Đề kiểm tra truyện trung đại năm học: 2008 - 2009 môn: Ngữ văn 9 - Đề 2

Đề kiểm tra truyện trung đại năm học: 2008 - 2009 môn: Ngữ văn 9 - Đề 2

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

 Câu 1 (1 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái ở đầu câu trả đúng nhất.

 1- Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?

A. Là truyện kể về sự việc hoàn toàn có thật.

B. Là truyện kể đan xen yếu tố thật và yếu tố hoang đường.

C. Là truyện kể về sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.

D. Là truyện kể về các nhân vật lịch sử.

 2 - Nhận định nào đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”?

A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn.

B. Miêu tả nhân vật.

C. Xây dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

D. Miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

 3 - “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?

A. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyền kỳ

B. Tuỳ bút D. Truyện ngắn

 4 - Ý nào nói không đúng nội dung của “Hồi thứ mười bốn” (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí”)?

A. Nói về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.

C. Nói đến Sở và Lân thua trận.

D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra truyện trung đại năm học: 2008 - 2009 môn: Ngữ văn 9 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ®Ò kiÓm tra 1 tiÕt truyÖn trung ®¹I (TIẾT 48 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008 - 2009 
 Thời gian: 45 phút
Mức độ
Néi dung
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
VËn dông thÊp
VËn dông cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- ChuyÖn người con g¸i Nam 
Xư¬ng
Câu 1ý1
Câu1ý2
Câu2ý1
- ChuyÖn cò trong phñ Chóa TrÞnh
Câu1ý3
Câu2ý2
- Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ
Câu1ý4
- TruyÖn KiÒu
Câu1ý1
Câu3
Câu 1ý 2
Câu2
Lôc V©n Tiªn cøu KiÒu NguyÖt Nga
Câu2ý4
Lôc V©n Tiªn gÆp n¹n
Câu2ý3
Tæng
1,5 điểm
2,5 điểm
1 điểm
5điểm
Tỷ lệ
15%
35%
50%
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ®Ò kiÓm tra 1 tiÕt truyÖn trung ®¹I (TIẾT 48 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008 - 2009 
 Thời gian: 45 phút
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Câu 1 (1 điểm): Ghi ra bài làm chữ cái ở đầu câu trả đúng nhất.
 1- Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?
A. Là truyện kể về sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là truyện kể đan xen yếu tố thật và yếu tố hoang đường.
C. Là truyện kể về sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D. Là truyện kể về các nhân vật lịch sử.
 2 - Nhận định nào đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”?
A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn.
B. Miêu tả nhân vật.
C. Xây dựng cốt truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
D. Miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
 3 - “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết chương hồi
C. Truyền kỳ
B. Tuỳ bút
D. Truyện ngắn
 4 - Ý nào nói không đúng nội dung của “Hồi thứ mười bốn” (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí”)?
A. Nói về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
C. Nói đến Sở và Lân thua trận.
D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
 Câu 2 (1 điểm): Điền Đ vào ô trống đầu câu đúng, điền S vào ô trống đầu câu sai.
• Trương Sinh và Phan Lang là nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
• “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
• Hành động của nhân vật Trịnh Hâm trong “Lục vân tiên gặp nạn” chỉ là nông nổi, bồng bột nhất thời hồ đồ.
• Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng chữ Hán.
 Câu 3 (1 điểm): Nối văn bản ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A
B
1- Chị em Thuý Kiều
a- Khắc hoạ nhân vật dũng cảm trọng nghĩa khinh tài và nhân vật hiền hậu, nết na, ân tình
2 - Kiều ở lầu Ngưng Bích
b- Tác giả bóc trần bản chất xấu xa đê tiện của nhân vật, phê phán thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc của người phụ nữ
3 - Mã Giám Sinh mua Kiều
c - Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi, tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của nhân vật.
4 - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
d - ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh
e - Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
 II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu1 (2 điểm).
 Chép lại theo trí nhớ của em những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du? Qua những câu thơ đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Thuý Vân?
Câu 2 (5 điểm).
Viết một đoạn văn phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Từ câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm” đến câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”)
 Hết...........................
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN kiÓm tra 1 tiÕt truyÖn trung ®¹I (TIẾT 48 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008 - 2009 
 Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM):
Câu 1 (1 điểm): mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
Ý
1
2
3
4
Đáp án
B
C
B
C
Câu 2 (1 điểm): mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm.
Điền lần lượt là: S, Đ, S, S.
Câu 3 (1 điểm): mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm.
Nối: 1 - d, 2 - c, 3 - b, 4 - a.
II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
Chép đúng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân được (1 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Nhận xét về vẻ đẹp của Thuý Vân: Là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang – 1 điểm
Câu 2 ( 5điểm):
1 - Mở bài (0,5 điểm):
- Cảnh vật trong “Truyện Kiều” vừa là bức tranh thiên nhiên, vừa là bức tranh tâm trạng. 
- Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
2 - Thân bài (4 điểm):
- Bao trùm tâm trang Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình (1 điểm).
- Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh” để diễn tả một tâm trạng ôm chọn 3 nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau (0,5 điểm).
+ Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì (0,5 điểm):
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
+ Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phận, cảnh ngộ của bản thân (0,5 điểm):
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
+ Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước, thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng (0,5 điểm):
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và tiếng sóng ầm ầm “kêu quanh ghế ngồi” như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều (1 điểm).
3 - Kết bài (0,5 điểm):
- Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 02.doc