I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời
đúng.
1. Tác phẩm nào sau đây không phải truyện hiện đại Việt Nam ?
A. Con chó Bấc
B. Bến quê
C. Lặng lẽ Sa Pa
D. Những ngôi sao xa xôi
2. Tác phẩm nào được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận ?
A. Mùa xuân nho nhỏ
B. Những ngôi sao xa xôi
C. Bàn về đọc sách
D. Nói với con
1 PHÒNG GIÁO DỤC NHƠN TRẠCH ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Tác phẩm nào sau đây không phải truyện hiện đại Việt Nam ? A. Con chó Bấc B. Bến quê C. Lặng lẽ Sa Pa D. Những ngôi sao xa xôi 2. Tác phẩm nào được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận ? A. Mùa xuân nho nhỏ B. Những ngôi sao xa xôi C. Bàn về đọc sách D. Nói với con 3. Trong những văn bản viết về tình mẫu tử, đâu là văn bản nhật dụng ? A. Mây và sóng (Ta-gor) B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm). C. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) D. Cổng trường mở ra (Lí Lan) 4. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu như thế nào ? A. Mùa xuân xứ Huế so với mùa xuân các nơi khác là rất nhỏ bé. B. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, cống hiến cho đất nước. C. Mùa xuân xứ Huế chỉ là một mùa xuân nhỏ bé, chỉ là một cành hoa, một con chim hót. D. Cả A, B, C đều đúng. 5. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết theo thể thơ gì ? A. Thể thơ tám chữ B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Thể thơ thất ngôn bát cú D. Thể thơ tự do 2 6. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào ? A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát C. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên D. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 7. Cụm từ “nằm trong giấc ngủ bình yên” trong câu “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” là gì ? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cả A, B, C đều không đúng. 8. Từ nào là từ tượng hình ? A. Râm ran B. Lố nhố C. Thánh thót D. Rào rạt 9. Từ nào sau đây là từ ghép ? A. Hô hố B. Rườm rà C. Chóp chép D. Ngẫm nghĩ 10. Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nên hiểu theo nghĩa nào ? A. nghĩa tường minh B. nghĩa hàm ý C. cả nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý 11. Câu “Lão không hiểu ý tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.” có sử dụng: A. thành phần tình thái B. thành phần cảm thán C. thành phần phụ chú D. thành phần gọi – đáp * Đọc câu “Dưới chân đồi, những thửa ruộng xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông.” và trả lời câu hỏi 12, 13: 3 12. Câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? A. Câu đơn bình thường B. Câu ghép đẳng lập C. Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ D. Câu mở rộng bộ phận vị ngữ 13. Trong câu văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Nói quá 14. Các câu “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển cũng mơ màng dịu hơi sương.” đã sử dụng phép liên kết gì ? A. Phép thế B. Phép nối C. Phép lặp từ ngữ D. Không có phép liên kết 15. Câu “Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ em khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường” có mấy chủ ngữ ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 16. Câu nào dưới đây có sử dụng thành phần tình thái ? A. Ồ, sao mà đội ấy vui thế ? B. Chúng con chào thầy ạ ! C. Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một chút nào. D. Trời ơi, muộn mất rồi ! II. Tự luận (6 điểm). Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Tài liệu đính kèm: