Câu 1: đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
( Nguyễn Dữ, chuyện người con gái Nam Xương).
a) Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?.
b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
TRường THCS Đạp Thanh Đề kiểm tra học kì II năm học 2008-2009 Môn: Ngữ Văn 9 Câu 1: đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. ( Nguyễn Dữ, chuyện người con gái Nam Xương). a) Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?. b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 6 câu trình bày cách hiểu của em về 2 câu thơ cuối bài sang thu của Hữu Thỉnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” Câu3: Hãy kể lại đoạn truyện từ khi bé Thu gặp ông Sáu cho tới khi hai cha con chia tay ( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ) bằng lời kể của nhân vật bé Thu. ----------------------------------------hết------------------------------------ Trường THCS Đạp Thanh Đáp án và biểu điểm học kì II năm học 2008-2009 Môn: ngữ văn Câu1: ( 2 điểm) a) Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương.(1điểm) b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối ( từ nhược bằng ở câu 3). ( 1 điểm) Câu 2: ( 2 điểm ) - Cần trình bày được cách hiêu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ: - Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa cụ thể) diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây cũng không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên.( 1 điểm ) - Tầng nghĩa thứ 2: (nghĩa ẩn dụ): suy nghĩ của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi từng trảI con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.( 1 điểm ) Câu3: ( 6 điểm ) a)Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm) - Kể đủ các sự việc xảy ra trong câu chuyện: khi gặp ông sáu, những ngày ông sáu ở nhà, khi nhận ra cha, lúc chia tay.( 1 điểm ) - Các sự việc được kể theo vai kể mới . Không nên cho rằng chỉ cần thay cách xưng hô là được. ( 1 điểm ) - Khi kể cần kết hợp tưởng tượng thêm chi tiết để làm rõ ý nghĩa caau chuyện. ( 1 điểm ) - Biết kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm, nghị luận.( 1 điểm ) Yêu cầu về hình thức: ( 2 điểm ) - Bố cục ba phần rõ ràng. - Giọng kể tình cảm, hợp với tậm trạng nhân vật. - Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. - Diễn đạt lưu loát. ------------------------------hết------------------------ TRường THCS Đạp Thanh Đề kiểm tra học kì II năm học 2008-2009 Môn: giáo dục công dân 9 Câu1: Theo em trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là gì? Thanh niên học sinh có nhiệm vụ gì trong sự nghiệp đó? Câu 2: Thế nào là kinh doanh và quyền tự do kinh doanh? Thế nào là thuế và tác dụng của thuế? Câu3: Thế nào là lao động? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? --------------------------------hết-------------------------------------- Phòng GD&Đt ba chẽ Trường THCS Đạp Thanh Đáp án và biểu điểm học kì II năm học 2008-2009 Môn: giáo dục công dân 9 Câu Nội dung Điểm 1 - Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là: ra sức học tập, tu đưỡng đạo đức tư tưởng chính trị, lối sống, rèn kĩ năng phát triển và rèn luyện sức khoẻ. Đồng thời phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội và lao động sản xuất. - Nhiệm vụ của thanh niên học sinh: ra sức học tập, rèn luyện toàn diện. Xác định lí tửng sống đúng đắn, thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9 1đ’ 1đ’ 2 - Kinh doanh: là hoạt động sản xuất dịch vụ, trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Quyền tự do kinh doanh: là quyền công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên phải tuân theo pháp luật. - Thuế: là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho những công việc chung. - Tác dụng của thuế: Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước. 1đ’ 1đ’ 1đ’ 1đ’ 3 - Lao động: là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. - Nói lao đông. là quyền và nghĩa vụ của công dân là vì; +) Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội. +) Mọi người có nghĩa vụ lao động đẻ tự nuôi sống bản thân gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần và xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 1đ’ 1đ’ 1đ’ ( trình bày sạch đẹp, rõ ý, đúng chính tả) ( 1 điểm ) Cộng 9 điểm ---------------------------hết---------------------------- Phòng GD&Đt ba chẽ Trường THCS Đạp Thanh Đáp án và biểu điểm học kì II năm học 2008-2009 Môn: ngữ văn 9 Câu Nội dung điểm 1 a) Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương.(1điểm) b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối ( từ nhược bằng ở câu 3). 1 đ’ 1đ’ 2 - Cần trình bày được cách hiêu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ: - Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa cụ thể) diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây cũng không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên. - Tầng nghĩa thứ 2: (nghĩa ẩn dụ): suy nghĩ của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi từng trải con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. 1đ’ 1đ’ 3 a)Yêu cầu về nội dung: ( 4 điểm) - Kể đủ các sự việc xảy ra trong câu chuyện: khi gặp ông sáu, những ngày ông sáu ở nhà, khi nhận ra cha, lúc chia tay. - Các sự việc được kể theo vai kể mới . Không nên cho rằng chỉ cần thay cách xưng hô là được. ( 1 điểm ) - Khi kể cần kết hợp tưởng tượng thêm chi tiết để làm rõ ý nghĩa caau chuyện. ( 1 điểm ) - Biết kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm, nghị luận.( 1 điểm ) b)Yêu cầu về hình thức: ( 2 điểm ) - Bố cục ba phần rõ ràng. - Giọng kể tình cảm, hợp với tậm trạng nhân vật. - Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. - Diễn đạt lưu loát. 1đ’ 1đ’ 1đ’ 1đ’ 0,5đ’ 0,5đ’ 0,5đ’ 0,5đ’ Cộng 10 điểm -------------------------------Hết---------------------------------
Tài liệu đính kèm: