Đề tài Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh “ tìm hiểu luật an toàn giao thông” trong tiết học ngoại khóa

Đề tài Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh “ tìm hiểu luật an toàn giao thông” trong tiết học ngoại khóa

Xuất phát từ việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa và trải qua thời gian thực hiện việc đổi mới này khá dài, bất kỳ môn học nào tôi cũng nhận thấy lượng kiến thức các em tiếp nhận rất nhiều và cũng rất phong phú, số tiết tăng lên có cả tiết thực hành nội dung đã học để vận dụng vào cuộc sống thực tế. Cho nên việc học của học sinh cũng đòi hỏi nhiều hơn. Để thực hiện mục tiêu chung của môn GDCD ở trường THCS nhằm giúp HS hiểu biết được các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp với tình hình thực tế. Thì “An toàn giao thông” là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2217Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh “ tìm hiểu luật an toàn giao thông” trong tiết học ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS 19/8
---š&›---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
“ TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG”
TRONG TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA 
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
TRƯỜNG THCS 19/8
---š&›---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
“ TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG”
TRONG TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA 
Họ và tên: Lê Thị Vân Đông
Hòa Tân Tây, Ngày tháng năm
MỤC LỤC
	NỘI DUNG TRANG
I – PHẦN MỞ ÐẦU:	4
1. Lí do chọn đề tài	4
2. Mục đích nghiên cứu	4
3. Ðối tượng, phạm vi nghiên cứu	4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu	4
5. Phương pháp nghiên cứu	5
6. Nội dung của đề tài	5
II – NỘI DUNG ÐỀ TÀI:	5
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu	5
1. Cơ sở pháp lí	5
2. Cơ sở lý luận	5
3. Cơ sở thực tiễn	6
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu	6
1. Khái quát phạm vi	6
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu	6
3. Nguyên nhân của thực trạng	7
Chương 3: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài	7
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp	7
2. Các giải pháp chủ yếu	8
3. Tổ chức triển khai thực hiện	8
III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:	9
1. Kết luận	9
2. Kiến nghị	9
IV – DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO:	10
V – PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
CÁC CẤP
I – PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lý do chọn đề tài: 
Xuất phát từ việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa và trải qua thời gian thực hiện việc đổi mới này khá dài, bất kỳ môn học nào tôi cũng nhận thấy lượng kiến thức các em tiếp nhận rất nhiều và cũng rất phong phú, số tiết tăng lên có cả tiết thực hành nội dung đã học để vận dụng vào cuộc sống thực tế. Cho nên việc học của học sinh cũng đòi hỏi nhiều hơn. Để thực hiện mục tiêu chung của môn GDCD ở trường THCS nhằm giúp HS hiểu biết được các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp với tình hình thực tế. Thì “An toàn giao thông” là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
	Vấn đề “giao thông” của cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng, tai nạn giao thông là một vấn đề cấp bách và nóng hổi hiện nay. Và để thực hiện nghiêm, có hiệu quả một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông được nêu tại nghị quyết 32/ 2007 NQ – CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đảm bảo trật tự “An toàn giao thông”. Xuất phát từ thực tế đó, là giáo viên dạy giáo dục công dân lâu năm tôi quyết định chọn đề tài “An toàn giao thông ” đưa vào tiết học ngoại khóa. Nhằm tạo hứng thú cho tiết học ngoại khóa, giúp học sinh hiểu và có ý thức chấp hành tốt “An toàn giao thông” để kìm chế tình hình tai nạn giao thông.
2. Mục đích nghiên cứu: 
Tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tình hình tai nạn giao thông.
 Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay của Đảng và Nhà nước người tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành “Luật giao thông” thật tốt nghĩa là đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình và việc thực hiện nghị quyết 32 của Thủ tướng chính phủ ban hành.
Giúp học sinh trong giờ học thực hành thấy được các quy định của Luật giao thông. Có ý thức thực hiện nghiêm khi tham gia giao thông nhất là khi đi học cũng như khi tan trường về.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài có được hiệu quả tốt thì phải có đối tượng để nghiên cứu, theo dõi việc thực hiện đề tài mới thấy được kết quả. Vậy đối tượng đó là tất cả học sinh từ khối lớp 6 đế khối lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Phạm Đình Quy nói riêng và đối tượng học sinh trên địa bàn xã Hòa Tân Tây nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Gíup học sinh khai thác những giá trị của sự sống, ý nghĩa của sự sống, bảo vệ được tính mạng của chính mình và của mọi người, thông qua ý thức chấp hành “Luật giao thông”. Đồng thời các em còn làm nhiệm vụ tuyên truyền cho người thân và mọi người khác có ý thức chấp hành tốt “Luật giao thông” và thực hiện “An toàn giao thông” được nêu tại nghị quyết 32/2007 NQ – CP ngày 29/6/2007.
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
	Có nhiều phương pháp nghiên cứu và để mang lại thành công tốt đẹp ta phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
	+ Hệ thống tư liệu bằng hình ảnh từ thực tế về các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống như người có ý thức chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ, người chưa có ý thức chấp hành tốt, các vụ việc tai nạn xảy ra hằng ngày
	+ Các phim tư liệu từ thực tế có liên quan đến đề tai nghiên cứu trên Intenet chép vào đĩa CD.
	+ Các đoạn phim ngắn thông qua băng hình minh họa cho từng tiết dạy cụ thế cho từng khối lớp học.
	+ Cập nhật kịp thời số liệu cụ thể chuyên mục an toàn giao thông của địa phương và trong nước.
6. Nội dung đề tài: BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
“TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG”
TRONG TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA 
II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở pháp lý:
	Vần đề “An toàn giao thông” là một vấn đề làm nóng hổi của nước ta hiện nay. Bởi vì nó đã để lại một hậu quả rất to lớn và hết sức nặng nề: Cụ thể cứ mỗi ngày thì tai nạn giao thông xảy ra hơn 200 vụ của cả nước làm chết và bị thương hơn 60 người. Các vụ tai nạn xảy ra không chỉ thiệt hại về người mà còn làm thiệt hại về tài sản của chính người tham gia giao thông và tài sản của Nhà nước.
	- Nhà nước và Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiểm chế tai nạn giao thông. Đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 29/06/2007của Chính phủ.
	- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức chấp hành luật an toàn giao thông góp phần làm giảm tai nạn giao thông đang diễn ra trong cuộc sống đồng thời góp phần vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh 
 	 2. Cơ sở lý luận: 
Để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước ngoài việc tiếp thu kiến thức mới như những chuẩn mực đạo đức, Pháp luật được quy định cho từng khối lớp học của môn giáo dục công dân về mặt pháp lý mà còn vận dụng phần lý thuyết này vào cuộc sống thực tế của học sinh. Sau khi học xong các em còn phải thực hành, nhưng trong quá trình thực hành làm thế nào để học sinh hứng thú học tập tốt tiết học ngoại khóa này thì giáo viên phải tìm hiểu nội dung cho tiết học là một vấn đề rất khó khăn. Trước sự suy nghĩ như vậy tôi tìm nội dung phù hợp với tình hình thực tế hiện nay đó là vấn đề “An toàn giao thông” nhằm tạo hứng thú cho tiết học đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế. 
 	3. Cơ sở thực tiễn:
 	Xuất phát từ thực tế tai nạn giao thông làm cho các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước chú trọng bởi vì để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng cho tất cả mọi đối tượng trong đó có học sinh chúng ta. Cho nên trình tự giảng dạy cho tiết ngoại khóa này đối với học sinh THCS từ 6 – 9 đòi hỏi mức độ nhận thức của học sinh cũng khác. 	
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm của phạm vi: Là giáo viên giảng dạy bộ môn nhiều năm trên địa bàn xã Hòa Tân Tây nói riêng và Huyện Tây Hòa nói chung ý thức chấp hành những quy định của Nhà nước còn hạn chế chẳng hạn như ý thức chấp hành “Luật an toàn giao thông” chưa được tốt, nhiều người còn có tư tưởng xem thường việc đi lại trên đường do vậy tôi quyết định chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài này ở tại địa phương để dễ dàng trong việc theo dõi ý thức thực hiện an toàn giao thông của học sinh nói riêng và của nhân dân nói chung. 
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 
+ Trước đây khi chưa áp dụng đề tài này tôi nhận thấy việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trong trường còn vi phạm, có em vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng (như trầy xước, gãy chân, bị tai nạn nặng phải nằm viện)
Nguyên nhân:
- Một số em khi tham gia giao thông còn đùa giỡn, chạy xe đạp hàng hai hàng ba.... lạng lách, đánh võng, đua xe.
- Một số em chưa hiểu rõ và thực hiện đúng Luật khi tham gia giao thông, chưa có ý thức chấp hành tốt “An toàn giao thông”. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông.
 + Sau khi áp dụng đề tài này cho học sinh ở tất cả các khối lớp, tình hình thực hiện của học sinh trong trường tốt (không có trường hợp nào xảy ra vi phạm trong thời gian này)
3. Nguyên nhân của thực trạng:
- Đại đa số học sinh đều có ý thức học tập tốt và chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
- Trong giờ học các em chú ý lắng nghe, vâng lời thầy cô giáo, ra đường có ý thức chấp hành tốt “An toàn giao thông”.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
+ Khối lớp 6: là lớp đầu cấp các em chỉ nhận thức ở mức độ nào đó trước tiên tôi giúp học sinh thấy được:
* Hậu quả của tai nạn giao thông (ảnh minh họa)
- Gây thiệt hại về người (chết người hoặc tàn phế suốt đời)
- Gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và của người tham gia giao thông.
+ Khối 7,8,9 nâng cao mức độ nhận thức của học sinh
	- Giới thiệu một số chỉ thị, nghị định, nghị quyết về an toàn giao thông đã ban hành (nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 26/9/2007 của chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kìm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
	2. Các giải pháp chủ yếu:
	- Tuyên truyền qua tiết học ngoại khóa về nội dung đã nêu trên
	- Tổ chức học sinh thi, là đồ dùng, phục vụ cho nội dung bài học
	- Học tập các nghị quyết, nghị đinh, chỉ thị
	- Vận động học sinh cùng tuyên truyền những quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
3. Tổ chức triển khai thực hiện:
- Tiến hành thường xuyên ở các tiết học ngoại khóa của các khối lớp học
- Mức độ từ đơn giản đến phức tạp, Cụ thể như sau: 
Lớp 6 giúp các em nhận biết một số quy định của Pháp luật .
Ví dụ như các biển hiệu lệnh, biến báo hiệu, biển cấm, biến nguy hiểm
BIEÅN HIEÄU LEÄNH
* Coù daïng hình troøn, neàn maøu xanh lam, treân neàn coù hình veõ maøu traéng ñaëc tröng cho hieäu leänh nhaèm baùo cho ngöôøi söû duïng ñöôøng bieát hieäu leänh phaûi thi haønh .
Lớp 7, 8, 9 giúp các em thực hiện theo quy định của pháp luật nhà nước (Các chỉ thị, nghị định 15, nghị quyết 32/2007 NQ – CP ngày 29/6/2007 ban hành).
Trên đây là một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu luật an toàn giao thông bản thân tôi đã thực hiện trong tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân cho các khối lớp, đem lại hiệu quả cao.
III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
	1. Kết luận:
Trên đây là những nội dung mà tôi đã nêu lên về một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu luật an toàn giao thông trong tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân. Vận dụng nội dung đã học để rèn luyện các kĩ năng thực hành, hành động một cách cụ thể.
Qua đó tôi nhận thấy học sinh ham thích học tập bộ môn và thu hút được các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh còn có suy nghĩ muốn thử xem sao. Các em vận dụng tốt nội dung kiến thức vào thực tế cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
* Kết quả: Tiết học có sự đầu tư, học sinh có chú ý, khi tham gia giao thông học sinh có ý thức chấp hành tốt. Đồng thời các em còn vận động gia đình và người thân thực hiện tốt “Luật giao thông đường bộ” của Đảng và Nhà nước ta quy định.
 2. Kiến nghị:
Bất kỳ tiết học nào dù có nội dung để thực hiện hay không có nội dung. Để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân nhất là tiết học ngoại khóa tôi xin được phép đề nghị một số ý sau:
- Nên có nội dung bài học cụ thể hay thực hành bài nào chỉ rõ. 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo cung cấp, tăng cường thêm tranh ảnh phục vụ cho việc dạy và học bộ môn giáo dục công dân.
	- Thường xuyên tổ chức các đợt hội giảng chuyên đề, các câu lạc bộ để giáo viên có cơ hội tham gia và học tập kinh nghiệm.
- Nên tổ chức các buổi tập huấn tìm hiểu thêm về công tác dạy và học môn giáo dục công dân (tìm hiểu luật)
Hòa Tân Tây, Ngày 1 tháng 1 năm 2008
Lê Thị Vân Đông
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tranh ảnh, băng hình, đĩa
2. Các câu chuyện tình huống Pháp luật. 
3. Sách Hiến Pháp năm 1992, sách tham khảo, nâng cao.
4. Sách giáo viên môn giáo dục công dân từ lớp 6 – 9.
5. Luật an toàn giao thông đường bộ
6. Sách báo công an, an ninh phụ nữ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc