Đề kiểm tra: Ngữ văn 8

Đề kiểm tra: Ngữ văn 8

I. Phần trắc nghiệm: * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất

“Nay ta chọn các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyển tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ: nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ: chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịc này để các ngươi hiểu bụng ta.” (Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

1. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn:

“Hịch là một ., có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục”

A. Thể văn tự sự B. Thể văn nghị luận C. Thể văn thuyết minh D. Thể văn trần thuật

2. Đoạn trích trên thuộc phần nào trong bài Hịch tướng sĩ?

A. Phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề

B. Phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng

C. Phần thứ ba nêu nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái

D. Phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi cụ thể

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên:................................................................. Lớp: 8
Đề kiểm tra: Ngữ văn
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Phần trắc nghiệm: * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất
“Nay ta chọn các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyển tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ: nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ: chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịc này để các ngươi hiểu bụng ta.” (Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
1. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn:
“Hịch là một ..........., có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục”
A. Thể văn tự sự B. Thể văn nghị luận C. Thể văn thuyết minh D. Thể văn trần thuật
2. Đoạn trích trên thuộc phần nào trong bài Hịch tướng sĩ?
A. Phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề
B. Phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng
C. Phần thứ ba nêu nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái
D. Phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi cụ thể
3. Câu văn: “Nếu các ngươi biết chuyển tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ: nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.” Thuộc loại câu nào dưới đây?
A. Câu ghép chỉ thời gian B. Câu ghép chỉ nơi chốn
C. Câu ghép chỉ điều kiện D. Câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả
4. Câu nói: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.” Thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày kết hợp tuyên bố B. Hành động bộc lộ cảm xúc
C. Hành động ước kết D. Hành động tuyên bố
5. Câu văn: “Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?” thuộc loại câu nào?
A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán
6. Trong câu: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ”
 vế 1 vế 2 vế 3
vế 1, vế 2, vế 3 có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Quan hệ đẳng lập B. Quan hệ chính phụ C. Quan hệ nhân quả D. Quan hệ điều kiện
7. Câu nào dưới đây thuộc loại câu cầu khiến?
A. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển sách gọi là Binh thư yếu lược.
B. Ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu bụng ta.
C. Đã đến lúc, mọi người hãy đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
D. Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống hút thuốc lá.
8. Câu nào sau đây sử dụng đúng dấu câu?
A. Trần Hưng Đạo muốn kêu gọi binh sỹ chăm chỉ luyện tập
B. Trần Hưng Đạo muốn bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.
C. Trần Hưng Đạo muốn bày tỏ lòng căm thù giặc: tinh thần quyết chiến quyết thắng.
D. Trần Hưng Đạo không những nghiêm khắc cảnh cáo các tướng sỹ.
9. Câu nào dưới đây là câu trần thuật?
A. “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”
B. “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”
C. “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
D. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.”
10. Dòng nào dưới đây hoàn toàn chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng có chung nét nghĩa chỉ sự liên quan đến việc binh?
A. Binh pháp, binh thư, quân sĩ, tướng sĩ, mũi giáo, áo giáp
B. Luyện tập, thần chủ, nghịch thù, kẻ thù
C. Binh thư, khinh bỏ, kẻ thù, giặc giã D. Giặc, nghịch thù, khinh bỏ, trừ hung, rửa nhục
II. Phần tự luận:
1. Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu thơ cuối trong bài thơ “ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, có sử dụng một hoặc hai kiểu câu đã học. (Gạch chân các kiểu câu đó)
2. Hãy viết bài giới thiệu về một nhân vật trong tác phẩm đã học để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van lop 8.doc