Câu 1 (1,0đ) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Câu 2 (2,0đ) Sự bay hơi là gì ? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?
Câu 3 (2,0 đ) Em hãy nêu ví dụ để chứng tỏ:
a) Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
b) Khi nở vì nhiệt, nếu gặp vật cản thì các chất gây ra lực rất lớn.
Câu 4 (2,0đ) Hãy giải thích tại sao:
a) Về mùa đông, khi nói chuyện ta thường thấy có “khói”.
b) Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
Câu 5 (3,0đ) Hình vẽ sau cho biết đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một chất.
a) Chất đó là chất gì ? Vì sao em biết ?
b) Các đoạn AB, BC, CD, DE ứng với quá trình nào ?
c) Theo em thì trong khoảng thời gian nào thì chất này có thể tồn tại ở thể hơi ? Vì sao ?
PHÒNG GD – ĐT ĐỨC PHỔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2008 – 2009 TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU Môn: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,0đ) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Câu 2 (2,0đ) Sự bay hơi là gì ? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? Câu 3 (2,0 đ) Em hãy nêu ví dụ để chứng tỏ: Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Khi nở vì nhiệt, nếu gặp vật cản thì các chất gây ra lực rất lớn. Câu 4 (2,0đ) Hãy giải thích tại sao: Về mùa đông, khi nói chuyện ta thường thấy có “khói”. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Câu 5 (3,0đ) Hình vẽ sau cho biết đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một chất. Chất đó là chất gì ? Vì sao em biết ? Các đoạn AB, BC, CD, DE ứng với quá trình nào ? Theo em thì trong khoảng thời gian nào thì chất này có thể tồn tại ở thể hơi ? Vì sao ? Nhiệt độ (0C) D E 100 80 60 40 C B 20 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Thời gian (phút) -20 A HẾT PHÒNG GD – ĐT ĐỨC PHỔ ĐÁP ÁN TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2008 – 2009 TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU Môn: Vật lý 6 Câu 1: (1,0đ) Nêu được 2 ý Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (0,5đ) Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5đ) Câu 2: (2,0đ) Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. (0,5đ) Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. (0,75đ) + Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh. (0,25đ) + Khi có gió thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. (0,25đ) + Diện tích mặt thoáng càng rộng thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. (0,25đ) Câu 3: (2,0đ) Tùy HS, Mỗi ví dụ 1,0 điểm. Chẳng hạn: Khi nấu một ấm nước đầy, ấm và nước đều nở ra nhưng nước vẫn tràn ra ngoài. Điều này chứng tỏ nước (chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn ấm (chất rắn). Một quả bóng đã được bơm căng, khi để ngoài nắng, không khí trong quả bóng gặp nóng nở ra, gặp vật cản là thành quả bóng nên gây ra lực làm vỡ quả bóng. Câu 4: (2,0đ) Trong hơi thở của chúng ta có mang hơi nước, khi nói chuyện thì hơi nước thoát ra ngoài, gặp lạnh và ngưng tụ thành những giọt nước li ti bay lơ lững. Do đó ta thấy có khói. (1,0đ) Nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. Nếu dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi thì rượu sẽ sôi, không những không đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi mà còn có thể gây vỡ nhiệt kế. (1,0đ) Câu 5: (3,0đ) - Chất đó là nước (0,5đ) - Vì nước nóng chảy ở 00C và sôi ở 1000C (các đoạn thẳng nằm ngang) (0,5đ) b) - Đoạn AB: Nước đá đang tăng nhiệt độ. (0,25đ) - Đoạn BC: Nước đá đang nóng chảy. (0,25đ) - Đoạn CD: Nước đang tăng nhiệt độ. (0,25đ) - Đoạn DE: Nước đang sôi. (0,25đ) c) - Từ phút thứ 5 đến phút thứ 40 thì nước có thể tồn tại ở thể hơi. (0,5đ) - Vì trong khoảng thời gian này nước đã ở thể lỏng và ở bất kỳ nhiệt độ nào chất lỏng cũng bay hơi. (0,5đ) PHÒNG GD – ĐT ĐỨC PHỔ TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2008 – 2009 MÔN : VẬT LÝ 6 TT Chủ đề chính CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Sự nở vì nhiệt của các chất, ứng dụng Nêu được kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn Nêu được ví dụ chứng tỏ: - Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Khi nở vì nhiệt, nếu gặp vật cản sẽ gây nên lực. Số câu hỏi 1 1 2 T.Cộng số điểm 1,0 2,0 3,0 2 Sự chuyển thể của các chất Nêu được thế nào là sự bay hơi và cho biết sự bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào. - Giải thích được hiện tượng liên quan đến sự ngưng tụ. - Giải thích được ứng dụng của nhiệt kế thông qua nhiệt độ sôi. - Sử dụng được đường biểu diễn về sự thay đổi nhiệt độ để: - Nhận biết được chất. - Diễn tả được các quá trình chuyển thể của chất. Số câu hỏi 1 1 1 3 T.Cộng số điểm 2,0 2,0 3,0 7,0 TC Số câu hỏi 2 2 1 5 T.Cộng số điểm 3,0 4,0 3,0 10,0 GVBM Nguyễn Trung
Tài liệu đính kèm: