Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 9

Câu 2: Nhà thơ nào trong các tác giả sau trưởng thành trong phong trào “thơ mới”?

A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận D. Bằng Việt

Câu 3: Hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?

A. ý nghĩa tả thực B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả 2 ý trên

Câu 4: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?

A. Nỗi nhớ làng da diết

B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc

C. Sung sướng, hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính

D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A.Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Văn 9(thời gian làm bài: 90 phút)
Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Em hãy sắp xếp lại cho đúng
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nhân vật
1. Truyện Kiều
2. Chuyện người con gái Nam Xương
3. Truyện Lục Vân Tiên
4. Chiếc lược ngà
5. Lặng lẽ Sa Pa
6. Làng
7. Cố Hương
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Lỗ Tấn
Kim Lân
Nguyễn Du
Nguyễn Dữ
Truyện ngắn
Truyện nôm
Truyện truyền kỳ
Truyện nôm
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Vũ Nương
Lục Vân Tiên
Ông Sáu-Bé Thu
Anh thanh niên
Tôi –Nhuận thổ
Thuý Kiều
Ông Hai
Câu 2: Nhà thơ nào trong các tác giả sau trưởng thành trong phong trào “thơ mới”?
A. Chính Hữu	B. Phạm Tiến Duật	C. Huy Cận	D. Bằng Việt
Câu 3: Hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A. ý nghĩa tả thực	B. ý nghĩa biểu tượng	C. Cả 2 ý trên
Câu 4: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
Nỗi nhớ làng da diết	
Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc
Sung sướng, hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính
Cả 3 ý trên
Câu 5: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A.Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ
Câu 6: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật sáng tác năm nào?
A. 1969	B. 1970	C. 1971	D. 1972
Câu 7: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho phương diện nào trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du
A.Nghệ thuật tả cảnh B. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình C.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Câu 8: Từ “Khoá xuân” trong câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Khoá kín tuổi xuân B. Tước đoạt tuổi xuân C. Cả hai ý trên đều sai
Câu 9: Đọc kỹ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu thơ đó cảnh được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng của ai?
	“Nao nao dòng nước uốn quanh
	 Nhịp cầu nho nhỏ suối ghềnh bắc ngang”
A. Nguyễn Du	B. Thuý Kiều	C. Thuý Vân
II. Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Đọc kỹ 2 câu thơ sau:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em trên năm trên lưng”
	( “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: Trong giấc mơ, em gặp được Anh thanh niên (nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long). Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ âý.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Môn: Ngữ Văn 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1(1 điểm)
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nhân vật
Truyện Kiều
Chuyện người con gái Nam Xương
Truyện Lục Vân Tiên 
Chiếc lược ngà
Lặng lẽ Sa Pa
Làng
Cố Hương
Nguyễn Du
Nguyễn Dữ
Nguyễn Đình Chiều
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Thành Long
Kim Lân
Lỗ Tấn
Truyện nôm
Truyện truyền kỳ
Truyện nôm
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Thuý Kiều
Vũ Nương
Lục Vân Tiên
Ông Sáu- Bé Thu
Anh thanh niên
Ông Hai
Tôi – Nhuận Thổ
Câu 2: C	(0,25 điểm)	Câu 6: A 	(0,25 điểm)
Câu 3: C	(0,25 điểm)	Câu 7: C 	(0,25 điểm)
Câu 4: D 	(0,25 điểm)	Câu 8: A	(0,25 điểm)
Câu 5: A	(0,25điểm)	Câu 9: B	(0,25 điểm)
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm)
Từ “mặt trời” trong câu thơ “mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa
Vì: Nhà thơ gọi em bé là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
Đây là một bài văn thuộc kiểu bài tự sự, học sinh biết vận dụng các kiến thức ở lớp 6,8,9 để viết được một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm, yếu tố miêu tả, đối thoại, độc thoại, nghị luận).
Nhân vật chính của văn bản tự sự này là: Anh thanh niên
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “ tôi”
Nội dung: kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên qua cuộc gặp gỡ người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh niên và ý nghĩa của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Cách cho điểm:
Điểm giỏi: 5 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung và thể loại, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
Điểm khá: 3,5 đến 4 điểm: Đáp ứng về yêu cầu thể loại nội dung chưa đầy đủ, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.( 5 đến 10 lỗi)
Điểm 2 đến 3,5 điểm: Bài viết sơ sai về nội dung đảm bảo về thể loại
Điểm 1: Nội dung sơ sai, chưa đảm bảo yêu cầu về phương pháp
Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_van_lop_9.doc