Đề kiểm tra Văn lớp 9 (phần thơ)

Đề kiểm tra Văn lớp 9 (phần thơ)

 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

* Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu có đáp án đúng :

1) Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ nào trong các bài thơ sau ?

 A. Viếng lăng Bác. B. Nói với con. C. Sang thu. D. Con cò.

2) Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc :

 A. Thái B. Tày C. Chàm D. Dao

3) Hai câu thơ sau trích từ bài thơ nào ? “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

 A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Nói với con. C. Viếng lăng Bác. D. Sang thu.

4) Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết trong thời kì nào ?

 A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Sau năm 1975.

 C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Cả A, B, C đều sai.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn lớp 9 (phần thơ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) 
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 45 phút
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Con cò (Chế Lan Viên)
C12
0,25
1
0,25
2
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
C6
0,25
C7
0,25
2
0,5
3
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
C3,C9
0,5
C2
1
C10
0,25
C2
4
3
0,75
1
5
4
Sang thu (Hữu Thỉnh)
C4,C5
0,5
C1
1
C11
0,25
C1
1
3
0,75
1
2
5
Nói với con (Y Phương)
C1,C2
0,5
2
0,5
6
Mây và Sóng (R. Ta-go)
C8
0,25
1
0,25
Tổng số câu
14
Tổng số điểm
10
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 9 (PHẦN THƠ)
 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
* Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu có đáp án đúng :
1) Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ nào trong các bài thơ sau ?
 A. Viếng lăng Bác. B. Nói với con. C. Sang thu. D. Con cò. 
2) Nhà thơ Y Phương là nhà thơ dân tộc :
 A. Thái B. Tày C. Chàm D. Dao
3) Hai câu thơ sau trích từ bài thơ nào ? “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
 A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Nói với con. C. Viếng lăng Bác. D. Sang thu.
4) Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết trong thời kì nào ?
 A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Sau năm 1975. 
 C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Cả A, B, C đều sai. 
5) Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào ?
 A. Thơ bảy chữ. B. Thơ tự do. C. Thơ năm chữ. D. Thơ văn xuôi.
6) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết trong hoàn cảnh nào ?
 A. Vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 
 B Năm 1976, khi lăng Bác Hồ được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. 
 C. Giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. 
 D. Năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
7) Ý nào nói đúng về ý nghĩa bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ?
 A. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng 
 được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. 
 B. Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
 C. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
 D. Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
8) Ý nào nói đúng về ý nghĩa bài thơ “Mây và Sóng” của R. Ta-go ?
 A. Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. 
 B. Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
 C. Thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
 D. Ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
9) Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chính ?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (Viễn Phương , Viếng lăng Bác)
 A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa.
10) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương muốn diễn đạt điều gì ?
 A. Bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và thương nhớ Bác. B. Ca ngợi vẻ đẹp của Bác Hồ.
 C. Cảm phục sự nhân ái bao la của Bác. D. Ca ngợi vẻ đẹp của lăng Bác. 
11) Ý nào nói đúng nhất tác dụng diễn đạt của từ “bỗng” và từ “hình như” dùng trong bài thơ “Sang thu” của 
 nhà thơ Hữu Thỉnh ?
 A. Tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi nhận ra hương ổi.
 B. Cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi mùa thu sang. 
 C. Sự ngạc nhiên và thích thú của tác giả trước sự chuyển mùa của thiên nhiên.
 D. Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. 
12) Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên cùng đề tài với bài thơ nào dưới đây ?
 A. Mây và Sóng (R. Ta-go) B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 
 C. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) D. Cả A và B đều đúng.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu ý nghĩa ẩn dụ của hai câu thơ cuối.
Câu 2: ( 5 điểm ) Chép 3 câu thơ tiếp theo câu thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác củaViễn Phương và nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ đó. “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 ”
 (Viễn Phương , Viếng lăng Bác)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
B
C
A
A
D
C
A
D
D
II. TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )
* Yêu cầu chép lại đúng khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. ( 1 điểm )
 Mỗi câu thơ chép đúng được 0,25 điểm. 
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
 * Nêu đúng ý nghĩa ẩn dụ của hai câu thơ: 
 Giống như hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng trải, từng chịu đựng nhiều giông gió của cuộc đời thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. ( 1 điểm )
Câu 2: ( 5 điểm )
 * Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo: ( 1 điểm ) 
 “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng diu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim ! ”
 * Yêu cầu bài văn viết phải có các ý cơ bản sau và trình bày được những suy nghĩ của cá nhân phù hợp với nội dung ý nghĩa thể hiện qua đoạn thơ.
 - Vào trong lăng, nhà thơ nhìn thấy khung cảnh thanh tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ trong lăng mà xúc động tưởng tượng như Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Bởi vì tác nhà thơ thấu hiểu cách sống, tâm hồn cao đẹp, hiền hậu, sáng trong như ánh trăng của Bác, nghĩ đến những vần thơ đầy ánh trăng của Người.
 - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanhnhói ở trong tim!” , Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự thực Người đã ra đi: Mà sao nghe nhói ở trong tim! .
Chữ nhói diễn tả chiều sâu của nỗi đau không cùng trong trái tim nhà thơ.
* Biểu điểm: 
 + Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, nêu được những suy nghĩ phù hợp, sâu sắc; trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt. ( 4 điểm ).
 + Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, có nêu được những suy nghĩ phù hợp nhưng chưa thật sâu sắc; trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt. ( 3 điểm ).
 + Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày được các ý cơ bản như trên, có nêu những suy nghĩ nhưng còn sơ sài, rời rạc; trình bày rõ ràng, diễn đạt còn có vài lỗi nhỏ. ( 2 điểm ).
 + Bài viết bố cục chưa rõ ràng, có nêu được vài ý nhưng chưa đầy đủ như trên; diễn đạt tương đối rõ ý. (1,5 điểm)
 + Bài viết không có bố cục rõ ràng, nói chung chung về nội dung đoạn thơ bằng một đoạn văn ngắn; trình bày cẩu thả, diễn đạt yếu. ( 0,5 điểm ). 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_lop_9_phan_tho.doc