Đề ôn tập Văn 9

Đề ôn tập Văn 9

LUYỆN TRUYỆN NGẮN “LÀNG”

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu

(Kim Lân – Làng)

 1.Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ông Hai khi nào?

A.Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng chợ Dầu theo giặc

B.Khi ông Hai từ chỗ nghe tin dữ trở về nhà

C Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ

D.Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út.

2.Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng n/v ở đoạn văn trên là gì?

A.Miêu tả tâm trạng n/v bằng độc thoại nội tâm

B. Miêu tả tâm trạng n/v trực tiếp qua hanhg động

C. Miêu tả tâm trạng n/v qua n/v khác

D.Miêu tả tâm trạng n/v một cách tất tinh tế

3.Em hiểu như thế nào về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn đó?

A. Thương các con sẽ bị hắt hủi bởi làng chợ Dầu theo giặc

B. Thương mình và các con bị làm dân làng theo giặc

C. Xấu hổ, tủi nhục vì làng chợ Dầu theo giặc

D. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân mà làng theo giặc.

 

doc 62 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện truyện ngắn “Làng”
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu
(Kim Lân – Làng)
 1.Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ông Hai khi nào?
A.Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng chợ Dầu theo giặc
B.Khi ông Hai từ chỗ nghe tin dữ trở về nhà
C Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ
D.Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út.
2.Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng n/v ở đoạn văn trên là gì?
A.Miêu tả tâm trạng n/v bằng độc thoại nội tâm
B. Miêu tả tâm trạng n/v trực tiếp qua hanhg động
C. Miêu tả tâm trạng n/v qua n/v khác
D.Miêu tả tâm trạng n/v một cách tất tinh tế
3.Em hiểu như thế nào về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn đó?
A. Thương các con sẽ bị hắt hủi bởi làng chợ Dầu theo giặc
B. Thương mình và các con bị làm dân làng theo giặc
C. Xấu hổ, tủi nhục vì làng chợ Dầu theo giặc
D. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân mà làng theo giặc.
4.Dòng nào nói đúng ý nghĩa những câu hỏi trong đoạn văn trên?
A. Thể hiện tâm trạng hoài nghi
B. Thể hện tâm trạng lo lắng
C. Thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa
D. Thể hiện tâm trạng băn khoăn, dằn vặt
5. Câu văn: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn B. Câu ghép
6. Dấu ba chấm đặt cuối đoạn văn trên diễn tả điều gì?
A. Nỗi nghẹn ngào của ông Hai C. Ông quá đau khổ
B. Còn điều ông chưa nói hết D. Ông không muốn nói nữa
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:
-Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả!
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b) Cùng nói với ông chủ nhà, vậy mà ông Hai vừa mới xưng “tôi” rồi ngay sau đó lại xưng “em”. Vì sao vậy?
c) Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào?
d) Trong câu nói, ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?
 e) Từ “lật đật” trong câu văn: “ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:” có thể hiểu như thế nào?
g) Trong truyện ngắn “Làng” có một chi tiết đáng chú ý: Ông Hai- nhân vật chính trong truyện lại đi khoe với mọi người
 -Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn.
Theo em chi tiết đó có đi ngược lại tâm lí thông thường của người đời không? Vì sao?
h) Cho câu chủ đề sau: Nhưng rồi nỗi đau buồn tủi hổ về làng đã được thay thế bằng niềm vui sướng hân hoan khi người nông dân yêu làng tha thiết ấy nhận được tin cải chính: Làng Chợ Dầu của mình không theo giặc.
* Đoạn văn chứa câu chốt ấy phải nằm liền sau đoạn văn mang đề tài gì?
* Đoạn văn chứa câu chốt ấy mang đề tài gì?
* Dùng câu chốt trên làm câu mở đoạn viết từ 5-7 câu theo cách diễn dịch hoặc T-P- H có lời dẫn trực tiếp và câu phủ định 
 (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định )
Câu 3:
a) Truyện ngắn “Làng” đã xây dung được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc 
tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở n/v ông Hai. Đó là tình huống nào?
b) Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn “Làng” so với những tác phẩm ấy?
c) Chép lại câu văn sau đây sau khi đã sửa hết lỗi về chính tả, từ ngữ và câu:
 Trong truyện ngắn “ Làng” của nhà thơ Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai- người chiến sĩ vào một tình huống ghê gớm để bộc lộ sâu xắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.
* Coi câu văn vừa sửa là câu chốt của đoạn văn tổng phân hợp, hãy viết tiếp khoảng 10 câu nữa để hoàn chỉnh đoạn văn.
Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhônglà ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!	
a) Cụm từ “cái chuyện ấy” trong đoạn văn trên hàm ý chỉ chuyện gì?
b) Vì sao mỗi khi cứ nghe những “tiếng Tây, Việt gian, cam nhông” là ông lại cảm thấy sợ hãi?
c) Đoạn văn cho ta thấy ông Hai là người như thế nào?
d) Từ “cam nhông” là từ gì? là từ mượn của nước nào?
e) Đoạn văn trên được viết theo điểm nhìn của n/v nào? 
Câu 5:
Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng”(Kim Lân)
-Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép ngực vào đầu bố khẽ trả lời:
- Có
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
-à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
1.Qua đoạn đối thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của n/v này như thế nào?
2.Vì sao khi xây dựng hình tượng n/v chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là Làng chợ Dầu”?
3. Em hãy nêu hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tác giả?
(Đề thi vào các lớp chuyên năm học 2005)
Câu 6:
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã nói lên tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu nước tha thiết của người nông dân Việt Nam trong thời kháng chiến.
Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong những ngày đi tản cư để làm rõ ý kiến trên
Câu 7:
Dưới đây là câu chốt trong một đoạn văn:
“Ông Hai, trong truyện ngắn Làng của Tô Hoài, một người nông dân có tình yêu làng tha thiết.”
Hãy chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết lỗi về kiến thức,ngữ pháp. Sau đó viết nối từ 8-10 câu theo diễn dịch hoặc T-P-H.
Luyện bàI thơ “Sang thu”
Câu 1: 
a) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
vừa tả thực thiên nhiên và thời khắc giao mùa vừa gửi vào đó ý nghĩa triết lí về con người, cuộc sống.Hãy cho biết ý kiến của em.
b) Phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ “Sang thu”
Câu 2:
 Cho 2 câu thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
a) Hãy chép tiếp 2 dòng thơ tiếp theo? Nêu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
b) Để phân tích đoạn thơ trên, một bạn h/s đã viết:
 Trong khổ thơ cuối của bài thơ mùa thu không được quan sát từ xa đến gần nhưng được khẳng định bằng xự xuy ngẫm.
*Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết lỗi về chính tả, ngữ pháp.
*Dùng câu văn vừa sửa làm câu chốt,viết tiếp 7-9 câu để hoàn thành đoạn văn theo cách T-P-H, có sử dụng câu ghép đẳng lập
Câu 3: 
Cho 2 câu thơ: “ Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se “
a)Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
b)Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những h/ả, hiện tượng gì? Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào?
c)Từ “chùng chình” có thể hiểu như thế nào?
d)Để phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, có bạn h/s dự định viết một đoạn văn T-P-H với câu chốt như sau:
“Chỉ với bốn câu thơ ngắn đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận tinh tế khi tiết trời sang thu”
*Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết lỗi về ngữ pháp
*Coi câu văn trên là câu mở đoạn thì đoạn văn ấy sẽ mang đề tài gì?
*Viết một đoạn văn được mở đầu bằng những câu em vừa chữa khoảng 8-10 câu có sử dụng câu ghép chính phụ và phép liên kết.
Luyện truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Câu 1: Đọc “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ:
Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn.”
Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ:
“Chao ôi, bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy,ông đã chấp nhận sự thử thách.”
1.Em hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? ý nghĩa sự thay đổi đó là gì? 
2.Bên cạnh nhân vật họa sĩ, còn nhiều n/v phụ khác cũng góp phần làm rõ tính cách n/v anh thanh niên. Đó là những n/v nào?
3.Viết đoạn văn phân tích n/v họa sĩ trong tác phẩm, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phần phụ chú (gạch dưới các thành phần đó)
Câu 2: 
“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháugắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”
1.Đoạn đối thọai trên là lời của ai nói với ai? Em hiểu gì về n/v có những suy nghĩ đó ?
2.Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? Tác giả tạo ra tình huống truyện đó nhằm mục đích gì?
3.Hãy kể tên hai tác phẩm đã học viết về đề tài lao động sản xuất và ghi rõ tên tác giả.
4.Cho câu chủ đề sau:
“Với tác phẩm LLSP, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa h/ả những con người lao động thật bình dị mà đẹp đẽ, điển hình là n/v anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên núi Yên Sơn.”
a) Nếu câu văn trên là câu chốt được đặt ở đầu một đoạn văn thì theo em, đề tài của đoạn văn ấy là gì?
b) Em hãy viết tiếp khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp để hoàn thành đoạn văn theo kiểu T-P-H với câu cuối là câu phủ định.
(Đề thi của sở GD và ĐT Hà Nội năm 2002-2003)
Câu 3:
Các n/v: người họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét cao đẹp, đáng quí.
Dùng câu trên làm câu mở đoạn, em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 1 trang giấy thi. Trong đó có một câu mà chủ ngữ là một cụm chủ vị (Gạch một nét dưới câu đó).
(Đề thi dự tuyển các lớp chuyên năm 2004)
Câu 4:
Trong một bài phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”,có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:
Nhưng Nguyễn Thành Long còn cho thấy: ở chốn Sa Pa lặng lẽ kia, anh thanh niên ấy không phải là người duy nhất có một đời sống đẹp đẽ, hăng say.
1.Câu mở đoạn trên cho biết đoạn văn kề trên nó phải viết về đề tài gì?
2.Đồng thời câu văn ấy còn báo hiệu đoạn văn chứa nó phải mang đề tài gì?
3. Hãy hoàn thành đầy đủ đoạn văn chứa câu mở đầu trên, sao cho:
a)Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn
b)Thành phần thân đoạn gồm tối thiểu 10 câu
c)Thành p ... Tây, Việt gian, cam-nhônglà ông lủi ra một góc nhà, nín thít.”(6) Yêu làng là thế, tự hào về nó là thế, vậy mà giờ đây ông phải lựa chọn yêu làng hay yêu nước?(7) Lòng yêu nước đã khiến ông có quyết định thật dứt khoát nhưng cũng đau xót bởi ông chưa thể dứt bỏ tình cảm với quê hương: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (8). Trong tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết trot nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ(9). Lời tâm sự ấy là lời tự nhủ với lòng mình, là lời khẳng định tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ(10). Với ngòi bút tài tình, miêu tả sâu săc những diễn biến tâm lí n/v, KL đã để cho n/v của mình bộc lộ hết chiều sâu tâm hồn(11). Đó chính là tấm lòng gắn bó sâu sắc với kháng chiến, với cụ Hồ của những người dân quê bình dị và giàu lòng yêu nước(12).
Câu 4:
a) Cụm từ “cái chuyện ấy” trong đoạn văn hàm ý chuyện: tin đồn làng chợ Dầu theo Tây.
b) Vì ông sợ mang tiếng là người của làng Việt gian, là người của làng theo Tây.
c) Ông Hai là người yêu làng, hãnh diện về làng.
 d) Từ “cam nhông” là từ mượn của nước Pháp, chỉ xe vận tải quân sự, dùng chở binh lính hoặc vũ khí quân trang.
e) Đoạn văn được viết theo điểm nhìn của ông Hai.
Câu 5:
a) HS thấy được:
+ Ông Hai nói với con thực chất là để giãy bày lòng mình
+ Tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với làng chợ Dầu và tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai.
b) Ông Hai trong truyện luôn tự hào và nhớ về làng chợ Dầu quê ông. Nhưng làng chợ Dầu chưa khái quát được tình cảm của những người dân quê với làng xóm, quê hương, với đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Bài thơ sang thu
Câu 1:
*Nội dung: k/đ đây là hai câu thơ vừa tả thực thiên nhiên vừa là những triết lí về con người, về cuộc sống.
-Sang thu, những cơn mưa cũng “vơi dần”, và sấm cũng ít hơn. Do đó hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
-H/ả mang ý nghĩa tượng trưng:
+ sấm:tượng trưng cho những biến động của con người trước ngoại cảnh
+Hàng cây đứng tuổi: h/ả con người từng trải
à Với h/ả có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: con người sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
*Đoạn tham khảo
Đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh hẳn chúng ta không thể quên hai câu thơ:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Trước hết đây là h/ả tả thực thiên nhiên ở thời khắc giao mùa. Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà sẫm cúng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây với tán lá già dặn. Tuy nhiên “sấm, hàng cây đứng tuổi”là những h/ả mang ý nghĩa tượng trưng, gợi cho người ta liên tưởng đến một tầng nghĩa khác, một ý nghĩa về con người và cuộc sống. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay đó chính là sự tong trải, sự chín chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời? Từ hình tượng tả thực của thiên nhiên, Hữu Thỉnh đã khẳng định: con người sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
b)
Truyện ngắn “lặng lẽ sa pa”
Câu 1
1.Cách nhìn nhận đánh giá của họa sĩ về anh thanh niên đã thay đổi từ chưa hiểu đến hiểu, cảm phục.
-Sự thay đổi đó có được là do những điều họa sĩ chứng kiến, nghe, thấy và cảm nhận từ anh thanh niên.
à giúp chúng ta hiểu hơn về n/v anh thanh niên.
2. Các n/v phụ góp phần làm rõ tính cách n/v anh thanh niên: bác lái xe, cô kĩ sư trẻ.
3.Phân tích n/v ông họa sĩ với những biểu hiện sau:
-Là người ham mê hội họa, khao khát tìm được đối tượng xứng đáng cho sáng tác
-Là người không chịu để khó khăn khuất phục, quyết tâm thể hiện vẻ đẹp có trong cuộc sống
- Là n/v góp thêm cách nhìn về n/v chính trong tác phẩm.
*Đoạn tham khảo:
Chỉ là n/v phụ của truyện LLSP song n/v ông họa sĩ lại để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng(1). Cũng như các n/v khác trong truyện, ông họa sĩ là một người vô danh, nhà văn không giới thiệu tên tuổi(2). Song qua câu chuyện ta biết ông là một người ham mê hội họa(3). Trước lúc về hưu, ông còn xin đi thực tế một lần cuối ở Tây Bắc, với ước mơ phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích, và chuyến đi ấy ông đã gặp được điều mình ao ước.(4) Ngay từ giây phút đầu tiên gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ ông đã xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết đến, một nét vẽ thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác.”(5) Đang bước vào tuổi già, cái tuổi được nghỉ ngơi nhưng chỉ qua 30 phút trò chuyện với anh thanh niên, ông bỗng thấy mình trẻ lại, thấy “khao khát, yêu thêm cuộc sống hơn”(6). Bắt gặp được đối tượng xứng đáng cho sáng tác nên ông họa sĩ muốn ghi lại h/ả anh thanh niên bằng nét bút kí họa song người con trai ấy “làm cho ông nhọc quá”(7). Phải chăng nó bắt ông suy nghĩ tới về cái ông đã làm và chưa làm được, cái ông nghĩ mà không dám làm?(8) Cảm giác “nhọc” của người họa sĩ chính là niềm vui, niềm hạnh phúc được sáng tác và cống hiến(9).
Câu 2:
1.Đoạn đối thoại là lời của anh thanh niên với họa sĩ. Anh ta là người: yêu đời; yêu công việc, có trách nhiệm với công việc; cởi mở và khiêm tốn.
2.Tình huống: cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao yên Sơnà Lấy cớ cho câu chuyện phát triển và làm rõ ý nghĩa: những người tốt luôn có xung quang chúng ta.
3. Hai tác phẩm có đề tài lao động sản xuất: Đoàn thuyền đánh cá;Cô Tô
4. Đoạn văn gồm các ý sau:
-Công việc đặc biệt: làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề mây mù bao phủ.
-Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc
-Cuộc sống đẹp: cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng; chủ động làm phong phú cuộc sống của mình.
-Khiêm tốn
à Mỗi suy nghĩ của anh đều thấm đẫm tình yêu cuộc sống, yêu con người và tự hào về mảnh đất mình sinh ra.
*Đoạn tham khảo:
Với tác phẩm LLSP, nhà văn NTL đã khắc họa h/ả những con người lao động thật bình dị mà đẹp đẽ, điển hình là n/v anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên núiYên Sơn(1) Ngay từ đầu người thanh niên ấy khiến người đọc bị lôi cuốn bởi công việc của anh thật đặc biệt “27 tuổi” làm việc ở một nơi cao 2600 m, bốn bề mây mù lạnh lẽo, không một bóng người (2). Thế nhưng qua 30 phút trò chuyện, người đọc đã cảm phục trước anh(3). Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh có những suy nghĩ thật đúng đắn, sâu sắc về công việc “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”(4) Anh coi công việc như một phần ruột thịt, phần đời của mình, vì vậy “cất nó đi cháu buồn đến chết mất”(5). Hơn nữa, anh ý thức được rằng công việc của mình có ích cho c/s, cho mọi người nên anh “sống thật hạnh phúc”(6). Sống một mình trên núi, nhưng anh vẫn tạo cho mình một c/s ngăn nắp, gọn gàng, anh chủ động trồng hoa, nuôi gà(7). Trong c/s, anh luôn cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé, bình thường so với ông kĩ sư vườn rau và đồng chí nghiên cứu khoa học(8). Vậy đấy, mỗi suy nghĩ của anh đều thấm đẫm tình yêu cuộc sống, yêu con người và tự hào về mảnh đất mình sinh ra(9). Chính những suy nghĩ và tình cảm ấy đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh, sống vui vẻ và hoàn thành tốt công việc của mình(10) Con người ấy thật đẹp và dũng cảm biết bao!(11)
Câu 3:
*Nội dung gồm các ý sau:
- Ông họa sĩ là một người ham mê hội họa. Trước lúc về hưu, ông còn xin đi thực tế một lần cuối ở Tây Bắc, với ước mơ phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích, và chuyến đi ấy ông đã gặp được điều mình ao ước. Ngay từ giây phút đầu tiên gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ ông đã xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết đến, một nét vẽ thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác.”(5) Đang bước vào tuổi già, cái tuổi được nghỉ ngơi nhưng chỉ qua 30 phút trò chuyện với anh thanh niên, ông bỗng thấy mình trẻ lại, thấy “khao khát, yêu thêm cuộc sống hơn.
-Nhân vật cô kĩ sư: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh và quan trọng hơn nữa là cô hiểu về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết. Nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.
+ Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà vì còn một “bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.
- Bác lái xe: gắn bó suốt 30 năm với con đường khúc khuỷu, gập ghềnh, lắm đèo nhiều dốc. ở bác, dường như nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Với hành khách, bác hiểu ý họ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách trong suốt mấy ngày đường vất vả. à Bác lái xe là h/ả của một người lao động bình thường nhưng tấm lòng của bác thật đáng quý: chan chứa tình yêu thương con người, có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng.
Câu 4:
Đoạn văn gồm 2 ý sau:
- Ông kĩ sư vườn rau: hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. 
- Đồng chí nghiên cứu khoa học mười một năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
à Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
*Đoạn tham khảo:
Nhưng NTL còn cho thấy: ở chốn Sa Pa lặng lẽ kia, anh thanh niên không phải là người duy nhất có một đời sống đẹp đẽ hăng say. Qua lời giới thiệu của anh thanh niên, chúng ta được làm quen với ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa. Con người ấy cần cù như một con ong chăm chỉ “ngày này qua ngày khác ” ông “ngồi im” và “rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào”. Chăm chỉ, cần mẫn như vậy là để tạo cho đời những trái thơm quả ngọt, là để “n/d toàn MB được ăn ngon hơn”. Chúng ta còn được biết đến đồng chí nghiên cứu khoa học- một người hi sinh hạnh phúc riêng tư- để làm công việc chung. Cứ nghe thấy sét là đồng chí ấy “choáng choàng chạy ra”, 11 năm không một ngày xa cơ quan, không lấy vợ để đem về cho đất nước “của chìm nông, chìm sâu”. Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. Với họ, sự đi lên của đất nước, sự ấm no của mọi người là niềm hạnh phúc của họ. Sự cống hiến thầm lặng ấy khiến chúng ta cảm phục biết bao!

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_van_9.doc