Đề ôn thi học sinh giỏi Văn

Đề ôn thi học sinh giỏi Văn

Câu 1 (1,0 điểm):

Có một câu văn như sau:

Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuôn viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên, ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.

- Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ chính trong câu văn?

- Vì sao khi viết một câu văn thông thường cần phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ?

Câu 2 (3,0 điểm):

Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? (không vẽ lược đồ)

Viết một đoạn văn (gồm ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách song hành, có nội dung nói về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.

Câu 3 (6,0 điểm):

Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Trước khi phân tích, hãy ghi lại theo trí nhớ bài thơ đó.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1	ĐỀ ÔN THI HSG VAN 9 2011
Câu 1 (1,0 điểm):
Có một câu văn như sau:
Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuôn viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên, ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.
- Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ chính trong câu văn?
- Vì sao khi viết một câu văn thông thường cần phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ?
Câu 2 (3,0 điểm):
Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? (không vẽ lược đồ)
Viết một đoạn văn (gồm ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách song hành, có nội dung nói về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Câu 3 (6,0 điểm):
Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Trước khi phân tích, hãy ghi lại theo trí nhớ bài thơ đó.
ĐỀ 2
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Vì sao trái đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”
(Tố Hữu)
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chọn hai bộ phận văn học có ý nghĩa bao trùm, tạo nên toàn bộ nền văn học Việt Nam, trong tập hợp sau:
1- Văn học yêu nước	2- Văn học dân gian
2- Văn học lãng mạn	4- Văn học cổ
3- Văn học hiện thực	6- Văn học viết
4- Văn học trào phúng 	8- Văn học cách mạng
Câu 3 (2,0 điểm): Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích’ – Truyện Kiều của Nguyễn Du và trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đều có hình ảnh sóng biển. Hãy ghi lại những câu thơ trực tiếp nói đến hình ảnh sóng biển và nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu đạt riêng của mỗi hình ảnh đó?
Câu 4 (5,0 điểm): Phân tích hình ảnh thiên nhiên và tâm hồn thi nhân trong bài thơ sau:
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
ĐỀ 3
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: bút máy, bút bi, bút chì, bút mực.
b) Tìm trường từ vựng “trường học”.
Câu 2 (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50)
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Ghi lại theo trí nhớ các câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b) Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy.
Câu 4 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
ĐỀ 4
Câu 1 (3,0 điểm):
a)- Hãy nêu những cách trình bày nội dung trong một đoạn văn?
b)- Viết một đoạn văn (có ít nhất 3 câu) trình bày theo cách qui nạp, trong đó có câu mang ý chung: “Nhà trường là nơi em được học tập và rèn luyện để nên người.”
Câu 2 (1,0 điểm) :
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “vàng” trong các cụm từ sau: 	- “Củ nghệ vàng”
	- “Quả bóng vàng”
	- “Tấm lòng vàng”
	- “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Câu 3 (2,0 điểm):
Bài thơ “Ngắm trăng” và bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có hình tượng “trăng”. Em hãy ghi lại theo trí nhớ hai bài thơ và nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ đó
Câu 4 (4,0 điểm):
Là người luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ của thế hệ trẻ, trong một lần nói chuyện với thanh niên học sinh, Bác Hồ căn dặn:
Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy bình luận, từ đó trình bày những suy nghĩ về việc rèn luyện và phấn đấu của em.
ĐỀ 5
Câu 1 (2,0 điểm): 
Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch? Viết một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, trong đó có ít nhất 3 câu văn với nội dung giới thiệu về một tác phẩm văn học em đã được học.
Câu 2 (3,0 điểm): 
Trình bày ngắn gọn những biểu hiện chung và nét độc đáo riêng về nỗi niềm tâm sự và khát vọng của nhà thơ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ: “Bánh trôi nước, Đề đền Sầm Nghi Đống”.
Câu 3 (5,0 điểm): 
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Liên hệ với một số tác phẩm văn học Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ dưới chế độ cũ.
ĐỀ 6
Câu 1 (2,0 điểm):
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
(Trích “Truyện Kiều Nguyễn Du)
Hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (2,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 27)
Chủ đề của đoạn văn trên là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 4 (5,0 điểm):
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ”.
(Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 7
Câu 1 (4,0 điểm):
a) Thế nào là một đoạn văn ?
b) Văn bản sau đây gồm mấy đoạn văn? Là những đoạn văn nào? 
NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG
Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. 
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học...
Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thày cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc 
(Trích Tiếng Việt lớp 9 – NXB GD – 2001 – trang 48)
c) Hãy viết một đoạn văn bản (gồm 3 câu) nói về vai trò sức khoẻ và việc luyện tập thân thể đối với tuổi trẻ.
Câu 2 (2,0 điểm):
Nêu tên 10 tác giả văn học, trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay, mỗi tác giả nêu tên một tác phẩm (thơ hoặc văn) tiêu biểu.
Câu 3 (4,0 điểm):
Bình luận câu tục ngữ sau: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
ĐỀ 8
 Câu 1: (2 điểm)
Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi kể nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh họa.
 Câu 2: (2 điểm)
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), hãy phân tích giá trị của tình huống bé Xi-mông hỏi bác thợ rèn Phi-lip: "Bác có muốn làm bố cháu không?" ( Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng). 
Lý giải tại sao tác phẩm mang tên "Bố của Xi-mông"? 
Câu 3: (6 điểm) 
Trong bài "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi có viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..."
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
ĐỀ 9
Phần 1 (4 điểm)
Cho đoạn văn sau:
(...) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung" (...)
                                      (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?
3. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
Phần 2 (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. (Gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).
3. Cũng trong bài thơ trên có câu: 
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt dầy trên lưng
Trong câu thơ trên, từ lộc được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: Lộc giắt đầy trên lưng? 
ĐỀ 10
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN THI : NGỮ VĂN
---------
Phần I (7,0 điểm)
	Cho đoạn trích
	"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
	1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
	2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
	3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
	4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
	Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
	"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
	1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ?
	2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
	3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
ĐỀ 11
Câu 1: (1 điểm)
	Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (1 điểm)
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Câu 3: (3 điểm)
	Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 4: (5 điểm)
	Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hoc_sinh_gioi_van.doc
  • docĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG TINH 2001.doc