Đề kiểm tra tổng hợp Ngữ văn 9

Đề kiểm tra tổng hợp Ngữ văn 9

Đề 5:

Câu hỏi:

Câu 1 : Cho các câu thơ:

 a/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm)

 b/ Ngày xuân em hãy còn dài

 Xót lời máu mủ thay lời nước non

 (Nguyễn Du)

Hai từ “mặt trời” và “xuân” từ nào là từ chuyển nghĩa lâm thời, từ nào chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? (nêu trong từng trường hợp)

Câu 2 : Tình huống nào trong truyện “Làng” của Kim Lân đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai ?

Câu3 : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ đơn giản, dựa vào bài thơ để tóm tắt câu chuyện.

Câu 4- Tập làm văn (Đề tổng hợp):

 Trong các bài thơ hiện đại đã học ở lớp 9, có những bài nào viết về tình mẹ con? Hãy phân tích nét riêng của mỗi bài trong việc thể hiện tình cảm ấy.

Gợi ý làm bài

Câu1:

-“Mặt trời” chuyển nghĩa lâm thời , đó là biện pháp tu từ ẩn dụ - so sánh ngầm đứa bé với mặt trời là muốn đối với mẹ đứa con thành thiêng liêng cao quý nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ (như mặt trời đối với cây bắp). Hơn nữa là mặt trời nằm trên lưng, vô cùng gần gũi như một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc.

- “Xuân” : Đây là chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng . Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ “xuân”có nghĩa là trẻ , tuổi trẻ.

Câu 2:

 Tình huống truyện “Làng”:

 Thành công nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Làng” là đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào cũng nhớ làng, nói chuyện với ai cũng khoe làng mình. Thế mà chính ông lại phải nghe cái tin từ những người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo giặc . Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 5:
Câu hỏi:
Câu 1 : Cho các câu thơ:
 a/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm)
 b/ Ngày xuân em hãy còn dài
 Xót lời máu mủ thay lời nước non
 (Nguyễn Du)
Hai từ “mặt trời” và “xuân” từ nào là từ chuyển nghĩa lâm thời, từ nào chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? (nêu trong từng trường hợp)
Câu 2 : Tình huống nào trong truyện “Làng” của Kim Lân đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai ?
Câu3 : Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có dáng dấp như một câu chuyện nhỏ đơn giản, dựa vào bài thơ để tóm tắt câu chuyện.
Câu 4- Tập làm văn (Đề tổng hợp):
 Trong các bài thơ hiện đại đã học ở lớp 9, có những bài nào viết về tình mẹ con? Hãy phân tích nét riêng của mỗi bài trong việc thể hiện tình cảm ấy.
Gợi ý làm bài
Câu1: 
-“Mặt trời” chuyển nghĩa lâm thời , đó là biện pháp tu từ ẩn dụ - so sánh ngầm đứa bé với mặt trời là muốn đối với mẹ đứa con thành thiêng liêng cao quý nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ (như mặt trời đối với cây bắp). Hơn nữa là mặt trời nằm trên lưng, vô cùng gần gũi như một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc.
“Xuân” : Đây là chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng . Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ “xuân”có nghĩa là trẻ , tuổi trẻ.
Câu 2:
 Tình huống truyện “Làng”:
 Thành công nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Làng” là đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào cũng nhớ làng, nói chuyện với ai cũng khoe làng mình. Thế mà chính ông lại phải nghe cái tin từ những người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo giặc . Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.
Câu 3 :
 Tóm tắt câu chuyện qua bài thơ “Ánh trăng”:
 Từ thời thơ ấu đến thời đi bộ đội chiến đấu, tác giả luôn sống gần gũi thân thiết với vầng trăng như người bạn thân tri kỷ không bao giờ quên được người bạn im lặng dễ mến ấy. Thế mà khi chuyển về sống ở thành phố hiện đại với ánh đèn điện cửa gương sáng lóa thì tự nhiên lại dửng dưng với vầng trăng . Nhưng rồi một đêm, bỗng nhiên mất điện, trong căn phòng cao ốc tối om, tác giả vội mở cửa sổ thì thấy đột ngột, vành vạnh vầng trăng tròn. Tác giả ngửa mặt nhìn trăng, nhớ đến những năm tháng đã qua . Trăng im phăng phắc khiến nhà thơ giật mình. Qua câu chuyện tình cờ nhỏ nhoi đó, chủ thể trữ tình muốn gợi nhắc bản thân và người đọc thái độ đối với quá khứ.
Câu 4:
Gợi ý
Các nội dung cụ thể
I- Nêu các bài thơ đề cập đến tình mẹ con.
II- 
a/“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (phân tích 3 lời ru để làm rõ nội dung trên)
b/”Con cò” khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, dân ca, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru
c/ “Mây và Sóng”: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhien ngây thơ của em bé với mẹ đẻ thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ . Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
III- Khẳng định tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng.
I- Ba bài thơ : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, “Con cò” của Chế Lan Viên, “Mây và Sóng” của R. Ta-go (Ấn Độ) đều là những bài đề cập đến tình mẹ con. Ba bài thơ đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bá nói với mẹ . Nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt.
II-
a/“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . Bà mẹ được nói đến trong bài thơ là bà mẹ người Tà-ôi có một mối tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội ,thương đất nước.
 Bài thơ có 3 khúc ru được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị Thiên. Ba khúc hát ru đều mở đầu bằng hai câu:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ:
Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi.
đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết , trìu mến của người mẹ giành cho con.
 Hình ảnh của người mẹ được gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể qua từng khúc hát.
 + Khúc hát thứ nhất người mẹ giã gạo nuôi bộ đội:
Nhịp chày nghiêng và giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Mẹ vất vả nên em vất vả theo. Mồ hôi ướt đẫm áo em nhưng bù lại em được say giấc nồng trên lưng mẹ và trong lời ru của mẹ:
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
 Trong lời ru của mẹ ta thấy chứa chan tình yêu con, tình yêu bộ đội, yêu cách mạng và kháng chiến. Qua khúc hát ta thấy ước mơ của mẹ thật giản dị và cảm động biết bao: Mẹ ước mơ con lớn “Vung chày lún sân”
 + Khúc hát thứ hai, người mẹ tỉa bắp trên núi, nuôi làng nuôi bộ đội:
Lưng núi thì to lưng mẹ nhỏ
 Hình ảnh đối lập gợi sự nhỏ bé của mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút, diễn tả sự chịu đựng gian khổ của người mẹ Tà-ôi. Ở khúc hát này, trong lời ru của mẹ ta thấy tình yêu con, tình yêu làng tha thiết và mẹ ước mơ con của mẹ lớn sẽ “Phát mười ka lưi...”
 +Khúc hát thứ ba:
Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
 Mẹ trực tiếp ra trận. “Mẹ đưa em đi để giành trận cuối”. Mẹ cùng em ra chiến trường , trực tiếp tham gia chiến đấu cùng “Anh trai”, “Chị gái” . Giờ đây mẹ ước mơ được thấy Bác Hồ, ước mơ: “Mai sau con lớn làm người tự do”.
 Hình ảnh người mẹ hiện lên trong mỗi khúc hát vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển. Không gian làm việc của mẹ càng ngày càng mở rộng, từ giã gạo ở nhà đến phát rẫy trên nương và cuối cùng mẹ ra chiến trường. Trong mỗi khúc hát ta thấy lúc đầu mẹ là mẹ chiến sĩ, về sau chính mẹ là chiến sĩ.
 Những lời ru của mẹ - “tim hát thành lời” đó là tình cảm của mẹ, là khát khao ước vọng của mẹ đối với con mình. Nhưng ở đây tình mẫu tử thiêng liêng không phải chỉ dành cho một người con duy nhất của mẹ , tình thương đó còn dành cho bộ đội, cho dân làng và cho đất nước. Hiện tại, tương lai của con đều gắn liền với dân làng với cuộc kháng chiến của đất nước, dân tộc. Hình ảnh mẹ trong bài thơ không chỉ mang ý nghĩa cụ thể về một người mẹ Tà-ôi mà còn mang ý nghĩa khái quát. Trong cuộc kháng chiến thần thánh ấy có biết bao người như mẹ . Những người mẹ Việt Nam yêu con, yêu nước, sẵn sàng cống hiến , sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại vì độc lập tự do của dân tộc.
b/ Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ ,giọng thơ thấm vào hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng. Lời ru ngân nga, ngọt ngào biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với con thơ.
 + Đoạn đầu , người mẹ bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “Con cò” bay lả bay la ... “Con cò mà đi ăn đêm...” .Nhìn con thơ “Con còn bế tren tay- Con chưa biết con cò” mà lòng mẹ dạt dào tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương.Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ:
Cò một mình cò phải kiếm ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
 Mẹ đã dành cho con thơ tất cả.Cánh tay dịu hiền của mẹ.Lời ru câu hát êm đềm của mẹ.Dòng sữa ngọt ngào của mẹ.Những hoán dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa vỗ về:
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân!
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
 Giọng thơ đầm ấm, ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương.
+Trong đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, tạo nên sự gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người .Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.Như thế, hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời
từ tuổi ấu thơ trong nôi:
Cò đứng ở quanh nôi;
Rồi cò vào trong tổ,
Con ngủ yên thì có cũng ngủ,
Cánh của cò,hai đứa đắp chung đôi.
Cò đùm bọc tuổi thơ như người mẹ bên con. Con đắp chăn hay con đắp cánh cò?
Khi con tới trường:
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp. Cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con.
 - Và mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ. Cuộc đời con nhiều sáng tạo, mãi miết chuyên cần “bay hoài không nghỉ”. Hình ảnh cánh cò trắng bay...thể hiện ước mơ đẹp của mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con. Cò đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước .Con sẽ nối chí cha. Một câu hỏi, khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền:
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
+ Đến đoạn 3 thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con
Chữ “dù”, chữ “mãi” được điệp lại, ý thơ được khẳng định, tình mẫu tử bền chặt sắt son. Dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng người mẹ theo sát đứa con. Từ đó , nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Đối với người mẹ , con dù đã trưởng thành thì vẫn còn nhỏ bé vẫn được mẹ chở che, nâng đỡ , lòng mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời. Từ thấu hiểu tấm lòng người mẹ , bài thơ đã khái quát lên một qui luậtvề tình mẹ con bền vững, rộng lớn và sâu sắc.
-Từ xúc cảm về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng:
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Đó là suy tưởng về một lời ru về con cò, cũng là lời ru về cuộc đời con người trong sự đùm bọc của mẹ, trong sự vuốt ve, âu yếm của lời ru. Cuộc đời đó lớn lên, trưởng thành từ chiếc nôi và lời ru.
 Bài thơ “Con cò” là một bài thơ đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời,rất nhân hậu và nhân tình.
c/ Bài thơ “Mây và Sóng” nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm gia cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.
 + Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe Mây trên cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ bé cùng du ngoạn “giỡn với sớm vàng” , và đùa “cùng trăng bạc” từ bình minh đến lúc trăng lên. Cuộc đối thoại giữa Mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:
Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi.
 Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm...là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh
Ở đây tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ.
 + Ngắm mây bay... rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Sóng thủ thỉ cùng em về cuộc viễn du: “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi”...Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?”. Sóng vỗ vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào...Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời:
Tôi làm thế nào rời mẹ tôi được
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót , họ dần đi xa...
 Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại đắn đo, băn khoăn .Em không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi cùng Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ , nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn : tình mẫu tử. Em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Em cũng không thể nào “rời mẹ” một giây, một phút. Niềm vui cứ chói ngời mãi hồn em:
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu..
Khắc phục những ham muốn nhất thời, không còn tìm cách bay bổng lên mây hay để sóng cuốn đi, bé đã nghĩ ra trò chơi của mình. Trò chơi sáng tạo và thú vị ở chỗ nó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con. Nó giỡn với bến bờ kì lạ là những con sóng lăn, lăn vỗ mãi , vỗ mãi là tiếng cười giòn tan của sóng – con, tiếng cười dịu dàng của bờ -mẹ . Không ai trên thế gian này biết được là mẹ con ta ở chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
 Trò chơi sáng tạo của bé còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu là của hai mẹ con, giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người . Câu thơ “Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển” là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có con. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc “con cười giòn tan vào gối mẹ” là lúc mẹ vô cùng sung sướng . Vì thế, con ngoan và vui chơi là lòng mẹ hạnh phúc.
“Mây và Sóng” giúp ta cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
III-
 Tình mẹ con (mẫu tử) là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ bién nhất của con người, cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cạn của nhà thơ. Nếu như Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh “Con cò” trong ca dao; Nguyễn Khoa Điềm làm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thì đại thi hào Ấn Độ có bài “Mây và Sóng” sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng . Chính tình mẫu tử đã biến thành sức mạnh để con người chiến thắng những cám dỗ, những ham muốn nhất thời,kể cả những gian khổ hiểm nguy. Nó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống con người

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap ngu van 9 de kiem tra.doc