Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn 8

Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN NGỮ VĂN 8

THỜI GIAN 90 PHÚT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Biện pháp Nói quá có tác dụng như thế nào?

A. Bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói với đối tượng

B. Giúp cách diễn đạt trở nên sinh động, có hình ảnh

C. Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho đặc điểm, tính chất của đối tượng

D. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, kín đáo, giàu cảm xúc

2. Câu nào là câu ghép dùng quan hệ từ để nối các vế câu?

A. Buổi sáng, mẹ chưa đi làm, chúng em đã đi học

B. Buổi sáng, nếu chúng em đi học thì mẹ đi làm

C. Buổi sáng, mẹ đi làm chúng em đi học

D. Buổi sáng mẹ đi làm còn chúng em đi học

3. Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ?

A. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng vũ lực

B. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ

C. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và lại tiếp tục van xin

D. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ

4. Văn bản Hai cây phong được bố cục theo trình tự nào?

A. Hiện tại – quá khứ

B. Quá khứ – hiện tại

C. Quá khứ – hiện tại – quá khứ

D. Hiện tại – quá khứ – hiện tại

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kỳ I năm học 2012 – 2013
Môn ngữ văn 8
Thời gian 90 phút
Phần I: trắc nghiệm khách quan
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Biện pháp Nói quá có tác dụng như thế nào?
Bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói với đối tượng
Giúp cách diễn đạt trở nên sinh động, có hình ảnh
Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho đặc điểm, tính chất của đối tượng
Làm cho cách nói trở nên tế nhị, kín đáo, giàu cảm xúc
Câu nào là câu ghép dùng quan hệ từ để nối các vế câu?
Buổi sáng, mẹ chưa đi làm, chúng em đã đi học
Buổi sáng, nếu chúng em đi học thì mẹ đi làm
Buổi sáng, mẹ đi làm chúng em đi học
Buổi sáng mẹ đi làm còn chúng em đi học
Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ?
Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng vũ lực
Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ
Từ thiết tha van xin đến cãi lí và lại tiếp tục van xin
Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ
Văn bản Hai cây phong được bố cục theo trình tự nào?
Hiện tại – quá khứ
Quá khứ – hiện tại
Quá khứ – hiện tại – quá khứ
Hiện tại – quá khứ – hiện tại
Tại sao nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ là một kiệt tác?
Vì lá vẽ giống khiến cho Giôn-xi tưởng là lá thật
Vì nó đã được đánh đổi bằng cả mạng sống của cụ Bơ-men
Vì nó đã được vẽ trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt
Vì chiếc lá đã đem lại sự sống cho Giôn-xi
Cách giải thích nào đúng với tác dụng của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề: Ôn dịch, thuốc lá?
Được dùng theo cách tu từ, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm
Được dùng để phân tách hai từ có quan hệ ý nghĩa ngang hàng: ôn dịch, thuốc lá
Được dùng để tạo mối liên hệ ngầm, so sánh ôn dịch với thuốc lá
Được dùng để phân tách phụ chú với từ được chú thích
Tính chất nào là của văn bản thuyết minh?
Tính thời sự, cập nhật
Chủ quan, giầu cảm xúc
Tri thức chính xác, khách quan, hữu ích
Uyên bác, nhiều điển tích
Sử dụng các phương pháp thuyết minh như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Sử dụng tất cả sáu phương pháp trong bài viết
Chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất trong bài viết
Sử dụng phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp
Chỉ sử dụng khoảng ba phương pháp trong bài viết.
Phần ii tự luận
Bài 2: a. Thế nào là nói giảm nói tránh? Lấy ví dụ?
	b. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm trong truyện “Cô bé bán diêm” - An-đec-xen.
Bài 4: Giới thiệu về chiếc nón là Việt Nam.
Đáp án – Biểu điểm
Phần I trắc nghiệm
Câu 1
Câu2
Câu3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
D
a
d
d
c
c
c
	Chọn mỗi đáp án đúng như trên cho 0,25 điểm
Phần ii tự luận
Bài 2: (1 điểm)
a, - Nêu đúng khái niệm nói giảm nói tránh: 0,5 điểm
 - Lấy đúng ví dụ: 0,25 điểm
b, Trong trường hợp khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi: 0,25 điểm
Bài 3: (2,5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn: 0,5 điểm
 * Yêu cầu về nội dung: 2 điểm
Là hình tượng lấp lánh nhất:
Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương.
Đây là những ước mơ giản dị chân thành và vô cùng cảm động của một em bé bất hạnh.
Tấm lòng cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ kì diệu của nhà văn An-dec-xen.
Bài 4: (4,5 điểm)
	A. Mở bài: 0,25 điểm
	Yêu càu: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
	- Cho 0,25 điểm đạt như yêu cầu
	- Cho 0 điểm thiếu hoặc sai hoàn toàn
	B. Thân bài: 4 điểm
	* Yêu cầu: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh để giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam:
	- Nguồn gốc của chiếc nón lá
	- Hình dáng chiếc nón
	- Các nguyên liệu làm nón
	- Quy trình làm nón
	- Các nơi làm nón ở Việt Nam
	- Tác dụng, ý nghĩa của chiếc nón
	* Cho điểm:
	- Cho 3,5 -4 điểm: Thuyết minh đầy đủ, chính xác, rõ ràng có sức thuyết phục, diễn đạt tốt.
	- Cho 2,5 – 3,25 điểm: Thuyết minh tương đối rõ ràng, đầy đủ, diễn đạt khá.
	- Cho 1,75 – 2,25 điểm: Có nhiều ý đúng, diễn đạt bình thường.
	- Cho 1,0 – 1,5 điểm: Có nhiều ý đúng, diễn đạt yếu.
	- Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu.
	- Cho 0 điểm: sai hoàn toàn.
	C. Kết bài: 0,25 điểm
Yêu cầu: Cảm nghĩ về chiếc nón
- Cho 0,25 đạt như yêu cầu
- Cho 0 điểm sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.Long.doc