Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 8

Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương rút từ tập thơ:

A. Thơ Viễn Phương B. Mắt sáng học trò

C. Nhớ lời di chúc D. Như mây mùa xuân

2. Nội dung chính của bài thơ "Viếng lăng Bác" là gì?

A. Lòng yêu thương thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác.

B. Niềm vui sướng hân hoan của tác giả khi được ra Hà Nội.

C. Nỗi luyến tiếc khi tác giả phải rời lăng Bác.

D. Niềm sum họp hai miền Nam - Bắc

3. Trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" tác giả sử dụng biện pháp từ gì?

A. Nhân hoá B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mùa xuân nho nhỏ
 Câu6 
Câu7
Câu9
Câu10
Câu 2
Viếng lăng Bác
Câu1
Câu8
Câu3
Câu 2 
Sang thu
Câu
11
Câu1
ýa
Câu5
Câu12 
Câu1
ýb
Nói với con
Câu4
Tổng điểm
1 điểm
1 
điểm
2
điểm 
2 
điểm
4 
điểm
Tỉ lệ
20 % 
 40 %
 40%
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương rút từ tập thơ:
A. Thơ Viễn Phương	B. Mắt sáng học trò	
C. Nhớ lời di chúc	D. Như mây mùa xuân
2. Nội dung chính của bài thơ "Viếng lăng Bác" là gì?
A. Lòng yêu thương thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác.
B. Niềm vui sướng hân hoan của tác giả khi được ra Hà Nội.
C. Nỗi luyến tiếc khi tác giả phải rời lăng Bác.
D. Niềm sum họp hai	miền Nam - Bắc	
3. Trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" tác giả sử dụng biện pháp từ gì?
A. Nhân hoá	 B. So sánh C. Ẩn dụ	 D. Hoán dụ
4. Hai câu thơ: " Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát" trong bài "Nói với con" của Y Phương thể hiện điều gì?
A. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
C. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.
D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của "người đồng mình"
5. Cảm nhận thế nào về các hình ảnh: Gió se, sương chùng chình qua ngõ?
A. Gió mát và nhẹ thổi.
C. Gió nhè nhẹ không gian hiu hắt.
B. Gió nhẹ, bắt đầu se lạnh
D. Gió buồn khắp mọi nẻo.
6. Những hình ảnh mùa xuân nào đã xuất hiện trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải?
A. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
B. Mùa xuân của mỗi người, mùa xuân của đất nước.
C. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và mùa xuân nhỏ của mỗi người.
D. Mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của mỗi người.
7. Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ " trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ " được hiểu là " Những cái tinh tuý, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước " điều đó đúng hay sai:
A. Đúng B. Sai 
8. Hình ảnh nào trong bài thơ " Viếng lăng Bác " được ví với hình tượng " Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" 
A. Hàng tre	B. Mặt trời C. Bác Hồ D. Vầng trăng
9. Hình ảnh " người cầm súng và người ra đồng" trong khổ thơ thứ hai của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" ở trong tư thế:
A. Khẩn trương, hào hứng, náo nức
B. Vội vã, bận rộn như không thấy mùa xuân.
C. Đang du xuân
D. Đối diện với những khó khăn, vất vả
10. Những hình ảnh, âm thanh: "Con chim hót; cành hoa; nốt trầm" trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thể hiện:
A. Mơ ước của nhà thơ thật lãng mạn, bay bổng
B. Mơ ước của nhà thơ thật trong sáng, khiêm nhường
C. Mơ ước của nhà thơ thật mạnh mẽ.
D. Mơ ước của nhà thơ hết sức lớn lao.
11. Khổ thơ cuối của bài thơ "Sang thu" nhắc đến những sự vật, hiện tượng thiên nhiên nào?
A. Nắng, mưa, sấm, hàng cây.
B. Nắng, mưa, sông, chim.
C. Đám mây, nắng, mưa, sương.
D. Sấm, hàng cây, sông, mưa.
12. Trong bài thơ "Sang thu" hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?
A. Sôi động, náo nhiệt 
C. Nhẹ nhàng, giao cảm
B. Ngưng đọng, yên ả
D. Xôn xao, rộn rã
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
 Câu 1 (3 điểm):
a. (1 điểm ): Chép theo trí nhớ khổ thơ cuối bài thơ"Sang thu" của Hữu Thỉnh.
b. ( 2 điểm ): Em hiểu như thế nào về nghĩa của hai câu thơ sau:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Câu 2 (4 điểm): Phân tích khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 (Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)
.....................................Hết..................................
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
C
B
B
C
B
A
A
B
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
 Câu 1( 3 điểm): 
Câu a (1 điểm): Học sinh chép đúng khổ thơ cuối bài thơ "Sang thu "của Hữu Thỉnh, mỗi câu chép đúng được được 0.25 điểm:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu b (2 điểm):
 - Tầng nghĩa thứ nhất(nghĩa cụ thể) diễn tả ý: Sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên (1 điểm).
 -Tầng nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ). Suy nghĩ của nhà thơ về dân tộc, về con người. Khi đã từng trải, con người vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời (1 điểm). 
Câu 2 (4 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
- Giới thiệu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và tác giả Thanh Hải.
- Vị trí của khổ thơ trong bài.
0,25
0,25
Thân bài
 *Học sinh cần làm được các ý sau:
-Mùa xuân ở khổ 1, là mùa xuân của thiên nhiên đất trời, được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu:
+ Từ không gian cao rộng( với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la.)
+ Từ màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế.)
+ Âm thanh vang vọng , tươi vui của chim chiền chiện( hót vong trời)
- Tình cảm của tác giả: nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu giữ vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế: "tôi đưa tay tôi hứng".
=> Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc trời đất vào xuân
0,5
0,5
0,5
1
0,5
Kết bài
- Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 08.doc