Đề kiểm tra học kỳ 1 môn lịch sử lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn lịch sử lớp 9

Câu 1 (0,5 điểm) Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

a. Các nước châu Á đã giành được độc lập.

b. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.

c. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

 

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C.ĐỀ KIỂM TRA 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng ( 2 điểm) 
Câu 1 (0,5 điểm) Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Các nước châu Á đã giành được độc lập.
Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
Tất cả các câu trên đều đúng. 
Câu 2 (0,5 điểm) Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mỹ-La-tinh, diễn ra dưới hình thức đấu tranh nào?
Câu 3 (0,5 điểm) Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba? 
Ngày 8-8-1976
Tháng 4/ 1961, quân dân Cu Ba đã tiêu diệt 1 300 tên lính đánh thuê của Mỹ. 
Tháng 11/ 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về nước trên con tàu “Gran-ma”. 
Từ cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng, do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công Ba-ti-xta. 
Tất cả các câu trên đều đúng. 
Câu 4 (0,5 điểm) Phi-đen Ca-tơ-xrô tuyên bố Cu Ba, tiến lên CNXH trong hoàn cảnh nào?
Nhân dân tự lực, tự cường. 
Đất nước lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. 
Mỹ bao vây cấm vận. 
Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã. 
II. Điền chữ đúng (Đ), hoặc chữ sai(S), vào các câu sau (1 điểm) 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai? 
a. Mỹ-La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy”.
b. Các nước ở châu Á, dấy lên một cao trào giải phóng dân tộc.
III. Hãy nối các câu từ cột A (Chỉ mốc thời gian), sang các câu ở cột B (Chỉ sự kiện), cho phù hợp
 ( 2 điểm)
Cột A (Chỉ mốc thời gian)
Cột B (Chỉ sự kiện)
a. Ngày 1 -10-1949
1. Phi-đen Ca-tơ-xrô, chỉ huy 135 thanh niên tấn công vào Môn-ca-đa.
b. Năm 1959 - 1978
2. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.
c. Ngày 1 -1 -1959
3. Đất nước Trung Hoa trong thời kỳ biến động.
d. Ngày 26 -7 -1953
4. Thành lập nước CHND Trung Hoa.
5. Đất nước Trung Hoa trong thời kỳ xây dựng chế độ mới.
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả gì?
Câu 2 (2 điểm)
Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
Câu 3 (1 điểm)
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.
D.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
II
III
Đáp án đúng
a
0,5 điểm
b
0,5 điểm
c
0,5 điểm
d
0,5 điểm
a. Đ (0,5 điểm)
b. Đ (0,5 điểm)
A - 4 (0,5 điểm)
B - 3 (0,5 điểm)
C - 2 (0,5 điểm)
D - 1 (0,5 điểm)
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả sau.
- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động. Ngày 1-7-1991, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hoà bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Câu 2 (2 điểm)
Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN (1 điểm)
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đôùi với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương.
- Ngày 8/ 8/ 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN (1 điểm)
- Phát triển kinh tế-văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 3 (1 điểm)
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên, từ ASEAN 6 (Ngày 8/ 8/ 1967, tổ chức ASEAN mới đầu có 5 nước tham gia, đó là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Đến năm 1984, Bru-nay gia nhập vào ASEAN, là thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN), phát triển thành ASEAN 10 (Ngày 28/ 7/ 1995, Việt Nam gia nhập vào ASEAN, là thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN. Tháng 9/ 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập vào ASEAN, là thành viên thứ 8 và thứ 9 của tổ chức ASEAN. Tháng 4/ 1999, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN, là thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN).
	Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực Mậu dịch tự do (AFTA), thành lập Diễn đàn khu vực (ARF), nhằm tạo một môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Trường THCS Cát Nhơn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( năm học 2007 – 2008)
Môn Lịch sử, Lớp 9 (Thời gian 45 phút)
(Không kể thời gian phát đề)
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1: (0,25 điểm) Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô, sau chhiến tranh thế giới thứ hai, chú trọng vào:
Phát triển công nghiệp nặng. b. Phát triển công nghiệp nhẹ.
Phát triển công nghiệp truyền thống. d. Phát triển kinh tế công – nông - thương nghiệp.
Câu 2: (0,25 điểm) Khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc, diễn ra ở châu nào?
Châu Phi. b. Đông Nam Á 
c. Mĩ La-tinh. d. Cả ba ý trên.
Câu 3: (0,25 điểm) Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), đánh dấu Trung Quốc đã:
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. 
Hoàn thành cuộc cách mạng XHCN 
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng CNXH.
Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. 
Câu 4: (0,25 điểm) Năm 1992, ASEANquyết định biến Đông Nam Á thành:
Một khu vực phồn thịnh. b. Một khu vực ổn định và phát triển. 
c. Một khu vực hòa bình. d. Một khu vực mậu dịch tự do. 
Câu 5: (1 điểm) Điền chữ đúng (Đ), hoặc chữ sai(S), vào ô trống trước những câu sau. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? 
o Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
o Nước Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
o Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi.
o Nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ.
Câu 6: (0,25 điểm) Ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XX.
Mĩ, Tây Aâu, Nhật Bản. b. Liên Xô, Nhật Bản, Tây Aâu.
c. Anh, Mỹ, Liên Xô. d. Mỹ, Đức, Nhật Bản.
Câu 7: (1 điểm) Hãy nối các câu từ cột A (Chỉ mốc thời gian), sang các câu ở cột B (Chỉ sự kiện), cho phù hợp.
Cột A
Cột B
(a) Ngày 8/ 8/ 1967.	
(1) Nước CHND Trung Hoa thành lập.
(b) Tháng 7-1992.
(2) Chế độ taìi Ba-ti-xta bị lật đổ.
(c) Ngày 1/ 1/ 1959.	
(3) Việt Nam, Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li.
(d) Ngày 1-10-1949
(4) Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập.
Câu 8: (0,25 điểm) Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
Những năm đầu thế kỉ XX. b. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX. 
c. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). d. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu 9: (0,25 điểm) Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
Những năm 40 của thế kỉ XX. b. Những năm 50 của thế kỉ XX.
c. Những năm 60 của thế kỉ XX. d. Những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 10: (0,25 điểm) Thời gian nào sau đây, đánh dấu mốc mang tính đột biến, của quá trình Liên kết quốc tế ở châu Aâu?
a. Tháng 12-1994. b. Tháng 12-1993. c. Tháng 12-1992. d. Tháng 12-1991. 
 TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả gì?
Câu 2: (3 điểm) Tại sao lại nói:”Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Câu 3: (1 điểm) Trình bày nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc?
 ********* Hết *********
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2007 – 2008)
Môn Lịch sử, Lớp 9 (Thời gian 45 phút)
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
a
b
c
d
Đ;
Đ;
S;
S.
a
a- 4
b-3 c-2
d-1
b
c
d
TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả sau.
Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động. Ngày 1-7-1991, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới, cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc, trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hoà bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Câu 2: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Là thời cơ, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế. 
Là thách thức, hoà bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bỡi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai.
Câu 3: (1 điểm) Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là.
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế .
Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
Thực hiện hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.v.v.
********* Hế ...  là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
o Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi.
o Nước Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
o Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng. Lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
Câu 6: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, chỉ ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XX.
Anh, Mỹ, Liên Xô.
Mỹ, Đức, Nhật Bản.
Liên Xô, Nhật Bản, Tây Aâu.
Mỹ, Tây Aâu, Nhật Bản.
Câu 7: (0,5 điểm)
Hãy nối các câu từ cột A (Chỉ mốc thời gian), sang các câu ở cột B (Chỉ sự kiện), cho phù hợp.
Cột A Cột B
(a) Tháng 4-1949	 (1) Thành lập Cộng hoà Liên bang Đức.
(b) Tháng 9-1949	 (2) Nước Đức được thống nhất
(c)Tháng10-1949(3) Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
(d) Ngày 3-10-1990(4) Thành lập Cộng hoà Dân chủ Đức
Câu 8: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Hội nghị I-an-ta được tổ chức nhằm mục đích gì?
Chia nhau quyền lợi giữa các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc
Thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Bàn các biện pháp để chấm dứt chiến tranh.
Câu 9: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Theo em, xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
Các nước tích cực chạy đua vũ trang để khẳng định thế mạnh của mình.
Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Tăng cường thực hiện chính sách khủng bố và li khai nhằm làm suy yếu các cường quốc.
Thế giới luôn trong tình trạng bất ổn vì xung đột và chiến tranh xảy ra liên miên.
Câu 10: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, về lí do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác và bóc lột nhân dân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
Nền tài chính của Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh.
Việt Nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Tất cả các ý trên đều đúng.
TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả gì?
Câu 2:
Vì sao các nước Tây Aâu có xu hướng liên kết với nhau?
Câu 3:
Tại sao lại nói:”Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I, MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm)
Câu 1: Đúng là câu c
Câu 2: Đúng là câu b
Câu 3: Đúng là câu c
Câu 4: Đúng là câu d
Câu 5: Đúng là câu ( Đ, S, Đ, Đ)
Câu 6: Đúng là câu d
Câu7: Đúng là câu (a- 3; b- 1; c- 4; d- 2)
Câu 8: Đúng là câu c
Câu 9: Đúng là câu b
Câu 10: Đúng là câu d
TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả sau.
- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động. Ngày 1-7-1991, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hoà bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Câu 2:
Vì sao các nước Tây Aâu có xu hướng liên kết với nhau?
Câu 3:
“Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Là thời cơ, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế.
Là thách thức, hoà bình ở nhiều khu vực bị đe doạ bỡi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Môn Lịch sử, Lớp 9
 Thời gian 45 phút
 (không kể thời gian phát đề)
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm)
Câu 1: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng, về phương hướng chính trong các kế hoạch dài hạn của Liên Xô, trong những năm 50-60 của thế kỷ XX.
Đưa Liên Xô tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Đưa Liên Xô trở thành cường quốc số một trên thế giới.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kỹ thuật và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
Tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ về công nghiệp và nông nghiệp cho đất nước.
Câu 2: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái chỉ đúng, về mốc thời gian sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Aâu.
Đầu năm 1989
Cuối năm 1989
Đầu năm 1990
Cuối năm 1990
Câu 3: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng, mốc thời gian thành lập tổ chức ASEAN
Ngày 8-8-1976
Ngày 18-8-1967
Ngày 8-8-1967
Ngày 8-6-1976
Câu 4: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của các thế lực đế quốc, nước nào ở Mỹ La-tinh đã thể hiện rõ vai trò tiên phong đi hàng đầu?
Aùc-hen-ti-na
Bra-xin
Bô-li-vi-a
Cu Ba
Câu 5: (0,5 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? Điền chữ đúng (Đ), hoặc chữ sai(S), vào ô trống trước những câu sau.
o Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
o Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi.
o Nước Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
o Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng. Lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
Câu 6: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, chỉ ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XX.
Anh, Mỹ, Liên Xô.
Mỹ, Đức, Nhật Bản.
Liên Xô, Nhật Bản, Tây Aâu.
Mỹ, Tây Aâu, Nhật Bản.
Câu 7: (0,5 điểm)
Hãy nối các câu từ cột A (Chỉ mốc thời gian), sang các câu ở cột B (Chỉ sự kiện), cho phù hợp.
Cột A Cột B
(a) Tháng 4-1949	 (1) Thành lập Cộng hoà Liên bang Đức.
(b) Tháng 9-1949	 (2) Nước Đức được thống nhất
(c) Tháng 10- 1949 (3) Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
(d) Ngày 3-10-1990	 (4) Thành lập Cộng hoà Dân chủ Đức
Câu 8: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Hội nghị I-an-ta được tổ chức nhằm mục đích gì?
Chia nhau quyền lợi giữa các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc
Thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Bàn các biện pháp để chấm dứt chiến tranh.
Câu 9: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Theo em, xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
Các nước tích cực chạy đua vũ trang để khẳng định thế mạnh của mình.
Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Tăng cường thực hiện chính sách khủng bố và li khai nhằm làm suy yếu các cường quốc.
Thế giới luôn trong tình trạng bất ổn vì xung đột và chiến tranh xảy ra liên miên.
Câu 10: (0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, về lí do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác và bóc lột nhân dân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
Nền tài chính của Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh.
Việt Nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Tất cả các ý trên đều đúng.
TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2điểm)
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả gì?
Câu 2: (2điểm)
Trình bày nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc?
Câu 3: (3 điểm)
Tại sao lại nói:”Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
—– & —–
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I, MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án đúng
c
b
c
d
Đ,S,Đ,Đ
d
a-3
b-1
c-4
d-2
c
b
d
TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2điểm)
Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả gì?
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Aâu đã dẫn tới những hậu quả sau.
- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động. Ngày 1-7-1991, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hoà bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Câu 2: (2điểm) Trình bày nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc?
Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là.
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế .
Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
Thực hiện hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.v.v
Câu 3: (3 điểm)
Tại sao lại nói:”Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
 “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Là thời cơ, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế.
Là thách thức, vì hoà bình ở nhiều khu vực bị đe doạ bỡi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai.
ššš@ššš

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KY 1- LICH SU 9(07-08).doc