Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học: 2007 - 2008 môn: Vật lý 6

Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học: 2007 - 2008 môn: Vật lý 6

A / Trắc nghiệm : ( 4,0 điểm )

I. Hãy ghi lại chữ cái đứng đầu ý mà em cho là đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A- Hầu hết các hất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

D- Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn :

A- Khối lượng của vật tăng; B- Khối lượng của vật giảm;

C- Khối lượng riêng của vật tăng; D- Khối lượng riêng của vật giảm.

Câu 3 : Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A- Khối lượng; B- Trọng lượng; C- Khối lượng riêng; D- Không có đại lượng nào thay đổi.

Câu 4 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách nào là đúng?

A- Rắn, Lỏng, Khí. B- Khí, Lỏng, Rắn. C- Lỏng, Khí, Rắn. D- Khí, Rắn, Lỏng .

Câu 5 : Với cùng một thể tích, để tăng lên cùng một nhiệt độ như nhau thì chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

A- Đồng. B- Thủy ngân. C- Nước. D- Khí Oxy.

Câu 6 : Khi nút chai bị đậy quá chặt, cách làm nào sau đây sẽ giúp ta mở nút chai dễ hơn?

A- Hơ nóng cổ chai. B- Hơ nóng nút chai.

C- Hơ nóng cả cổ chai và nút chai. D- Cả ba cách trên đều được.

Câu 7 : Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A- Nhiệt kế rượu ; B- Nhiệt kế y tế ;

C- Nhiệt kế thủy ngân ; D- Cả ba loại nhiệt kế trên đều không dùng được.

Câu 8 : Sự nóng chảy là sự chuyển một chất từ thể nào sang thể nào?

A- Lỏng sang rắn. B- Rắn sang lỏng. C- Lỏng sang khí. D- Khí sang lỏng.

Câu 9 : Khi đốt một ngọn nến, hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra?

A- Nến nóng chảy. B- Nến đông đặc.

C- Nến nóng chảy rồi sau đó đông đặc. D- Nến đông đặc rồi sau đó nóng chảy.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học: 2007 - 2008 môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC PHỔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- Năm học: 2007 - 2008
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU	 Môn: Vật lý 6
 Giáo viên: Nguyễn Trung	 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
A / Trắc nghiệm : ( 4,0 điểm ) 
I. Hãy ghi lại chữ cái đứng đầu ý mà em cho là đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
Hầu hết các hất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn :
A- Khối lượng của vật tăng; 	B- Khối lượng của vật giảm;
C- Khối lượng riêng của vật tăng; 	D- Khối lượng riêng của vật giảm. 
Câu 3 : Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A- Khối lượng; B- Trọng lượng; 	C- Khối lượng riêng; D- Không có đại lượng nào thay đổi.
Câu 4 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách nào là đúng?
A- Rắn, Lỏng, Khí. 	B- Khí, Lỏng, Rắn. 	 C- Lỏng, Khí, Rắn.	 	D- Khí, Rắn, Lỏng .
Câu 5 : Với cùng một thể tích, để tăng lên cùng một nhiệt độ như nhau thì chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Đồng. 	B- Thủy ngân. 	 	 C- Nước. 	 	D- Khí Oxy. 
Câu 6 : Khi nút chai bị đậy quá chặt, cách làm nào sau đây sẽ giúp ta mở nút chai dễ hơn?
A- Hơ nóng cổ chai.	B- Hơ nóng nút chai. 
C- Hơ nóng cả cổ chai và nút chai.	D- Cả ba cách trên đều được.
Câu 7 : Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A- Nhiệt kế rượu ; 	B- Nhiệt kế y tế ; 
C- Nhiệt kế thủy ngân ;	D- Cả ba loại nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 8 : Sự nóng chảy là sự chuyển một chất từ thể nào sang thể nào?
A- Lỏng sang rắn. 	B- Rắn sang lỏng. 	C- Lỏng sang khí. 	D- Khí sang lỏng. 
Câu 9 : Khi đốt một ngọn nến, hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra?
A- Nến nóng chảy. 	B- Nến đông đặc. 
C- Nến nóng chảy rồi sau đó đông đặc. 	D- Nến đông đặc rồi sau đó nóng chảy.
Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng?
Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
Khi có gió thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
Mặt thoáng càng rộng thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
Cả A, B, C đều sai.
Câu 11: Trong các đặc điểm sau đây , đặc điểm nào không phải của sự sôi?
A- Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng;
B- Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng;
C- Chỉ xảy ra trên trên mặt thoáng chất lỏng.
D- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 12 : Ở nhiệt độ trong phòng, chất nào sau đây tồn tại ở thể lỏng và thể khí?
A- Chì. 	B- Băng phiến. 	C- Nước. 	D- Oxy.
II. Chọn từ (hoặc cụm từ) thích hợp ở từng chỗ trống rồi ghi vào phần bài làm:
Câu 13 : Khi đã được bơm căng mà để ngoài nắng, quả bong bóng thường bị vỡ. Hiện tượng này liên quan đến sự của chất
Câu 14 : Với nhiệt giai Farenhai thì nhiệt độ của . là 320F
Câu 15 : Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật ..
Câu 16 : Khi dở nắp vung của một nồi cơm, ta thấy trên nắp vung có đọng nhiều giọt nước. Những giọt nước này có được là do .
B. Tự luận : ( 6,0 điểm )
Câu 1 (2,0đ) : Đổi nhiệt độ trong các trường hợp sau đây:
	a) Nếu nhiệt độ trong phòng đang là 250C thì nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu 0F ? 	
 	b) Nếu nhiệt độ trong phòng đang là 500F thì nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu 0C ? 
Câu 2 (1,5đ) : Nêu nguyên nhân của các hiện tượng sau:
Nước đổ ra sàn nhà thì nhanh khô hơn nhiều so với khi còn đựng trong cốc.
Cốc đựng nước đá lạnh không bị nứt nhưng thành ngoài của cốc lại bị ướt.
Câu 3 (2,5đ) : Hình bên biểu diễn các quá trình thay đổi nhiệt và chuyển thể của nước. Hãy cho biết:
a) Ứng với các đoạn AB, BC, CD, DE:
100
 80
 60
 40 
 20
 0
 -10
 A
Nhiệt độ (0C)
 D E
- Đoạn nào nước ở thể rắn (nước 
đá) ?
- Đoạn nào nước vừa ở thể rắn, 
vừa ở thể lỏng ?
- Đoạn nào nước ở thể lỏng ?
- Đoạn nào nước vừa ở thể lỏng,
vừa ở thể khí ?
b) Thời gian của mỗi quá trình:
- Nước đá tăng nhiệt độ từ - 100C 
đến 00C
B
C
- Nước đa tan ( nóng chảy )
- Nước tăng nhiệt độ từ 00-1000C
- Nước sôi.
c) Ở phút thứ 8, nhiệt độ của nước là bao nhiêu 0C
0 2	 4	 6	 8 10 12 14 T.gian(phút)
BÀI LÀM:
A. Trắc nghiệm:
I. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ý
II. Câu 13../ Câu 14 
 Câu 15.. Câu 16 
B. Tự luận:	
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU
Giáo viên: Nguyễn Trung
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC HỲ II
Năm học: 2007 – 2008
Môn: Vật lý 6
 Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Bài 18 – 23:
Sự nở vì nhiệt của các chất
4
 1,0
4
 1,0
1
 0,25
2(1a,b)
2,0
11
4,25
Bài 24 – 25 
Sự nóng chảy và sự đông đặc
2
0,5
½ (3b)
0,5
1
0,25
½ (3a)
0,5
4
1,75
Bài 26 – 27
Sự bay hơi và sự ngưng tụ 
1
0,25
1
0,25
2(2a,b)
1,5
4
2,0
Bài 28 – 29
Sự sôi
1
0,25
½ (3b)
0,5
½ (3a)
0,5
1
0,25
1 (3c)
0,5
4
2,0
Tổng cộng
8
2,0
1
1,0
6
1,5
3
2,5
2
0,5
3
2,5
23
10,0
3,0
4,0
3,0
10,0
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC PHỔ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU Năm học: 2007 – 2008
Giáo viên: Nguyễn Trung	Môn: Vật lý
A. Trắc nghiệm(4,0 điểm): 16 câu x 0,25đ/câu.
I.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ý
D
D
C
B
A
A
C
B
C
D
C
C
II. Câu 13: nở vì nhiệt / chất khí. Câu 14: nước đá đang tan
 Câu 15: không thay đổi. Câu 16: hơi nước ngưng tụ (sự ngưng tụ).
B. Tự luận: 6,0 điểm
Câu 1(2,0đ)
a) 	250C = 00C + 250C 	(0,25đ)
 = 320F + 25x1,80F 	(0,25đ)
 = 320F + 450F = 770F 	(0,5đ)
b) 	500F = 320F + 180F	(0,25đ)
	= 00C + (18/1,8)0C	(0,25đ)
	= 00C + 100C = 100C	(0,5đ)
Câu 2(1,5đ) 
a) Vì mặt thoáng càng rộng thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. Nước đổ ra sàn nhà thì mặt thoáng của nước rộng hơn nhiều nên nước bay hơi nhanh hơn nhiều so với khi còn đựng trong cốc.	(0,75đ)
b) Trong không khí có mang nhiều hơi nước. Khi tiếp xúc với thành cốc, hơi nước gặp lạnh và ngưng tụ thành nước. Do đó ta thấy thành ngoài của cốc bị ướt.(0,75đ)
Câu 3 (2,5đ)
a) 	- Đoạn AB nước ở thể rắn (nước đá).	(0,25đ)
	- Đoạn BC nước vừa ở thể rắn, vừa ở thể lỏng.	(0,25đ)
	- Đoạn CD nước ở thể lỏng.	(0,25đ)
	- Đoạn DE nước vừa ở thể lỏng, vừa ở thể khí.	(0,25đ)
b) 	- Nước đá tăng nhiệt độ từ -100C đến 00C trong thời gian 2 phút.(0,25đ)
	- Nước đá tan trong thời gian 4 phút.	(0,25đ)
	- Nước tăng nhiệt độ từ 00C đến 1000C trong thời gian 4 phút.	(0,25đ)
	- Nước sôi trong thời gian 4 phút. 	(0,25đ)
c) Ở phút thứ 8, nhiệt độ của nước là 500C	(0,5đ)
..HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kt VL6.doc