Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trần Phú

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trần Phú

Câu 1:

 - Viết đúng, chính xác ba câu tiếp theo trong khổ thơ (0.75điểm)

 Không có kính, rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 - Nêu được:

+ Tên bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0.25điểm)

+ Tên tác giả Phạm Tiến Duật (0.25điểm)

- Nêu được phẩm chất của người lính lái xe trong hai câu thơ cuối (0.75điểm)

 Hai câu thơ cuối thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

Câu 2: Học sinh giải thích và nêu được tên phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ

 a. Ông nói gà, bà nói vịt

 - Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau. (0.5điểm)

 - Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ. (0.5điểm)

 b. Nói như đấm vào tai

 - Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác. (0.5điểm)

 - Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự. (0.5điểm)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD& ĐT Đại Lộc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ Văn 9- Thời gian: 90 phút
Họ và tên GV: Phạm Tấn Hà
Đơn vị: Trường THCS Trần Phú
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Đọc - hiểu văn bản
Viết theo trí nhớ khổ thơ và cho biết nội dung. 
Câu 1 (2đ)
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ : %
01
2đ 
20%
Số câu: 01
Số điểm: 2đ = 20%
2. Tiếng Việt 
Giải thích ý nghĩa thành ngữ và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
 01
 2đ 
20%
Số câu: 01
Số điểm: 2đ = 20%
3. Tập làm văn
Tự sự kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm
- Học sinh biết viết một bài văn tự sự 
- Có bố cục 3 phần (MB, TB, KB).
- K.hợp tốt các yếu tồ miêu tả và miêu tả nội tâm trong bài làm. 
- Lời văn mạch lạc, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 
Số câu: 01
Số điểm: 6đ
Tỉ lệ 60%
01
6đ 
60%
Số câu: 01
Số điểm: 6đ = 60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 02
Số điểm: 4đ
40%
Số câu: 01
Số điểm: 6đ
60%
Số câu: 03
Số điểm: 10đ
100%
B. NỘI DUNG ĐỀ 
Câu 1: (2điểm)
 Có một khổ thơ gồm bốn câu, được mở đầu bằng câu thơ: 
 “Không có kính, rồi xe không có đèn”
Em hãy chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ và cho biết đoạn thơ vừa hoàn thiện nằm trong bài thơ nào, tác giả là ai? Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên đã thể hiện phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (2điểm)
 Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào: 
	a. Ông nói gà, bà nói vịt. 
	b. Nói như đấm vào tai.
Câu 3: (6 điểm)
 Hãy tưởng tượng mình là bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, kể lại lần đầu tiên được gặp ba. 
C. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: 
 - Viết đúng, chính xác ba câu tiếp theo trong khổ thơ (0.75điểm) 
	Không có kính, rồi xe không có đèn
	Không có mui xe, thùng xe có xước
	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 - Nêu được: 
+ Tên bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0.25điểm)
+ Tên tác giả Phạm Tiến Duật (0.25điểm)
- Nêu được phẩm chất của người lính lái xe trong hai câu thơ cuối (0.75điểm)
	Hai câu thơ cuối thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Học sinh giải thích và nêu được tên phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ
	a. Ông nói gà, bà nói vịt
	- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau. (0.5điểm)
	- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ. (0.5điểm)
	b. Nói như đấm vào tai
	- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác. (0.5điểm)
	- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự. (0.5điểm)
Câu 3: 
* Yêu về kĩ năng:
 - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn tự sự, sử dụng đúng ngôi kể theo yêu cầu của đề, có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm
 - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
* Tiêu chuẩn cho điểm: 
 - Điểm 6: đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt. 
 - Điểm 4 – 5: đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá. 
 - Điểm 2 – 3: đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, có bố cục của bài, diễn đạt tạm. 
 - Điểm 1: bài làm sai sót nhiều, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề. 
* Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và nhân vật bé Thu, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
a. Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu về mình, về chiếc lược ngà. 
b. Thân bài: 
- Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi (bé Thu) với ba: 
+ Khi chưa nhận ra cha mình. 
+ Khi nhân ra cha mình. 
+ Tình cảm của ba với tôi và của tôi đối với ba. 
- Giới thiệu về chiếc lược ngà: 
+ Cuộc gặp gỡ với người bạn chiến đấu của ba. 
+ Nghe kể về việc ba đã làm chiếc lược.
c. Kết bài: Tình cảm yêu thương, kính trọng đối với người bố kính yêu.
- Hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HOC KI I.doc