Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 9

Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).

Câu 1(2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng điều kiện sử dụng hàm ý?

A. Người nói ( người viết) có ý thức sử dụng hàm ý.

B. Người nói( người viết) có năng lực giải đoán hàm ý.

C. Người nghe( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

D. Người nghe( người đọc) không cần hiểu nội dung hàm ý.

2. Dòng nào không nói đến phép liên kết?

A. Lặp từ ngữ, dùng phép thế, phép nối. C. Dùng từ cùng trường nghĩa.

B. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. D. Dùng từ tượng hình, tượng thanh.

3. Các từ trong đoạn văn chỉ liên kết với nhau về nội dung hoặc chỉ liên kết về hình thức. Điều đó đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai.

4. Từ “ Cơm” trong “Cơm, tôi đã ăn” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

A. Khởi ngữ. B. Tình thái. C. Phụ chú. D. Cảm thán.

5. Dòng thơ nào dưới đây mang nghĩa tường minh?

A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

B. Đêm nay rừng hoang sương muối.

C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

D. Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
Câu 1 ý 4
Câu 2
Các thành phần biệt lập
Câu 3
Câu 1
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 1 ý2
Câu 1 ý3
Câu 1 ý 8
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 1 ý1
Câu 1 ý 5
Tổng kết về ngữ pháp
Câu 1 ý 6
Câu 1 ý 7
Câu 2
Tổng
1,75đ
2,25đ
2
4đ
Tỉ lệ
17,5%
42,5%
40%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Câu 1(2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng điều kiện sử dụng hàm ý?
A. Người nói ( người viết) có ý thức sử dụng hàm ý.
B. Người nói( người viết) có năng lực giải đoán hàm ý.
C. Người nghe( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
D. Người nghe( người đọc) không cần hiểu nội dung hàm ý.
2. Dòng nào không nói đến phép liên kết?
A. Lặp từ ngữ, dùng phép thế, phép nối. C. Dùng từ cùng trường nghĩa.
B. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. D. Dùng từ tượng hình, tượng thanh.
3. Các từ trong đoạn văn chỉ liên kết với nhau về nội dung hoặc chỉ liên kết về hình thức. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
4. Từ “ Cơm” trong “Cơm, tôi đã ăn” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
A. Khởi ngữ. B. Tình thái. C. Phụ chú. D. Cảm thán.
5. Dòng thơ nào dưới đây mang nghĩa tường minh?
A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
D. Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời.
6. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
7. Trong các tính từ sau, từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ
 ( rất, hơi, lắm, quá)?
A. Cao lớn. B. Oai phong. C. Chót vót. D. Tươi tắn.
8. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được sử dụng trong phép thế?
A. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại...
B. Đây, đó, kia, thế, vậy...
C. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy...
D. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu...
Câu 2( 1 điểm): Ghi vào đằng sau mỗi nhóm từ tên những từ loại thích hợp(1. danh từ, 2. đại từ, 3. động từ, 4. trợ từ, 5. quan hệ từ ).
A. Chính, ngay, những, cả, à, ừ, nhỉ, chứ...là.....
B. Và, hay, hoặc, rồi, còn, vì, nhưng, mà...là......
C. Biết, hiểu, yêu, ghét, ngủ, mọc, nhú, trở nên...là......
D. Sự, cuộc, cách, điều, nổi, việc, chủ trương, nhà, núi...là.....
Câu 3 (1 điểm): Nối thông tin ở cột A và một thông tin tương ứng ở cột B sao cho đúng
Cột A
Cột B
Kết quả nối
1. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
2. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
3. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
4. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
5. Dùng để dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật.
a. Thành phần tình thái.
b. Thành phần gọi đáp.
c. Thành phần phụ chú.
d. Thành phần cảm thán.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 1(2 điểm): Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau đây:
a. Một bài thơ hay, không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
b. Lão không hiểu tôi - tôi nghĩ vậy - tôi càng buồn lắm.
c. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
d. Ôi ! Những buổi chiều mưa ướt dầm lá cọ!
Câu 2 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 10 dòng) với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ.
.Hết
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Câu 1(2 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
Ý
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
B
A
B
B
C
B
Câu 2 (1 điểm): Mỗi ý điền đúng được 0,25điểm.
A( 4. trợ từ). B(5.quan hệ từ). C( 3. động từ). D( 1. danh từ).
Câu 3(1 điểm): Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm.
 1- a 2 – d 3 – b 4 – c 
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 1( 2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a Một bài thơ hay: thành phần khởi ngữ.
b. tôi nghĩ vậy: thành phần phụ chú.
c. thưa ông: thành phần gọi đáp.
d. ôi!:Thành phần cảm thán.
Câu 2( 4điểm): Học sinh viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu, đúng cấu trúc cú pháp với nội dung tự chọn, có sử dụng thành phần khởi ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 09.doc