Đề ôn tập Ngữ Văn 8 tổng hợp - Học kỳ 2 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Đề ôn tập Ngữ Văn 8 tổng hợp - Học kỳ 2 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

ÔN TẬP TỔNG HỢP

 ĐỀ 1:

I- TRẮC NGHIỆM:

 Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đap án đúng nhất vào bài làm:

 “Huống gì thành Đại La,kinh đô của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam bắc đông tây;lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng.Dân cư khỏi chụi cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta,chỉ nơi này là thắng địa.Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước;cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

 ( Ngữ văn 8-tập II )

 1. Đoạn văn được viết bằng thể loại gì ?Của ai?

 A. Hịch-Trần Quốc Tuấn B.Chiếu-Lí Thái Tổ C.Chiếu-Lí Thánh Tông D.Cáo-Nguyễn Trãi

2.Nội dung chủ yếu của phần văn bản trên là gì?

 A.Nêu những ích lợi và sự cần thiết của việc dời đô. B Ban bố nội dung mệnh lệnh dời đô

 C. Nêu những đặc điểm về vị trí địa lí,chính trị,văn hóa của thành Đại La.

 D. Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô

3. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước;cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”thuộc kiểu câu gì ? Để thực hiện hành động nói nào?

 A.Câu trần thuật-để nhận định. B.Câu cảm thán-để bộc lộ cảm xúc

 C.Câu cầu khiến-để ra lệnh D. Câu trần thuật-để cầu khiến

4. Câu “Xem khắp đất Việt ta,chỉ nơi này là thắng địa”là câu phủ định .Đúng hay sai?

 A. Đúng B.Sai

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 866Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Ngữ Văn 8 tổng hợp - Học kỳ 2 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
 ĐỀ 1:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đap án đúng nhất vào bài làm:
 “Huống gì thành Đại La,kinh đô của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam bắc đông tây;lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng.Dân cư khỏi chụi cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta,chỉ nơi này là thắng địa.Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước;cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
 ( Ngữ văn 8-tập II )
 1. Đoạn văn được viết bằng thể loại gì ?Của ai?
 A. Hịch-Trần Quốc Tuấn B.Chiếu-Lí Thái Tổ C.Chiếu-Lí Thánh Tông D.Cáo-Nguyễn Trãi
2.Nội dung chủ yếu của phần văn bản trên là gì?
 A.Nêu những ích lợi và sự cần thiết của việc dời đô. B Ban bố nội dung mệnh lệnh dời đô
 C. Nêu những đặc điểm về vị trí địa lí,chính trị,văn hóa của thành Đại La.
 D. Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô
3. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước;cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”thuộc kiểu câu gì ? Để thực hiện hành động nói nào?
 A.Câu trần thuật-để nhận định. B.Câu cảm thán-để bộc lộ cảm xúc 
 C.Câu cầu khiến-để ra lệnh D. Câu trần thuật-để cầu khiến
4. Câu “Xem khắp đất Việt ta,chỉ nơi này là thắng địa”là câu phủ định .Đúng hay sai?
 A. Đúng B.Sai
5.Trật tự từ trong câu sau có tác dụng gì?
 “ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán”
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
 A.Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật,hiện tượng,hoạt động,đặc điểm.
 B.Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật,hiện tượng.
 C .Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
 D.Cả A,B,C đều đúng 
6.Văn bản nào sau đây không thuộc thể văn nghị luận cổ?
 A. Hịch tướng sĩ B.Chiếu dời đô C.Thuế máu D. Nước Đại Việt ta
 II. TỰ LUẬN:
Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp?
“ Chúng ta cần học giỏi văn để biết nhận thức cuộc sống,cảm thụ nó,phân biệt được cái giả,cái tốt,cái xấu,cái đẹp,và để ta có khả năng truyền đạt tới người khác một cách chính xác,sinh động những điều ta thu lượm được qua sự chiêm nghiệm bản thân.Học văn cần thiết và có ích cho mọi nghề nghiệp xã hội là như thế”
 (Vũ Tú Nam)
 2. “ Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn,theo điều học mà làm”
 ( Luận học pháp-Nguyễn Thiếp)
 Hãy giải thích ngắn gọn nội dung câu nói trên và chứng minh rằng đó là một quan niệm đúng đắn,tiến bộ về phương pháp học. 
 ĐỀ 2:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:
“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học,không biết rõ đạo.Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.Kẻ đi học là học điều ấyPhép dạy,nhất định theo Chu Tử.Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy cái gốc.Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư,Ngũ kinh,Chư sử.Học rộng rồi tóm lược cho gọn,theo điều học mà làm.Họa may kẻ nhân tài mới lập được công,nhà nước nhờ thế mà vững yên.Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người”
 ( Ngữ văn 8-tập II )
 1. Phần văn bản trên trích từ văn bản nào? Của ai?
 A. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn B.Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn 
 C.Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi D. Bài tấu của Nguyễn Thiếp
2.Phương thức biểu đạt chính ở đoạn trên là gì? 
 A.Tự sự B.Biểu cảm C.Nghị luận D. Thuyết minh
3 Nội dung chủ yếu của phần văn bản trên là gì?
 A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
 B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
 C. Nêu các phương pháp 
 D. Nêu mục đích chân chính của việc học
4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?
 A. Học để có thể mưu cầu danh lợi B. Học là để trở thành người có tri thức
 C. Học là để biết rõ đạo D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
5. Câu “Học rộng rồi tóm lược cho gọn,theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì ? Để thực hiện hành động nói gì?
 A.Câu trần thuật-để nhận định. B.Câu cầu khiến-để ra lệnh 
 C. Câu nghi vấn -để hỏi D.Câu trần thuật-để đề nghị 
 6. Câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học,không biết rõ đạo” là câu phủ định .Đúng hay sai?
 A. Đúng B.Sai
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Nêu ngắn gọn những cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ đó? (Viết từ 8 đến 10 dòng)
Câu 2:
 “ Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển”
Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn,đầy đủ về tác giả,tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.
 ĐỀ 3:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:
“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược.Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này,theo lời dạy bảo của ta,thì mới phải đạo thần chủ;nhược bằng kinh bỏ sách này,trái lời dạy bảo của ta,tức là kẻ nghịch thù.
 Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục,
không lo trừ hung,không dạy quân sĩ;chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng,giơ tay không mà chịu thua giặc.Nếu vậy,sau khi giặc giã dẹp yên,muôn đời để thẹn,há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”
1. Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng thể văn gì?
A . Hịch –Trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn B. Chiếu-Trích Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn 
 C. Cáo-Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi D. Tấu –Trích Luận học pháp của Nguyễn Thiếp
2.Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận.Vì sao?
A. Đưa ra lí lẽ để thuyết phục tướng sĩ lựa chọn con đường chiến đấu
B. Bày tỏ thái độ ,tình cảm của tác giả trước quân sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu
C. Tỏ rõ ý chí chiến đấu chống kẻ thù của toàn thể tướng sĩ
D.Kể rõ tội ác của kẻ cướp nước
3.Câu “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” thuộc kiểu hành động nói nào?
 A. Hành động trình bày B. Hành động ước kết C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động tuyên bố
4. Câu văn: “Nếu vậy,sau khi giặc giã dẹp yên,muôn đời để thẹn,há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?”thuộc kiểu câu nào?Dùng để thực hiện kiểu hành động nói nào?
 A.Câu trần thuật-để nhận định. B.Câu cầu khiến-để ra lệnh 
 C.Câu nghi vấn - để thực hiện hành động phủ định D.Câu cảm thán –để bộc lộ cảm xúc 
5. Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản trên là gì?
 A.Lí lẽ chặt chẽ B. Lí lẽ chặt chẽ,câu văn giàu hình ảnh 
 C. Lí lẽ chặt chẽ,dẫn chứng sắc sảo D. Lí lẽ chặt chẽ,sắc bén,câu văn giàu cảm xúc
6. Văn bản nào sau đây không thuộc thời kì hiện đại?
 A. Ngắm trăng B. Đi đường C.Hịch tướng sĩ D. Thuế máu
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh(bản dịch thơ của Nam Trân).Qua bài thơ Đi đường của Bác,em có thể rút ra được gì cho bản thân?(Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)
Câu 2: Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn,đầy đủ về tác giả,tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên.
 ĐỀ 4:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 1.Bài thơ Tẩu lộ(phần phiên âm) được Hồ Chí Minh viết theo thể loại nào?
 A. Thất ngôn tứ tuyệt B.Lục bát C.Song thất lục bát D.Thất ngôn bát cú Đường luật
2. Bài thơ Đi đường được Hồ Chí Minh viết vào thời kì nào?
 A.Thời kì Bác bị giam ở nhà lao Tưởng Giới Thạch B. Thời kì Bác sống ở chiến khu Việt Bắc 
 C.Thời kì kháng chiến chống Pháp D. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
3. Nội dung tư tưởng của bài thơ là gì?
 A.Niềm vui khi vượt qua những trở ngại khó khăn trên đường đi B.Nỗi chua xót vì cảnh lao tù khổ sai
 C.Tinh thần lạc quan cách mạng trong mọi hoàn cảnh D.Bài học triết lí về đường đời 
4. Câu thơ nào trong bài thơ diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ,thử thách?
 A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4
5. Nội dung nào dưới đây không thể hiện tư thế của chủ thể trữ tình trong bài thơ trên?
 A.Đang tư duy ,triết lí trước cảnh núi non hùng vĩ
 B. Đang ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ
 C. Đang vượt qua núi cao trập trùng với lòng quyết tâm cao
 D. Đang đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tinh thần làm chủ
6. Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối?
 A. Mệt mỏi vì phải trải qua chặng đường đầy gian lao ,vất vả
 B. Thanh thản,ung dung vì đã đạt được đỉnh cao của sự thắng lợi
 C. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người
 D. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những thử thách trên đường đi
7. Câu thơ “ Đi đường mới biết gian lao” thể hiện hành động nói nào?
 A. Hành động hứa hẹn B.Hành động bộc lộ cảm xúc C.Hành động điều khiển D.Hành động trình bày
8. Câu thơ “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”thuộc loại câu nào?
 A. Câu nghi vấn B.Câu trần thuật C.Câu cảm thán D.Câu cầu khiến
9 .Câu thơ nào trực tiếp nói lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?
 A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4
10. Có thể thay từ “gian lao” trong bài thơ trên bằng từ nào sau đây?
 A. Vất vả B.Phức tạp C.Khó khăn D.Nghiệt ngã
11. Trong phần phiên âm,từ “trùng san”được lặp lại mấy lần?
 A.Hai lần B. Ba lần C. Bốn lần D.Không lặp lần nào
12. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài thơ trên?
 A. So sánh,nhân hóa B.Ẩn dụ,liệt kê C.Ẩn dụ,điệp ngữ D.Nhân hóa,hoán dụ
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có một đoạn trích rất hay viết về tấm lòng yêu nước căm thù giặc
của vị chủ tướng.Chép đoạn trích đó và nêu cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong 
đoạn văn này. 
Câu 2: Nhiều người chưa hiểu thế nào là “ Học đi đôi với hành”,vì sao cần phải “ Theo điều học mà làm”
như lời của La Sơn Phu Tử trong bài Bàn luận về phép học
 Hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên
 ĐỀ 5:
I- TRẮC NGHIỆM:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
 “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Ngữ văn 8-tập II )
 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
 A.Nhớ rừng-Thế lữ B.Quê hương-Tế Hanh C.Tức cảnh Pác Bó-Hồ Chí Minh D.Khi con tu hú-Tố Hữu
 2.Đoạn thơ trên,tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Tự sự B. Miêu tả C.Biểu cảm D.Nghị luận
3. Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?
 A. Người dân chài B.Tác giả C.Chiếc thuyền D. Tác giả và người dân chài
4.Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
 A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
 C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
5.Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 A.Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả B. Người dân chài đầy vị mặn
 C.Người dân chài khỏe mạnh,cường tráng D. Cả A và C
6.Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?
 A. Hùng tráng ,kì vĩ B. Lãng mạn,anh hùng 
 C.Vừa chân thực,vừa lãng mạn D. vừa chân thực,vừa hào hùng
7.Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 Sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A. So sánh B.Nhân hóa C.Nói quá D.Hoán dụ
8. Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?
 A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi B.Cảnh đoàn thuyền trở về bến 
 C.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển D.Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài
9.Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất phác,hồn hậu?
 A.Ồn ào trên bến đỗ B.Tấp nập đón ghe về C. Nhờ ơn trời D.Những con cá tươi ngon
10. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?
 A. Chài,bến,cá B.Thuyền,chài,lưới C.Bến,cá ,chất muối D.Biển,xa xăm,thớ vỏ
11. Câu thơ: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến
12. Câu thơ: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”thuộc kiểu hành động nói nào?
 A. trình bày B. Bộc lộ cảm xúc C.Hỏi D.Điều khiển
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Hãy viết đoạn văn ngắn(khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật,câu cảm thán nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng
Câu 2: Có nhận xét cho rằng: “ Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”.Qua văn bản đã học,em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên
 ĐỀ 6:
I- TRẮC NGHIỆM:
Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án đúng nhất vào bài làm:
 Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,thấy nước nhục mà không biết thẹn.Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức;nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa,hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển;hoặc vui thú vườn ruộng,hoặc quyến luyến vợ con;hoặc lo làm giàu mà quên việc nước,hoặc ham săn bắn mà quên việc binh;hoặc thích rượu ngon,hoặc mê tiếng hát.Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc ,mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh;dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều,tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc,vả lại vợ bìu con díu,việc quân cơ trăm sự ích chi;tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc,chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù;chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết,tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.Lúc bấy giờ,ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,đau xót biết chừng nào!
 ( Ngữ văn 8-tập II )
1.Văn bản trên trích từ tác phẩm nào?
 A. Chiếu dời đô B.Hịch tướng sĩ C.Bình Ngô đại cáo D.Bàn luyện về phép học
2.Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
 A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
 C.Thời kì nước ta chống quân D. Thời kì nước ta chống quân
3. Văn bản trên viết theo thể loại gì?
 A. Thơ B . Hịch C.Chiếu D.Cáo
4.Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau?
 A. Hịch được viết bằng văn xuôi B.Hịch được viết bằng văn vần 
 C. Hịch được viết bằng văn biền ngẫu D.Hịch có thể viết bằng văn xuôi ,văn vần hoặc văn biền ngẫu 
5. Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời trong thời điểm nào?
 A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu B. Sau khi cuộc kháng chiến bắt đầu 
 C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc D.Cả ba thời điểm đều không đúng
6.Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng,tình cảm gì?
 A. Lòng tự hào dân tộc B.Tinh thần lạc quan C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước D. Căm thù giặc
7. Trong câu “Lúc bấy giờ,ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,đau xót biết chừng nào!”người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
 A. Hành động trình bày B.Hành động hỏi C.Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển
8.Câu văn trên (câu 7) là kiểu câu gì?
 A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D.Câu cầu khiến
9.Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
 A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C.Câu cầu khiến D. Câu phủ định
10 .Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiển trong vế câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển”?
 A. Làm giàu B Vui chơi ,giải trí C. Sát phạt,trả thù D.Luyện tập binh pháp
11.Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hánh động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền?
 A. Nhẹ nhàng ,thân tình B.Nghiêm khắc C.Mạt sát thậm tệ D.Bông đùa,hóm hỉnh
12. Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì?
 A.Nét mặt B. Điệu bộ C.Cử chỉ D.Ngôn từ
13. Trần Quốc Tuấn yêu cầu tướng sĩ phải thực hiện điều gì?
 A. Hành động đề cao bài học cảnh giác B. Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ,tập dợt cung tên 
 C. Tích cực tìm hiểu cuốn sách “Binh thư yếu lược” D .Tất cả các ý trên
II. TỰ LUẬN: 
 Bao trùm lên đoạn trích(nêu ở phần I) là tấm lòng băn khoăn,lo lắng đối với vận mệnh đất nước.
 Hãy viết bài giới thiệu về tác giả,hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã 
 ĐỀ 7:
I- TRẮC NGHIỆM:
 Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất
1.Dòng nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ?
 A. niềm khao khát tự do mãnh liệt B.Gửi gắm lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc
 C. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường,giả dối D. Cả ba ý trên
2.Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
Ung dung ,lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn
Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh
Quyết đoán ,tự tin trước mọi tình thế của cách mạng
Yêu nước ,thương dân,sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc
3. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng?
 A.Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước 
 B.Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền
 C.Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác 
 D. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa
4.Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?
 A.Đường đời nhiều gian lao,thử thách nhưng nếu con người kiên trì và 
 có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công
 B.Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn,gian khổ
 C.Để vững vàng trong cuộc sống,con người cần phải tôi rèn bản lĩnh 
 D.Để thành công trong cuộc sống,con người phải biết chớp lấy thời cơ
5.Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A.Biểu cảm B. Thuyết minh C.Tự sự D. Lập luận
6.Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
 A. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù B. Giãi bày tình cảm của người viết
 C. Miêu tả phong cảnh,kể sự việc D.Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
7. Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?
 A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua 
 B.Dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
 C.Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị 
 D.Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp
8. Nhận xét nào nói đúng nhất chức năng của thể cáo?
 A.Cáo dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh của một phong trào
 B.Cáo dùng để kêu gọi,thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc 
 C.Cáo dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết
 D. Cáo dùng để tâu lên những ý kiến, đề nghị của bề tôi
9. “ Hịch tướng sĩ là.bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”
 Cụm từ nào sau đây phù hợp điền vào chỗ trống?
 A. tiếng kèn xuất quân B.lời hịch vang dậy núi sông 
 C.áng thiên cổ hùng văn D.bài văn chính luận xuất sắc
10. Hịch tướng sĩ,Chiếu dời đô,Nước Đại Việt ta đều là những áng thiên cổ hùng văn.Đúng hay sai?
 A. Đúng B Sai 
11.Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu .Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản?
Gợi ý: a) Giải thích: Thuế máu- nhan đề luận điệu khai hóa,bảo hộ của thực dân Pháp.Đó là nhan đề độc đáo có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép
 b) Nhận xét:
-Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi,thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ”làm bia đỡ đạn
-Sử dụng từ ngữ trào phúng như: “chiến tranh vui tươi” “những đứa con yêu ,những người bạn hiền” “chiến sĩ bảo vệ công lí”khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay,mỉa mai
-Nghệ thuật lập luận:miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái Thuế máu của bọn thực dân.Nêu lên những con số,những sự thực,đặc biệt tạo nên giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_ngu_van_8_tong_hop_hoc_ky_2_truong_trung_hoc_co_so.doc