Đề: Suy nghĩ về lòng khoan dung

Đề: Suy nghĩ về lòng khoan dung

1. Giải thích: Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Đó là sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.

2. Những biểu hiện của lòng khoan dung:

- Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.

- Cao hơn nữa, khoan dung là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.

- Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét

3. Vì sao cần phải có lòng khoan dung:

- Khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.

- Vì đã là con người thì “nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống.

 

doc 1 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề: Suy nghĩ về lòng khoan dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ : SUY NGHĨ VỀ LÒNG KHOAN DUNG
1. Giải thích: Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Đó là sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.
2. Những biểu hiện của lòng khoan dung:
- Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.
- Cao hơn nữa, khoan dung là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.
- Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét
3. Vì sao cần phải có lòng khoan dung:
- Khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.
- Vì đã là con người thì “nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống. 
Dẫn chứng: Ø Sự tha thứ của ba mẹ trước những sai trái của con cái
	Ø Tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ.
- Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội vì thế mà trở nên thành bình, yên ổn.
Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống của mình
4. Mở rộng bàn bạc:
- Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Vì họ luôn nhìn biểu hiện sai trái, những hành vi xấu xa của mọi người bằng cái nhìn của sự đồng cảm và sẻ chia.
- Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.
- Phê phán:
	+ Những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
	+ Những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm. 
5. Phương hướng liên hệ:
- Mọi người hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.
- Là HS..

Tài liệu đính kèm:

  • docde_suy_nghi_ve_long_khoan_dung.doc