Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn, lớp 9 - Đề 2

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn, lớp 9 - Đề 2

I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời

đúng.

• Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1đến 8:

“- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái

xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu,

năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe

chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm [ ] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió,

đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết

hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu Cháu lấy những con số, mỗi

ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một

giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [ ] Xong việc, trở vào, không thể

nào ngủ lại được.”

(Ngữ văn 9, tập 1)

pdf 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn, lớp 9 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN 
NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 
 Thời gian làm bài 90 phút 
I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). 
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời 
đúng. 
• Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1đến 8: 
“- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái 
xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, 
năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe 
chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm [] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, 
đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết 
hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu Cháu lấy những con số, mỗi 
ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một 
giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [ ] Xong việc, trở vào, không thể 
nào ngủ lại được.” 
 (Ngữ văn 9, tập 1) 
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? 
 A. Làng 
 B. Chiếc lược ngà 
 C. Bến quê 
 D. Lặng lẽ Sa Pa 
2. Tác giả đoạn trích trên là ai ? 
 A. Nguyễn Thành Long 
 B. Kim Lân 
 C. Bằng Việt 
 D. Y Phương 
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? 
 A. Miêu tả 
 B. Biểu cảm 
 C. Tự sự 
 D. Nghị luận 
 2
4. Phần trích trên được kể theo lời của ai ? 
 A. Tác giả 
 B. Anh thanh niên 
C. Ông hoạ sỹ 
D. Bác lái xe 
5. Nội dung chính của đoạn trích là gì ? 
 A. Anh thanh niên tự giới thiệu về công việc của mình 
 B. Ca ngợi tính hào phóng, hiếu khách của anh thanh niên 
 C. Ca ngợi anh thanh niên, mẫu người lý tưởng của con người mới 
 D. Giới thiệu việc làm quen của anh thanh niên với mọi người 
6. Cụm từ “còn hai mươi phút” trong câu: “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào 
nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện.” là thành phần gì ? 
 A. Trạng ngữ 
 B. Chủ ngữ 
 C. Vị ngữ 
 D. Định ngữ 
7. Đoạn trích trên được xem là: 
 A. Lời dẫn trực tiếp 
 B. Lời dẫn gián tiếp 
 C. Cả lời dẫn trực tiếp lẫn gián tiếp 
8. Xét về mục đích nói, câu văn: “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống 
chè, cho cháu nghe chuyện.” thuộc loại câu nào ? 
 A. Câu trần thuật 
 B. Câu nghi vấn 
 C. Câu cảm thán 
 D. Câu cầu khiến 
9. Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai (trong truyện Làng) ? 
 A. Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ. 
 B. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra. 
 C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? 
 D. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt 
gian bán nước để nhục nhã thế này ? 
 3
10. Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại 
nào ? 
 “Lan hỏi Hoa: 
 - Bạn có biết trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở đâu không ? 
- Ở Hà Nội chứ ở đâu.” 
A. Phương châm về lượng 
B. Phương châm về chất 
C. Phương châm cách thức 
D. Phương châm quan hệ 
11. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu: “Những lúc im lặng lạnh cóng mà 
lại hừng hực như cháy” ? 
 A. Ẩn dụ 
 B. Nhân hoá 
 C. Hoán dụ 
 D. So sánh 
12. Từ nào là từ tượng thanh ? 
 A. Quanh quẩn 
 B. Ào ào 
 C. Hừng hực 
 D. Lung tung 
 II. Tự luận (7 điểm): 
Câu 1 (1,5 điểm): Tóm tắt truyện Làng của nhà văn Kim Lân. 
Câu 2 (1 điểm): Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy 
Cận. 
Câu 3 (4,5 điểm): Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm 
đó. 
 (Bài tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDN_Nguvan_91_01.pdf