Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

Câu 1. Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?

A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.

B. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả ngày nay.

C. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

D. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru.

Câu 2. Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác”?

A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.

B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác.

C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra Bắc thăm Bác.

D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp truyền thống của đất nước.

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc.

D. Cảm xúc về thời điểm đáng ghi nhớ của dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Con cò
C1
(0,25đ)
Mùa xuân nho nhỏ
 C3
(0,25đ)
C5
(0,25)
C1ý1
(1đ)
C11
(0,25)
C1ý2
(1đ)
Viếng lăng Bác
C2
2(0,25)
C4
(0,25đ)
C7
(0,25đ)
Sang thu
C6
(0,25đ)
C9
(0,25đ)
C2
(5đ)
Nói với con
C10
(0,25đ)
Mây và sóng
C8
(0,25đ)
C12
(0,25 đ)
Tổng điểm
1
1
2
1
5
Tỉ lệ
20%
30%
50%
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
Biểu tượng cho cuộc sống vất vả ngày nay.
Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru.
Câu 2. Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác.
Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra Bắc thăm Bác.
Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
Cảm xúc về vẻ đẹp truyền thống của đất nước.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc.
Cảm xúc về thời điểm đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu 4. Nhận xét nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.
Nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn du gợi cảm, lời thơ bình dị.
Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Câu 5. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?
Hào hùng, mạnh mẽ. C. Trong sáng, thiết tha.
Bâng khuâng, nuối tiếc. D.Mạnh mẽ, thiết tha
Câu 6. Trong bài thơ “Sang thu” hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?
Sôi động, náo nhiệt. C. Nhẹ nhàng, giao cảm.
Ngưng đọng, yên ả. D. Xôn xao. rộn rã
Câu 7. Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” trong bài thơ " Viếng lăng Bác " sử dụng phép tu từ ẩn dụ đúng hay sai?
 A.Đúng B.Sai
Câu 8. Tác giả của bài thơ “Mây và sóng” là ai ?
V.Huy gô C. Ta – Go
Ô.Henri D. Ai – Ma - tốp
Câu 9. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nét nhất ý của 2 câu thơ sau :
 “Sấm cũng bớt ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi” 
Những hàng cây đứng tuổi đã quen dần với tiếng sấm mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.
Sấm mùa thu không còn nhiều như mùa hạ.
Hàng cây đứng tuổi đã trải qua mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ nữa.
Hàng cây đứng tuổi cũng như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. 
Câu 10. Bài thơ “Nói với con” là lời tâm sự của ai?
Người mẹ nói với người con.
Người cha nói với người con.
Người con nói với cha.
Người con nói với mẹ.
Câu 11. Hình ảnh sáng tạo độc đáo nhất của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì ?
Hình ảnh mùa xuân của đất nước .
Hình ảnh mùa xuân của xứ Huế.
Hình ảnh mùa xuân của lòng người.
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu 12. Ý kiến nào sau đây nêu đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mây và sóng”?
Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể xen lẫn đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, phép lặp biến hoá.
Thơ văn xuôi, lời kể xen đối thoại, phép lặp biến hoá phát triển, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Chép lại chính xác khổ thơ thứ hai bài thơ”Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2(5 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) phân tích một hình ảnh nghệ thuật mà em thích trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
.......................Hết............................
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
A
C
C
C
A
C
D
B
D
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1
- Chép lại chính xác khổ thơ thứ 2 của bài thơ “Viếng lăng Bác”
 Mỗi dòng đúng được (0,25 đ)
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Nêu được nội dung của khổ thơ: Tình cảm thành kính, biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác.
1đ
 1đ
Câu 2
* Yêu cầu : Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt.
- Biết cách phân tích hình ảnh nghệ thuật đó, khai thác được cái hay, cái đẹp về nội dung nghệ thuật. Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng.
5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 03.doc