Đề kiểm tra môn Ngữ văn, học kì 1, lớp 9 - Đề 2

Đề kiểm tra môn Ngữ văn, học kì 1, lớp 9 - Đề 2

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề " là

định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây ?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm lịch sự

2. Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong

những năm gần đây?

A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng

B. Cấu tạo từ ngữ mới

C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường

pdf 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn, học kì 1, lớp 9 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 
Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) 
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) 
Vận dụng 
Nhận biết Thông 
hiểu 
Thấp Cao 
 Mức độ 
Lĩnh vực nội dung 
TN TL TN TL TN TL TN TL 
Tổng 
Nội dung C5 
C6 
 2 Văn 
học 
Nghệ thuật C7 1 
Phương châm 
hội thoại 
C1 
C4 
 2 
Từ loại C11 1 
Thuật ngữ C3 1 
Phát triển vốn 
từ 
 C2 1 
Nghĩa của từ C8 1 
Các kiểu câu 
 C10 
C12 
 2 
Tiếng 
Việt 
Các lỗi về câu C9 1 
Viết đoạn văn C14 1 Tập 
làm 
văn 
Viết bài văn 
thuyết minh 
 C13 1 
Tổng số câu 
Trọng số điểm 
3 
0,75 
 9 
2,25 
 1 
2 
 1 
5 
14 
10 
Mỗi câu trắc nghiệm: 0, 25 điểm 
Câu 13 được 5 điểm; câu 14 được 2 điểm 
 2
B. NỘI DUNG ĐỀ 
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) 
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề " là 
định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây ? 
A. Phương châm về chất 
B. Phương châm về lượng 
C. Phương châm quan hệ 
D. Phương châm lịch sự 
2. Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong 
những năm gần đây? 
A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng 
B. Cấu tạo từ ngữ mới 
C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 
D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường 
3. Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào? 
A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học 
B. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm 
C. Từ ngữ biểu thị các tính chất 
D. Từ ngữ biểu thị các hành động 
4. Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều 
gì? 
A. Nói tất cả những gì mình biết 
B. Nói những điều mình cho là quan trọng 
C. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp 
D. Nói thật nhiều thông tin 
 3
• Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 12 
" Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một 
lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh 
trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt 
cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những 
ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh 
thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng 
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường 
cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên 
một lúc: 
- Cái gì thế? 
Bác lái xe xướng to: 
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các 
ông, các bà nhé. 
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà 
hoạ sĩ nói vội vã: 
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. 
Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” 
 (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1) 
5. Nhân vật nào không được nhắc tới trong đoạn trích trên? 
A. Bác lái xe 
B. Ông hoạ sĩ 
C. Cô gái 
D. Ông kĩ sư trồng rau 
6. Vì sao nhà họa sĩ và cô gái nín bặt ? 
A. Bác lái xe đề nghị im lặng 
B. Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ 
 4
C. Cả hai người đều quá mệt mỏi 
D. Họ hết chuyện để nói 
7. Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? 
 A. Tự sự và miêu tả 
 B. Miêu tả và biểu cảm 
 C. Tự sự và biểu cảm 
 D. Miêu tả và nghị luận 
8. Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ "xôn xao" ? 
A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa 
B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau 
C. Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ phía trước 
D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió 
9. Nếu viết "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe." câu văn sẽ mắc lỗi gì? 
A. Thiếu vị ngữ 
B. Thiếu chủ ngữ 
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 
D. Thiếu trạng ngữ 
10. Câu văn “Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.” thuộc loại câu nào? 
A. Câu đơn 
B. Câu ghép 
C. Câu đặc biệt 
D. Câu rút gọn 
11. Từ hắn trong “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc 
nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” thay thế cho từ ngữ nào? 
A. tôi 
B. bác 
C. người 
D. người cô độc nhất thế gian 
 5
12. Câu văn “Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng 
hiện lên đẹp một cách kì lạ.” là loại câu nào ? 
A. Câu đơn 
B. Câu đặc biệt 
C. Câu ghép chính phụ 
D. Câu ghép đẳng lập 
II. Tự luận (7 điểm) 
13. (5 điểm): Viết bài văn giới thiệu về một sản vật của quê hương. 
14. (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu những cảm nhận của em về 
một nhân vật em thích nhất trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn 
Thành Long. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBo_Nguvan_91_02.pdf