Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Ngữ văn 9

Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Ngữ văn 9

 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu1: ( 6 điểm).

 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,

 Mà sao nghe nhói ở trong tim.

1. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Em hẫy chép lại khổ cuối của bài thơ.

2. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh, nhưng ở đây tác giảcủa bài thơ lại viết “ nghe nhói ở trong tim” Em hãy lí giải điều tưởng chừng như vô lí này?

3. Bài thơ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương, biết ơn sâu sắc của nhân dân Miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung đối với Bác Hồ.

 Em hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp có độ dài khoảng 10 – 12 câu. Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu1: ( 6 điểm).
	  Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,
	 Mà sao nghe nhói ở trong tim.
 Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Em hẫy chép lại khổ cuối của bài thơ.
 Người ta thường nói nghe thấy âm thanh, nhưng ở đây tác giảcủa bài thơ lại viết “ nghe nhói ở trong tim” Em hãy lí giải điều tưởng chừng như vô lí này?
Bài thơ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương, biết ơn sâu sắc của nhân dân Miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung đối với Bác Hồ.
 Em hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp có độ dài khoảng 10 – 12 câu. Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán.
Câu 2: (4 điểm).
	Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới:
	“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như đỏ thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyểntử mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc than thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”
Thành phần in nghiêng là thành phần nào của câu? Việc sử dụng thầnh phần đó đã hỗ trợ thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?
2. Theo em, tại sao tác giả không đặt tên truyện ngắn của mình là “ Bãi bồi bên kia sông Hồng” mà lại đặt tên truyện là “ Bến quê”.Việc đặt tên như vậy có ý nghĩa gì?
3.Trình bày ngắn gọn diễn biến cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê”
 ----------------Hết----------------
Đáp án và biểu điểm
Môn: Ngữ Văn 9
Câu 1: (6 điểm).
– Bài thơ “ Viếng Lăng Bác”	(0.25 điểm)
- Tác giả: Thanh Hải.	(0.25 điểm)
- Chép chính xác khổ thơ cuối:	( 1 điểm)
	Sai một lỗi trừ 0.25 điểm
 2. Trả lời được:	(1 điểm)
Dù vẫn tin là Bác mãi trường tồn nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
 3. Viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
 - Trình bày theo cách Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp, diễn đạt ý mạch lạc, giàu cảm xúc, đúng số câu.	 	 0.5 điểm
 - Nội dung:	 2 điểm
- Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác 
Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác
- Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. 
- Có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán ( có chỉ rõ)	1 điểm
Câu 2: (4 điểm)
 - Thành phần in nghiêng là thành phần phụ chú	 0.5 điểm.
 - Tác dụng:	 0.5 điểm.
	Góp phần thể hiện rõ chủ đề của truyện đó là thức tỉnh mọi người đừng sa vào những điều vòng vèo, chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.
- Tên truyện đặt tên truyện là “ Bến quê” góp phần thể hiện được chủ đề của truyện. 0,5 điểm
- ý nghĩa:	0.5 điểm
Viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
 - Nội dung:	 2 điểm
- Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong buổi sáng mùa thu được nhìn từ cửa sổ căn phòngngười bệnh, do đó chi tiết nào cũng xúc động, cũng lắng đọng bao suy tư.
	- Nhĩ thường suy ngẫm từ hoàn cảnh của mình mà thấm thía một nguyên lí:
+ Bệnh tật kéo dài bỗng nhận ra: Thời gian của mình trên cõi đời chẳng còn bao lâu
+ Anh nghĩ về vợ : Thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ, thấm thía tình cảm gia đình.
+ Anh khao khát được sang bờ bên kia: Nhận chân vẻ đẹp trong những cái rất đỗi bình dị, quen thuộc mà xưa nay không nhận ra, rồi ngẫm ra: người đời khi trẻ khoẻ, bay nhảy khắp nơi lại dễ thờ ơ với mọi giá trị quí báu của cuộc sống. Từ đó có tâm trạng pha chút ân hận.
+ Từ câu chuyện với cậu con trai mà chiêm nghiệm về một qui luật đời người: “ Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”
+ Cử chỉ cuối cùng nhue giục con, như thức tỉnh mọi người, dứt khỏi những cái vô bổ để hướng tới cái có ích.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe khao sat on thi vao THPT.doc