Đề: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Đề: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Trăng từ lâu đã đi vào thơ như một bức tranh lung linh đầy màu sắc, giữa thiên nhiên và cuộc sống. Nhắc đến trăng là nhắc đến một người bạn - một hình tượng lãng mạn trong cuộc sống. Nó càng đẹp bởi nó là hình ảnh thiên nhiên trong sángcủa tuổi thơ đầy mơ mộng. Bài thơ " Ánh Trăng " của Nguyễn Duy là kết tinh của những sắc màu lung linh ấy.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của tuổi thơ tác giả, một tuổi thơ hồn nhiên, sống cùng với sông với bể. Tác giả là cậu bé ngày nào thả mình nô đùa cùng ánh trăng.

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh la hai " mảnh ttrăng " của khổ thơ. Trải rộng tren không gian bao la của tuổi thơ chúng ta như hạnh phúccảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên. Từng được ngắm trăng trên cánh đồng của quê hương, của tình người " Hồi nhỏ.với bể " trăng là bạn, người bạn nô đùa cùng tác giả trên dòng sông rồi bãi bể.Trăng cho tác giả cảm giác yên bình để rồi ta thấy tuổi thơ được ngắm

trăng sao mà thích thế.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trăng từ lâu đã đi vào thơ như một bức tranh lung linh đầy màu sắc, giữa thiên nhiên và cuộc sống. Nhắc đến trăng là nhắc đến một người bạn - một hình tượng lãng mạn trong cuộc sống. Nó càng đẹp bởi nó là hình ảnh thiên nhiên trong sángcủa tuổi thơ đầy mơ mộng. Bài thơ " Ánh Trăng " của Nguyễn Duy là kết tinh của những sắc màu lung linh ấy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh của tuổi thơ tác giả, một tuổi thơ hồn nhiên, sống cùng với sông với bể. Tác giả là cậu bé ngày nào thả mình nô đùa cùng ánh trăng.
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh la hai " mảnh ttrăng " của khổ thơ. Trải rộng tren không gian bao la của tuổi thơ chúng ta như hạnh phúccảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên. Từng được ngắm trăng trên cánh đồng của quê hương, của tình người " Hồi nhỏ....với bể " trăng là bạn, người bạn nô đùa cùng tác giả trên dòng sông rồi bãi bể.Trăng cho tác giả cảm giác yên bình để rồi ta thấy tuổi thơ được ngắm 
trăng sao mà thích thế.
Hai câu thơ tiếp theo nói về hồi căng thẳng, cái thời đêm ngày bom đạn với sự khó
khăn nguy hiểm của nơi rừng thiêng nước độc. Tác giả không những không lo sợ mà còn cảm thấy vui, bởi bên cạnh tác giả có trăng, người bạn " tri kỉ ". Trăng đã trở thành người bạn thân, dường như hiểu được tâm trạng của người lính. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm chiến tranh ở rừng đã trở thành đôi bạn tri kỉ. Ý thơ này cũng là cảm xúccủa Chính Hữu trong bài " Đồng Chí "
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Vậy đấy chiến tranh reo bao khó khăn, ấy vậy mà người lính ấy, nhà thơ ấy giữa rừng khuya sương muối vẫn đứng chờ giặc tới. Trăng đã chia sẻ ngọt bùi trong niềm vui thắng trận. Đấy là tri kỉ thật sự. Trăng và tác giả bình dị, hiền hậu đến trụi, thể hiện rõ chất hồn nhiên vô tư của người lính. Khổ thơ tiếp theo như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao, khó nhọc với âm điệu thơ liền mạch: trần trụi - thiên nhiên đã thể hiện thật nổi bật chất lính trong con người của tac giả.
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ.
Vầng trăng đã trở thành tri kỉ và ngỡ như là không bao giờ quên. Ấy thế mà, trăng giờ đây trong lòng người lính xưa kia chỉ là người dưng. Ý thơ lay động đáy tâm hồn kẻ vô tình.
Có người đã từng nói: không có nỗi sợ hãi nào đáng sợ hơn sự thay đổi của lương tâm con người. Thật vậy hoàn cảnh sống thay đổi làm cho con người dễ thay đổi và cậu bé ngày nào coi trăng là tri kỉ thì giờ đây dường như đối lập hoàn toàn. Và có khi trở nên vô tình.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
Trăng được nhân hoá như con người, đi qua cánh cửa của thời gian trăng mãi kà trăng nhưng lòng người thì khó đoán, lòng người có thể quên đi quá khứ hoà mình với cuộc sống thực tại nên trăng chẳng ai nhớ chẳng ai hay. Tác giả thật khéo léokhi sử dụng tình huống khá bất ngờ:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn.
Cũng như con đường, không bao giờ bằng phẳng. Cuộc đời cũng vậy luôn luôn biến động. Với tác giả khi sống cuộc sống thành thị tác giả dường như quên đi trăng. Cái giây phút thình lình đèn điện tắt khiến tác giả giật mình khi không gian chung quanh tối om, sự tối tăm của lương tâm khi chưa tỉnh giấc. Nhìn ra cửa sổ vẫn im phăng phắc, vẫn đẹp. Hình ảnh đó ùa vào lòng làm tác giả làm tác giả ân hận, day dứt. Đối mặt với trăng làm tác giả cảm thấy rưng rưng. Ngắm trăng rồi suy nghĩ bâng khuâng.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Một cái nhìn đầy áy náy, xót xa. Ngửa mặt lên nhìn mặt, hai chữ mặt cùng đối diện. Trăng chẳng nói chẳng trách thế mà người lính cảm thấy xúc động, nước mắt trào ra. Giọt nước mắt ấy đâu làm cho lòng người thanh thản, trong sáng lại. Bao kỉ niệm ùa về, bao cảm giác khó tả. Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành,tình cảm, ngôn ngữ giản dị mà thấm đượm tình người.
Khổ cuối bài thơ mang tính triết lí sâu sắc:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Vầng trăng cứ tròn, cứ im lặng là biểu tượngcho sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thuỷ chung trọn vẹn mà không hề đòi hỏi đền đáp. Ánh trăng lay tỉnh lương tâm của tác giả không được vô ân với đồng đội đã hi sinh, với tự nhiên nhân hậu và vầng trăng bao dung.
Ánh trăng là một bài thơ hay, thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị đã làm nên một ánh trăng lung linh thật đẹp. Ánh trăng ấy là phần cao quý và đẹp nhất của vầng trăng. Trăng đến với chúng ta trong mọi hoàn cảnh, hoàn cảnh nào trăng cũng đẹp. Bài ánh trăng là lời tâm sự, một lời nhắc nhởcon người hãy luôn sống tôn trọng quá khứ.Bởi quá khứlà điểm tựa của tương lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_phan_tich_bai_tho_anh_trang_cua_nguyen_duy.doc