Đề kiểm tra “Thơ và truyện hiện đại” - Lớp 9

Đề kiểm tra “Thơ và truyện hiện đại” - Lớp 9

*Bài thơ “Đồng chí của Chính Hữu”, em hãy cho biết:

1. Điều gì làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó thân thiết? (2 điểm)

2. Tình đồng chí được biểu hiện như thế nào? (2điểm)

* “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”, hãy cho biết:

3. Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận, suy nghĩ gì? (2điểm)

4. Phân tích diễn biến tâm trạng bé Thu, trước và sau khi nhận ra ba mình, trong văn bản “Chiếc lược ngà”? (4 điểm)

Hướng dẫn chấm kiểm tra Văn –Lớp 9

Thời gian: 45’

1. Điều làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó thân thiết:

-Là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. (0,5 điểm)

-Gắn bó với các anh: súng bên súng, đầu sát bên đầu. (0,5 điểm)

-Thiếu thốn càng làm cho các anh thương yêu nhau hơn: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. (0,5 điểm)

-Bệnh tật làm cho họ cảm thông cùng nhau hơn: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

 Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. (0,5 điểm)

2. Tình đồng chí được biểu hiện:

-Trong đoàn kết chiến đấu: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. (0,5 điểm)

-Trong yêu thương đùm bọc: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (0,5 điểm)

-Tình thương yêu mộc mạc, không ồn ào nhưng thấm thía: (1 điểm)

 

docx 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra “Thơ và truyện hiện đại” - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra “Thơ và truyện hiện đại” - Lớp 9
Thời gian: 45’
*Bài thơ “Đồng chí của Chính Hữu”, em hãy cho biết:
1. Điều gì làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó thân thiết? (2 điểm)
2. Tình đồng chí được biểu hiện như thế nào? (2điểm)
* “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”, hãy cho biết:
3. Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận, suy nghĩ gì? (2điểm)
4. Phân tích diễn biến tâm trạng bé Thu, trước và sau khi nhận ra ba mình, trong văn bản “Chiếc lược ngà”? (4 điểm)
Hướng dẫn chấm kiểm tra Văn –Lớp 9
Thời gian: 45’	
1. Điều làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó thân thiết:
-Là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. (0,5 điểm)
-Gắn bó với các anh: súng bên súng, đầu sát bên đầu. (0,5 điểm)
-Thiếu thốn càng làm cho các anh thương yêu nhau hơn: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. (0,5 điểm) 
-Bệnh tật làm cho họ cảm thông cùng nhau hơn: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
	Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. (0,5 điểm) 
2. Tình đồng chí được biểu hiện:
-Trong đoàn kết chiến đấu: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. (0,5 điểm)
-Trong yêu thương đùm bọc: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (0,5 điểm)
-Tình thương yêu mộc mạc, không ồn ào nhưng thấm thía: (1 điểm)
+ Bàn tay giao cảm thay cho lời nói. 
+Bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết, gắn bó, cảm thông và cả sự hứa hẹn lập công. +Bàn tay nói được những lời khó nói thành lời. 
3. Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em cảm nhận, suy nghĩ: 
- Hình ảnh những chiếc xe không kính, trần tụi, xây xước, móp méo, không đèn, không an toàn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến. (1 điểm)
-Chuyển quân, chuyển đạn, gạo, súng hướng về Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mỹ gian lao hào hùng. (0,5 điểm)
-Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm hứng thơ cho tác giả. (0,5 điểm)
4. Diễn biến tâm trạng bé Thu, trước và sau khi nhận ra ba mình, trong văn bản “Chiếc lược ngà”:
-Trước khi nhận ra cha : (2 điểm)
+Nghe gọi, giật mình, ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên.
+Thái độ lo lắng, sợ hãi, từ chối, cự tuyệt sự quan tâm, nghĩ ông Sáu không phải là cha mình.
-Khi nhận ông Sáu là cha mình: (2 điểm)
+Được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt cha, nằm lăn lộn, thở dài, ân hận nuối tiếc.
+Gọi cha thét lên, như xé lòng, như vỡ tung từ đáy lòng. . . .
+Ôm chặt lấy cổ cha, hôn khắp người, hai chân ghì chặt cha, không cho cha đi. . . .
+sự ân hận nuối tiếc của bé Thu, tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng dứt khoát, rạch ròi rất yêu thương cha mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKT 1 tiet.docx