ đẹp mỗi nhân vật sinh động có nét riêng.
	D. Tả vẻ đẹp để dự báo số phận.
 2. Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?
“ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
	A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương.	B. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình.
	C. Buồn nhớ người yêu.	D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
	3. Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?
	A. Nguyễn Đình Chiểu.	B. Nguyễn Trãi.
	C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.	D. Nguyễn Dữ.
	4. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?
	A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)
	B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
	C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. (Nguyễn Khoa Điềm)
	D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. ( Viễn Phương)
	5. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?
	A. Hình như, anh ấy đã về.	 B. Vâng, tôi rất tin tưởng về anh ấy.
	C. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá!	D. Việc đó chắc chắn không thể xảy ra.
	6. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết bằng thể thơ nào?
	A. Ngũ ngôn.	B. Lục bát.	C. Tự do.	D. Thất ngôn tứ tuyệt.
	7. Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” có ý nghĩa nào?
	A. Tả thực .	B. Biểu tượng.	
	C. Vừa tả thực vừa biểu tượng.	D. Cả A,B và C đều sai.
	8. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
 	A. Biểu cảm.	B. Miêu tả.	C. Thuyết minh.	D. Nghị luận.
 II. Tự luận ( 8,0 điểm ) 
Câu 1.(2,0 điểm ) 
 Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài “ Sang thu ” ( Hữu Thỉnh ) 
 “ Sấm cũng bớt bất ngờ 
 Trên hàng cây đứng tuổi ”
Câu 2. ( 6,0 điểm ) 
 Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyên Minh Châu ?
 ---------------------------------------------
Đáp án bài kiểm tra học kì
Môn ngữ văn 9
I. Trắc nghiệm : ( 2,0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
D
B
C
A
C
B
II. Tự luận (8,0 điểm ) 
Câu 1. ( 2,0 điểm ) Thí sinh phải trả lời được các ý như sau :
a, Trong đoạn văn viết học sinh cần xác định và trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ : 
- Tầng nghĩa thứ nhất ( nghĩa cụ thể ) diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa . Đó là hiện tượng tự nhiên .
- Tầng nghĩa thứ hai ( nghĩa ẩn dụ ) : suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người : khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. 
1,0 điểm
1,0 điểm 
Cõu 2 (6,0 điểm) 
A.Thể loại : Phân tích một tác phẩm tự sự 
Hình thức : 
- Đảm bảo bài viết là một văn bản hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lý. 
- Chữ viết đẹp, sạch sẽ không sai lỗi chính tả ngữ pháp, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Cách trình bày mạch lạc, sáng sủa tác phẩm tự sự . 
C. Nội dung : 
 1/ Phân tích tình huống truyện : ( 2,0 điểm )
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt : Đã từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời bị buộc chặt vào giường bệnh khi đó mới nhận ra vẻ đẹp và giá trị truyền thống bình dị, gần gũi của cuộc đời . 
- Tình huống truyện trớ trêu như một nghịch lý : 
+ Vào một buổi sáng khi Nhĩ muốn nhích mình ra cửa sổ thì khó khăn như phải đi hết cả một vòng trái đất 
+ Khi phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhưng anh biết mình không bao giờ có thể đặt chân lên được nữa . 
+ Nhĩ nhờ con trai thực hiện khao khát đó nhưng cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày . 
 2/ Phân tích tâm trạng và cử chỉ của Nhĩ . 
 a, Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu : ( 2,0 điểm )
- Cảnh vật được miêu tả từ gần đến xa có chiều cao, chiều rộng, từ những bông hoa trước cửa sổ đến màu nước đỏ của con sông Hồng, vòm trời, bãi bồi ...
- Cảnh vật được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: hoa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông đỏ nhạt, mặt nước rộng ra, vòm trời cao...
- Tất cả đều quen thuộc nhưng anh tưởng như lần đầu tiên cảm nhận được vẻ đẹp về sự giàu có của cuộc sống quanh mình . 
b, Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh đã phát hiện ra quy luật giống như nghịch lý đời người : ( 2,0 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki.doc