Câu 1: (3,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (.). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)
a. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên ?
b. Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn ?
Phòng gd&đt đề kiểm tra học kỳ II Năm học 2008 2009 thành phố Hoà Bình Môn Ngữ Văn - Lớp 9 ơ Đề chính thức Ngày kiểm tra: ngày 12 tháng 5 năm 2009 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Đề bài gồm có 01 trang Câu 1: (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên ? Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn ? Câu 2: ( 2,0 điểm) Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở. ở lớp 9, em đã được học một số truyện hiện đại Việt Nam. Đó là những tác phẩm nào? (Nêu tên tác phẩm và tác giả). Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh . ......................Hết........................ Họ và tên học sinh.............................................................. Số báo danh....................................................................... Giám thị 1 Giám thị 2 Phòng gD&ĐT hướng dẫn chấm kiểm tra học kỳ II thành phố Hoà Bình Năm học 2008 – 2009 Môn Ngữ Văn - Lớp 9 Câu 1: (3,0 điểm) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng (1,5 điểm). Phép nhân hoá làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có sinh khí, có tâm hồn. (0,75 điểm) Phép so sánh làm cho chi tiết, hình ảnh trở nên cụ thể, gợi cảm (0,75 điểm). Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn: Liên kết nội dung: (0,5 điểm) + Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn, đó là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời (0,25 điểm). + Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (0,25 điểm) - Liên kết hình thức: (1,0 điểm) + Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa... + Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt. + Phép thế: cây cỏ – chúng. + Phép nối: và. Câu 2: (2,0 điểm) Các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản điều hành (hành chính-công vụ). (1,0 điểm) Cho điểm: - HS kể đủ 6 kiểu văn bản: 1,0 điểm - HS kể 4-5 kiểu văn bản: 0,75 điểm - HS kể 3 kiểu văn bản: 0,5 điểm - HS kể 1-2 kiểu văn bản: 0,25 điểm b. Nêu tên các truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (có tên tác giả). (1,0 điểm) - Làng (Kim Lân) - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Bến quê (Nguyễn Minh Châu) Cho điểm: Học sinh nêu đúng tên mỗi tác phẩm, tác giả: 0,2 điểm Câu 3: (5,0 điểm) * Nội dung: 4,5 điểm Yêu cầu chung: Học sinh viết đúng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học, các em có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đạt được một số ý cơ bản sau: Vẻ đẹp của bài thơ được thể hiện ở cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, đã tạo nên bức tranh thiên nhiên giao mùa với những nét đặc sắc. Giáo viên có thể tham khảo dàn ý và biểu điểm sau đây để đánh giá bài làm của các em. I/ Mở bài: 0,5 điểm Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. II/ Thân bài: 3,5 điểm Khổ thơ đầu: Những cảm nhận mùa thu tinh tế: phân tích vai trò các giác quan như khứu giác (hương ổi) – xúc giác (gió se)- thị giác (sương chùng chình)- cảm nhận của lí trí (hình như thu đã về) Từ ngữ có giá trị gợi cảm: phả, chùng chình,...- nhà thơ bất chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ những gì vô hình (hương ổi, gió se), mờ ảo (sương qua ngõ). Sự tinh tế còn được thể hiện ở tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của con người: bỗng, hình như... Khổ thơ thứ hai: Không gian được mở rộng như thế nào ? Hình ảnh thơ chọn lọc mang những nét đặc trưng III/ Kết bài: 0,5 điểm Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: mùa thu của đất trời và mùa thu trong hồn người. * Hình thức: 0,5 điểm -Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học; bố cục cân đối. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, chữ viết dễ xem, không sai quá 05 lỗi chính tả. * Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chung, GV có thể trao đổi thêm với đồng nghiệp trong tổ nhóm chuyên môn để bổ sungcó được một đáp án hoàn chỉnh.
Tài liệu đính kèm: