Câu 1: ( 3 điểm)
Cho đoạn văn:
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe.
( Ngữ văn 9 – tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục )
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì ?
c) Xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn văn .
Câu 2: (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn ( 10 - 15 câu) trình bày vẻ đẹp của 2 câu thơ:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu Đề kiểm tra học kỳ I Trường PTCS Quỳnh Hoa Năm học 2011 - 2012 ------------------------------- Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 9O phút --------------------------------- I/ Ma trận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Lặng lẽ Sa Pa C1 3đ 3đ 30% Truyện Kiều C2 2đ 2đ 20% Chiếc lược ngà C3 5đ 5đ 50% Cộng 3đ 2đ 5đ 10đ 100% II/ Đề ra Câu 1: ( 3 điểm) Cho đoạn văn: Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe. ( Ngữ văn 9 – tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục ) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì ? Xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn văn . Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( 10 - 15 câu) trình bày vẻ đẹp của 2 câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 3: ( 5 điểm) Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng III/ Hướng dẫn chấm Câu 1: Lặng lẽ Sa Pa—Nguyễn Thành Long ( 1đ) Biểu cảm + Miêu tả ( 1 đ) Liệt kê, nhân hóa, so sánh ( 1đ) Câu 2: Kiến thức: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối liên quan với toàn bài để cảm nhận là rõ các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và 2 câu thơ ( 0,25đ) - Trình bày được các cảm nhận về ý chính: * Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu trong không gian, từ mặt đất, bầu trời cỏ cây, hoa lá...Đó là vẻ đẹp diệu kỳ riêng của mùa xuân. ( 1 đ) * Vẻ đẹp ấy được thể hiện bằng thiên tuyệt bút của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gọi tả và đầy biểu cảm: màu sắc hài hòa, xanh, trắng, không gian mở ra rộng lớn, khoáng đạt, tận chân trời, và đặc biệt là cách dùng từ sáng tạo trắng điểm ( bút pháp thi trung hưũ họa), bút pháp chấm phá, đão ngữ, cách sử dụng vần bằng ở câu lục...Tất cả khiến người đọc như được chiêm ngưỡng bức tranh thuần khiết, lung linh sự sống của mùa xuân. (0,5đ) * Hai câu thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào nguyễn Du trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, đồng thời truyền niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến người đọc. ( 0,25đ) b) Kỹ năng: - Làm đúng kiểu bài cảm nhận, bố cụ mạch lạc, diễn đạt tốt, ngôn ngữ trong sáng có cảm xúc. Khuyến khích những bài có cách cảm nhận thể hiện sáng tạo. Cách cho điểm: Đạt các yêu cầu trên : 2,0 điểm Đạt 2/3 yêu cầu : 1,5 điểm Đạt 1/2 yêu cầu : 1,0 điểm Bài viết sa vào diễn nôm hai câu thơ: 0,5 điểm Câu 3 :( 5 điểm) 1. Kiến thức : Yờu cầu học sinh cảm nhận được tỡnh cha con ụng Sỏu thật sõu nặng và cảm động trờn những ý cơ bản : a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sỏng : tỏc phẩm viết về tỡnh cha con của người cỏn bộ khỏng chiến đó hi sinh trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ của dõn tộc. b. Phõn tớch được 2 luận điểm sau : * Tỡnh cảm của bộ Thu dành cho cha thật cảm động và sõu sắc : - Bộ Thu là cụ bộ ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đỏng yờu : Thu khụng chịu nhận ụng Sỏu là cha, sợ hói bỏ chạy khi ụng dang tay định ụm em, quyết khụng chịu mời ụng là ba khi ăn cơm và khi nhờ ụng chắt nước cơm giựm, bị ba mắng nú im rồi bỏ sang nhà ngoại Đú là sự phản ứng tự nhiờn của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. - Người đàn ụng xuất hiện với hỡnh hài khỏc khiến nú khụng chịu nhận vỡ nú đang tụn thờ và nõng niu hỡnh ảnh người cha trong bức ảnh. Tỡnh cảm đú khiến người đọc day dứt và càng thờm đau xút cho bao gia đỡnh vỡ chiến tranh phải chia lỡa, yờu bộ Thu vỡ nú đang dành cho cha nú một tỡnh cảm chõn thành và đầy kiờu hónh. - Khi chia tay, phỳt giõy nú kịp nhận ra ụng Sỏu là người cha trong bức ảnh, nú oà khúc tức tưởi cựng tiếng gọi như xộ gan ruột mọi người khiến chỳng ta cảm động. Những hành động ụm hụn ba của bộ Thu gõy xỳc động mạnh cho người đọc. * Tỡnh cảm của người lớnh dành cho con sõu sắc : - ễng Sỏu yờu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luụn giày vũ ụng. Chớnh vỡ vậy về tới quờ, nhỡn thấy Thu, ụng đó nhảy vội lờn bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ụm hụn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ụng khựng lại, đau tờ tỏi. - Mấy ngày về phộp, ụng luụn tỡm cỏch gần gũi con mong bự lại cho con những thỏng ngày xa cỏch nhưng con bộ bướng bỉnh khiến ụng chạnh lũng. Bực phải đỏnh con song vẫn kiờn trỡ thuyết phục nú. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thụng và chia sẻ những thiệt thũi mà người lớnh phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của cỏc anh thật lớn lao. - Phỳt giõy ụng được hưởng hạnh phỳc thật ngắn ngủi và trong cảnh ộo le : lỳc ụng ra đi bộ Thu mới nhận ra ba và để ba ụm, trao cho nú tỡnh thương ụng hằng ấp ủ trong lũng mấy năm trời. * Tạo được tình huống truyện éo le, hấp dẫn, đầy bất ngờ; cách kể tả, tâm lý sắc sảo; ngôn ngữ truyện đậm chất trữ tình. 2. Kỹ năng: - Làm đúng kiểu bài cảm nhận, bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, ngôn ngữ trong sáng có cảm xúc. Khuyến khích những bài có cách cảm nhận thể hiện sáng tạo. Cách cho điểm: Đạt các yêu cầu trên : 5 điểm Đạt 2/3 yêu cầu : 3,5 – 4,5 điểm Đạt ẵ yêu cầu : 2,5 điểm Đạt 1/3 yêu cầu : 1,5 – 2,5 điểm Bài viết sa vào kể, tóm tắt: 1,0 điểm ( Tuy nhiên giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chiết điểm cho phù hợp) --
Tài liệu đính kèm: