Đề kiểm tra học kì II năm học 2007 – 2008 môn Ngữ văn 7

Đề kiểm tra học kì II năm học 2007 – 2008 môn Ngữ văn 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II .NĂM HỌC 2007 – 2008

 MÔN NGỮ VĂN 7. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm

Câu 1 (1,5đ) : Hãy trả lời những câu hỏi sau bằng cách chép lại chữ cái trước câu trả lời đúng

(1)Trong các câu tục ngữ sau, câu nào kihông cùng ý nghĩa với các câu còn lại?

 A. Ăn trông nồi ngồi trông hướng B. Ăn quả nhớ kẻ trrồng cây

 C .Uống nước nhớ nguồn D Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

 (2)Trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã sử dụng phép lập luận chủ yếu nào?

 A. Giải thích B. Chứng minh

 C. Giải thích , chứng minh D. Chứng minh , bình luận

 (3) Tác giả Phạm Văn Đồng viết văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” nhằm mục đích gì ?

 A. Thần thánh hoá con người của Bác B. Ca ngợi lối sống giản dị của Bác

 C.Muốn mọi người học tập lối sống của Bác D. Cả A, B, C đều đúng

(4)Trong văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”,theo tác giả người ngoại quốc đã nhận xét về tiếng Việt là một thứ tiếng như thế nào ?

 A.Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất thơ

 B. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất trữ tình

 C. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu cảm xúc

 D. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc

(5) Nhân vật chính tham gia vào quá trình tạo xung đột của đoạn trích “ Nỗi oan hịa chồng” là ai ?

 A. Thị Kính và Sùng Bà B. Thị Kính và Thiện Sĩ

 C. Sùng Bà và Sùng Ông D. Thiện Sĩ và Sùng Bà

(6) Trong câu : Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ” dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

 A.Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng

 B. Làm giãn nhịp điệu câu văn

 C.Tỏ ý còn nhiều đối tượng khác chưa được liệt kê hết

 D. Biểu thị nội dung châm biếm

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2007 – 2008 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II .Năm học 2007 – 2008
 Môn Ngữ văn 7. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm
Câu 1 (1,5đ) : Hãy trả lời những câu hỏi sau bằng cách chép lại chữ cái trước câu trả lời đúng 
(1)Trong các câu tục ngữ sau, câu nào kihông cùng ý nghĩa với các câu còn lại?
 A. ăn trông nồi ngồi trông hướng B. ăn quả nhớ kẻ trrồng cây 
 C .Uống nước nhớ nguồn D ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
 (2)Trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã sử dụng phép lập luận chủ yếu nào?
 A. Giải thích B. Chứng minh
 C. Giải thích , chứng minh D. Chứng minh , bình luận 
 (3) Tác giả Phạm Văn Đồng viết văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” nhằm mục đích gì ?
 A. Thần thánh hoá con người của Bác B. Ca ngợi lối sống giản dị của Bác
 C.Muốn mọi người học tập lối sống của Bác D. Cả A, B, C đều đúng
(4)Trong văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”,theo tác giả người ngoại quốc đã nhận xét về tiếng Việt là một thứ tiếng như thế nào ?
 A.Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất thơ 
 B. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất trữ tình 
 C. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu cảm xúc 
 D. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc 
(5) Nhân vật chính tham gia vào quá trình tạo xung đột của đoạn trích “ Nỗi oan hịa chồng” là ai ?
 A. Thị Kính và Sùng Bà B. Thị Kính và Thiện Sĩ
 C. Sùng Bà và Sùng Ông D. Thiện Sĩ và Sùng Bà
(6) Trong câu : ‘’Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” dấu chấm lửng được dùng để làm gì? 
 A.Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng 
 B. Làm giãn nhịp điệu câu văn
 C.Tỏ ý còn nhiều đối tượng khác chưa được liệt kê hết 
 D. Biểu thị nội dung châm biếm 
Câu 2 : (1đ)
 Hãy điền thông tin phù hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nhận xét sau 
 Văn bản “ Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn ái Quốc 
đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập 
ở nước ta thời Pháp thuộc. Va- ren gian trá, lố bịch, đại diện cho(1).
Còn Phan Bội Châu kiên cường,bất khuất, tiêu biểu cho (2)
II. Tự luận
Câu1:(2 đ)
a. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau:
 Xanh cây, xanh cỏ , xanh đồi
 Xanh rừng, xanh núi, da giời cũng xanh ( Nguyễn Bính )
b. Câu văn sau dùng cụm chủ vị để mở rộng câu trong trường hợp nào ? Hãy chỉ rõ.
 Quyển sách này bìa rất đẹp. 
Câu 2: ( 5, 5đ) 
 Hãy giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ sau “ Thì giờ là vàng bạc”
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kì II .Năm học 2007 – 2008
 Môn Ngữ văn 7 . Thời gian: 90 phút 
I. Trắc nghiệm
Câu 1 (1,5đ) : Mỗi ý trả lời đúng = 0,25đ 
(1) A. (2) B. (3) B. (4) D. (5) A (6) C. 
Câu 2 : (1đ) Điền đúng mỗi thông tin = 0,5đ
 (1): thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
 (2.: khí phách dân tộc Việt Nam
II. Tự luận
Câu1:(2 đ)
 a. - Phép tu từ : Điệp ngữ và liệt kê ( 0,5đ)
 - Tác dụng : Nhấn mạnh màu xanh bạt ngàn của vạn vật :Không gian tràn ngập sắc xanh trải dài ,cao rộng mênh mông (0,75đ)
 b. - Câu văn trên dùng cụm chủ vị để mở rộng thành phần vị ngữ (0,25 đ )
 - Cụm chủ - vị : bìa rất đẹp. (0,5 đ)
Câu 2: (5,5đ) 1.Nội dung :Đảm bảo các yêu cầu sau
* Giải thích câu tục ngữ :
- “Thì giờ ” là thời gian . “Vàng bạc” là những kim loại quý ,có giá trị cao trong đời sống con người
- Cách nói so sánh khẳng định giàu hình ảnh của dân gian giúp ta hiểu : Thời gian là vô cùng quý giá thậm chí quý hơn vàng bạc 
* Vì sao thời gian lại quý như vậy?
 - Thời gian được tính bằng giây, phút, giờ.. ..
 - Thời gian cứ vô tình trôi đi và gắn liền với đời sống con người nếu ta không quý trọng thời gian và tận dụng nó thì cuộc đời sẽ trôi đi một cách vô ích, nếu ta biết tận dụng thời gian thì sẽ cuộc sống của ta sẽ có ích và “ giàu có” ( tri thức,kinh nghiệm..) rất nhiều ( d/c - biểu hiện mặt lợi của việc coi trọng thời gian 
 - tác hại của việc coi thường thời gian )
* Ta phải làm gì để tận dụng được giá trị của thời gian ?
 - Lập thời gian biểu, sử dụng vốn thời gian của mình ( ai cũng có vốn thời gian như nhau ) vào những việc hữu ích (d/c)
2. Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau
- Bài viết rõ ràng, trình bày khoa học 
- Bố cục 3 phần, đảm bảo yêu cầu nội dung của từng phần.
- Kiểu bài nghị luận: kết hợp giải thích và chứng minh
- Trình bày, chữ viết, diễn đạt rõ ràng sạch sẽ. 
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trong sáng. Các ý sắp xếp hợp lí theo luận điểm
- Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác ,toàn diện
3. Đánh giá:
- Điểm 4,5 – 5,5 : Đảm bảo các yêu cầu trên,lập luận chặt chẽ, thuyết phục nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ
- Điểm 3 - < 4 : Đảm bảo nội dung yêu cầu trên nhưng bài viết chưa sâu, còn mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả 
- Điểm 2 - < 3 : Đảm bảo nội dung yêu cầu trên nhưng còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, bố cục chưa rõ ràng ,bài viết sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu của đề bài
- Điểm 0 - < 2 Bố cục chưa rõ ràng ,bài viết sơ sài ,chưa xác định đúng yêu cầu của đề 
* Căn cứ vào thực tế bài viết của HS - GV linh hoạt chấm điểm lẻ tới 0,25. Tôn trọng sự sáng tạo của HS 
Đề kiểm tra học kì II .Năm học 2007 – 2008
 Môn Ngữ văn 6 . Thời gian: 90 phút 
( Không kể thời gian giao đề)
 I. Trắc nghiệm:
 Câu 1: (2đ) 
 Những câu văn sau đây nói về đối tượng nào ? trong văn bản nào mà em đã học?
alà người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
b . Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng,được xem là “Kì quan đệ nhất động của Việt Nam”.
c .Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
d...như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 2: (1đ) 
 Hãy trả lời những câu hỏi sau bằng cách chép lại chữ cái trước câu trả lời đúng:
(1). Câu văn “ Trước nhà , xanh mát những hàng cây.”thuộc kiểu câu gì ?
 A. Câu trần thuật đơn có từ là B. Câu ghép
 C. Câu miêu tả D Câu tồn tại
(2) Nếu viết “ Qua văn bản Lao xao của Duy Khán .” câu văn sẽ mắc lỗi gì ?
 A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
 C. Thiếu cả chủ và vị D. Thiếu trạng ngữ
(3)Khi muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan , tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó ta phải làm gì ?
 A. Kể một câu chyện B. Viết đơn
 C. Viết một văn bản miêu tả D. Viết một văn bản biểu cảm
(4) Qua văn bản “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” của Tô Hoài, ta thấy Dế Mèn là một chú dế như thế nào?
 A.Có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi 
 B. Có vẻ đẹp cường tráng nhưng hay cạnh khoé
 C. Có vẻ đẹp cường tráng nhưng hay ra vẻ ta đây, hách dịch
 D. Có vẻ đẹp cường tráng và giàu tinh thần thượng võ
II. Tự luận:
Câu 1: (2đ) 
 Hãy xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong các ví sau
a. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 
 ( Ca dao)
b. .Chị tre chải tóc bờ ao
Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương
 ( Trần Đăng Khoa )
Câu 2: (5đ) 
 Dựa vào bài thơ “ Mưa ” của Trần Đăng Khoa kết hợp với tưởng tượng của mình, em hãy tả lại quang cảnh cơn mưa rào đầu hạ trên quê hương em .
hướng dẫn chấm Đề kiểm tra học kì II – Môn Ngữ văn 6
Năm học 2007 – 2008 . Thời gian: 90 phút 
I. Trắc nghiệm
 Câu 1: (2đ) Học sinh tìm đúng mỗi thông tin viết đúng chính tả = 0,25 đ
a .Cây tre - Văn bản “ Cây tre Việt Nam ” 
b. Động Phong Nha - Văn bản “ Động Phong Nha ”
c Phrăng (nếu Frăng không được điểm) - Văn bản “ Buổi học cuối cùng” 
d. dượng Hương Thư - Văn bản “ Vượt thác ”
 Câu 2: (1đ) HS xác định đúng mỗi ý = 0,25 đ
 (1) . D (2) . C (3). B. (4) . A. 
II. Tự luận:
Câu 1: (2đ) 
- Xác định đúng mỗi phép tu từ = 0, 25 đ và nêu tác dụng của mỗi phép tu từ = 0,75đ
a. Phép tu từ: ẩn dụ 
- Tác dụng: Diễn tả tình cảm thuỷ chung son sắt đợi chờ của người ở lại ( bến )
 đối với người ra đi ( thuyền )
b. Phép tu từ: Nhân hoá
 - Tác dụng : Làm cho các sự vật của thiên nhiên ( chị tre, đàn mây ) hiện lên sinh động có hành động như con người (cũng mang hồn người tình người)
Câu 2: (5đ) 
1.Nội dung :
* Giới thiệu chung : không gian ,thời gian , địa diểm diễn ra cơn mưa ( đầu mùa hạ, trên quê hương em)
* Tả chi tiết: + Lúc sắp mưa
- Gió nổi lên, mây đen kéo về , bầu trời tối sầm lại
- Hoạt động và trạng thái của các sự vật: Họ hàng nhà mối , gà con ,mía ,lá kiến,bụi,cỏ gà.,bụi tre,hàng bưởi.cây dừa, ngọn mùng tơisấm, chớp
 + Lúc trời mưa
 - Bắt đầu mưa :âm thanh nghe từ xa .... giọt mưa to, thưa ..Mưa to dần .âm thanh tiếng mưa va vào vạn vật .không gian trắng nước.......
 - Tâm trạng của con người và vạn vật : hả hê.
2. Hình thức:
-.Kiểu bài : miêu tả sáng tạo ( tả cảnh thiên nhiên, bám sát vào nội dung VB “ Mưa” )
- Bố cục 3 phần. Trình bày khoa học , chữ viết, diễn đạt rõ ràng sạch sẽ. 
- Hành văn trong sáng thuyết phục, tránh sáo rỗng 
- Có sử dụng biện pháp so sánh, sự liên tưởng,tưởng tượng, nhận xét, đánh giá.
- Các ý sắp xếp hợp lí, theo mạch,đoạn
3. Đánh giá:
- Điểm 4- 5 : Đảm bảo các yêu cầu trên,từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả gợi cảm nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ
- Điểm 2,5 - < 4 : Đảm bảo nội dung, yêu cầu trên nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả, bài viết chưa phong phú
- Điểm 1 - < 2,5 : Đảm bảo nội dung yêu cầu trên nhưng còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, bố cục chưa rõ ràng ,bài viết sơ sài 
Điểm 0 - < 1 Chưa xác định đúng yêu cầu của đề
* Căn cứ vào thực tế bài viết của HS - GV linh hoạt chấm điểm lẻ tới 0,25, cần tôn trọng sự sáng tạo của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docdeHSG NV9.doc