I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
• Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2:
“Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn
miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ sinh hoạt của người
nông dân. Truyện “Làng” được Kim Lân sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp. Nhân vật chính là ông Hai, người làng Chợ Dầu”.
(Trích bài làm của học sinh)
1 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO PHÙ CỪ - HƯNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. • Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2: “Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ sinh hoạt của người nông dân. Truyện “Làng” được Kim Lân sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính là ông Hai, người làng Chợ Dầu”. (Trích bài làm của học sinh) 1. Đoạn văn trên phù hợp nhất với phần nào của bài văn ? A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Cả A, C đều đúng. 2. Cách trình bày của đoạn văn trên theo trình tự nào ? A. Từ riêng đến chung B. Từ khái quát đến cụ thể C. Từ quá khứ đến hiện tại. D. Từ hiện tại đến tương lai 3. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên khai thác và phát triển hình tượng con cò từ đâu? A. Những câu hát ru quen thuộc B. Những hình ảnh con cò trong thơ cổ C. Hình ảnh con cò trong thơ hiện đại D. Những bài thơ viết về loài vật 4. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là gì ? A. Hình ảnh người nông dân vất vả, lam lũ B. Hình ảnh người phụ nữa vất vả, giàu đức hi sinh C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và ý nghĩa của lời ru D. Cả A, B, C đều đúng 2 5. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết theo thể thơ gì ? A. Thể thơ tám chữ B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Thể thơ thất ngôn bát cú D. Thể thơ tự do 6. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất niềm xúc động của nhà thơ Viễn Phương khi ra thăm lăng Bác? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt D. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 7. Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán ? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá ! B. Kìa, trời mưa rồi đấy. C. Ồ, ngày mai là thứ bảy rồi. D. Tôi không rõ lắm, hình như họ là hai mẹ con. 8. Câu nào sau đây không có thành phần gọi đáp ? A. Ngày mai là thứ năm rồi. B. Này, cậu đi học đấy ư ? C. Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ. D. Ngủ ngoan A-Kay ơi ! 9. Câu nào sau đây là câu đặc biệt ? A. Tôi, một quả bom trên đồi. B. Vắng lặng đến phát sợ. C. Cây còn lại xơ xác. D. Đất nóng. 10. Câu “Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.” được dùng với mục đích gì ? A. Bày tỏ nghi vấn B. Trình bày sự việc C. Thể hiện sự cầu khiến D. Bộc lộ cảm xúc. 3 11. Ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ ? A. Là thành phần không thể thiếu trong câu B. Là thành phần đứng trước chủ ngữ C. Có thể thêm một số quan hệ từ đứng trước nó D. Nêu lên đề tài được nói đến trong câu 12. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ? A. Suy nghĩ về câu: Uống nước nhớ nguồn. B. Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. C. Suy nghĩ về câu: Có chí thì nên. D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó. II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Hãy tóm tắt đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê (khoảng 5 đến 10 dòng). Câu 2 (5 điểm): Phân tích bức tranh chớm thu thể hiện trong đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu! ( “Sang thu” - Hữu Thỉnh)
Tài liệu đính kèm: