ĐỀ BÀI
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ " Sang thu " ?
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 (TIẾT 134 - 135 ) NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 90 phút ĐỀ BÀI Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ " Sang thu " ? ....................Hết...................... PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 (TIẾT 134 - 135 ) NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 90 phút Các phần Nội dung Biểu điểm Mở bài ( 1 điểm ) - Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm. - Dẫn ra vấn đề nêu ở đầu bài. 0,5 0,5 Thân bài ( 8 điểm ) * Phân tích hai khổ thơ đầu để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật. - Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, rồi xa hơn là cánh chim, làn mây, dòng sông. - Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: Gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình ,.... tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc " Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu ". - Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở sự cảm nhận bâng khuâng xao xuyến của con người: bỗng, hình như thu đã về,... * Phân tích khổ thơ cuối để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa: - Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn: nắng, mưa, tiếng sấm nhưng đã thay đổi theo bước đi của mùa thu. Điều đó được diễn tả qua các từ ngữ: vẫn còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt,... - Hình ảnh hàng cây " đứng tuổi " làm rõ hơn nét hạ qua thu tới. 1,5 1,5 1,5 2,0 1,5 Kết bài ( 1 điểm ) - Nêu nhận xét về tác giả qua bức tranh " Sang thu " đó. Sự cảm nhận tinh tế như hiểu biết và yêu thiên nhiên. - Ý nghĩa khái quát của bài thơ. 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: