Đề tài Giải thích từ ngữ trong văn bải: “Mẹ hiền dạy con”

Đề tài Giải thích từ ngữ trong văn bải: “Mẹ hiền dạy con”

1. Lí do chọn đề tài:

1.1 Từ ngữ giữ một vai trò trong ngôn ngữ:

 Sự tồn tại của ngôn ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì cũng không có từ ngữ và ngược lại không có từ ngữ thì cũng không có ngôn ngữ.

 Số lượng từ ngữ của một ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến quyết định khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Nếu một ngôn ngữ có ít từ ngữ thì đương nhiên sẽ rất khó diễn đạt ngôn ngữ, việc giao tiếp sẽ hạn chế.

 Với tầm quan trọng của từ ngữ , khi nghiên cứu ngôn ngữ các nhà nghiên cứu thường dành cho từ ngữ với một sự quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ nói chung và từ ngữ tiếng Việt nói riêng. Ví dụ đáng nói là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu giải thích một văn bản cụ thể, nhất là đối với văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”.

1.2. Vì tìm hiểu và giảng dạy văn bản không thể không xuất phát từ văn bản .

Nếu giảng dạy văn bản mà tách rời từ ngữ ra khỏi văn bản sẽ dẫn tới việc hiểu sai lệch nội dung, ý nghĩa của văn bản. Có thể khẳng định rằng nội dung của một văn bản mặc dù không phải là một phép cộng đơn giản ý nghĩa của các từ ngữ trong đó, nhưng nó cũng phải được bắt nguồn từ ý nghĩa của các từ ngữ đó. Do đó việc giải nghĩa được các từ ngữ trong văn bản sẽ góp phần hiểu đúng, giảng dạy tốt văn bản.

Văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” là văn bản nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 6. Học sinh lớp 6 ở những huyện miền núi khó khăn như Bình Liêu (Quảng Ninh) còn nhiều hạn chế về mặt từ ngữ : vốn từ, hiểu nghĩa, khả năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp. Việc giúp học sinh hiểu ý nghĩa từ ngữ của vă bản này sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ để có thể tự học văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” và các văn bản khác, đồng thời có thể giúp các em sử dụng từ ngữ một cách chính xác trong quá trình viết văn.

 

doc 35 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giải thích từ ngữ trong văn bải: “Mẹ hiền dạy con”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m Hµ Néi 
Khoa Ng÷ v¨n
Bµi tËp tèt nghiÖp
 cö nh©n s­ ph¹m Ng÷ v¨n
§Ò Tµi : 
Gi¶i thÝch tõ ng÷ trong v¨n b¶n :
“MÑ hiÒn d¹y con”
 Ng­êi thùc hiÖn: D­¬ng ThÞ HiÒn.
 Líp : Ng÷ v¨n K4 – Qu¶ng Ninh
 Ng­êi h­íng dÉn : Ths . GVC: §inh V¨n ThiÖn.
Qu¶ng Ninh, th¸ng 8 n¨m 2009
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Từ ngữ giữ một vai trò trong ngôn ngữ.
 1.2. Vì tìm hiểu và giảng dạy văn bản không thể không xuất phát từ văn bản . 
 1.3. Xu hướng dạy học tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng kiến thức liên môn. 
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
. Mục đích nghiên cứu. 
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Ý nghĩa của đề tài.
 4.1. Ý nghĩa về mặt lí luận.
 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: 
Phương pháp nghiên cứu.
6. Bố cục đề tài. 
PHẦN II
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Từ và từ tiếng Việt: 
1. Vấn đề định nghĩa từ.
2. Đơn vị cấu tạo
3. Phương thức cấu tạo 
4. Biến thể của từ
5. Hệ thống từ loại tiếng Việt.
II. Ngữ cố định trong Tiếng Việt.
1. Khái niệm ngữ cố định.
2. Phân biệt cụm từ cố định với từ ghép và cụm từ tự do. 
3. Đối với cụm từ tự do, cụm từ cố định cũng có những nét giống nhau và khác nhau.
III. Ý nghĩa của từ.
IV. Hiện tượng nhiều nghĩa.
1. Thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa.
2. Phương thức chuyển nghĩa.
V. Các cách giải nghĩa từ.
CHƯƠNG 2
VĂN BẢN “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”. GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN “CON RỒNG CHÁU TIÊN”.
I. Văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”.
II. Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
5
5
5
5
5
6
6
6
7
LỜI CẢM ƠN
Dạy văn và học văn là hai quá trình có mối quan hệ hữu cơ. Vì thế, giữa giáo viên và học sinh cần có sự phối hợp ăn ý. Học sinh tích hoạt động tìm hiểu chủ động chiếm lĩnh các văn bản dưới sự định hướng khéo léo giống như người nghệ sĩ của người giáo viên. 
Muốn học sinh cảm thụ được một tác phẩm văn học thì điều đầu tiên cần phải giúp học sinh phải hiểu được từ ngữ của văn bản, hiểu rõ từng lớp nang nghĩa của từ ngữ để từ đó có thể thâm nhập sâu vào nội dung văn bản một cách chính xác. Trên thực tế, khâu đoạn hướng dẫn học sinh nghiên cứu làm sáng tỏ nghĩa của từ ngữ gặp không ít khó khăn cả về phía học sinh và giáo viên. Học sinh thì thiếu vốn từ, giáo viên do nhiều nguyên nhân cũng không quan tâm đến khâu hướng dẫn từ ngữ cho học sinh. Chính từ thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn kiểu bài tập nghiên cứu khoa học về “ giải thích từ ngữ trong văn bản” qua một văn bản cụ thể trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 đó là văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”. 
Nhân dịp bài tập nghiên cứu hoàn thiện, chúng tôi xin chân thành cảm sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy của trường Đại học sư phạm Hà Nội, Viện Văn học Việt Nam, trường CĐSP Quảng Ninh, đặc biệt là đối với Thạc sĩ- Giảng viên chính Đinh Văn Thiện, PGS- TS Nguyễn Mạnh Hùng người trực tiếp giúp chúng tôi định hướng những trang nghiên cứu đầu tiên.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng tư liệu của một số công trình khoa học, tài liệu, sách giáo khoa đã được công bố. Thay mặt nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các tác giả. 
Mặc dù đã rất cố gắng, song thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các quý thầy (cô), bạn bè đồng nghiệp để bài nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn.
 Quảng Ninh, tháng 8 năm 2009
 T.M nhóm thực hiện
 ĐỖ THỊ HUỆ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 Từ ngữ giữ một vai trò trong ngôn ngữ:
	Sự tồn tại của ngôn ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì cũng không có từ ngữ và ngược lại không có từ ngữ thì cũng không có ngôn ngữ.
	Số lượng từ ngữ của một ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến quyết định khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Nếu một ngôn ngữ có ít từ ngữ thì đương nhiên sẽ rất khó diễn đạt ngôn ngữ, việc giao tiếp sẽ hạn chế. 
	Với tầm quan trọng của từ ngữ , khi nghiên cứu ngôn ngữ các nhà nghiên cứu thường dành cho từ ngữ với một sự quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ nói chung và từ ngữ tiếng Việt nói riêng. Ví dụ đáng nói là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp.. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu giải thích một văn bản cụ thể, nhất là đối với văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”. 
1.2. Vì tìm hiểu và giảng dạy văn bản không thể không xuất phát từ văn bản . 
Nếu giảng dạy văn bản mà tách rời từ ngữ ra khỏi văn bản sẽ dẫn tới việc hiểu sai lệch nội dung, ý nghĩa của văn bản. Có thể khẳng định rằng nội dung của một văn bản mặc dù không phải là một phép cộng đơn giản ý nghĩa của các từ ngữ trong đó, nhưng nó cũng phải được bắt nguồn từ ý nghĩa của các từ ngữ đó. Do đó việc giải nghĩa được các từ ngữ trong văn bản sẽ góp phần hiểu đúng, giảng dạy tốt văn bản. 
Văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” là văn bản nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 6. Học sinh lớp 6 ở những huyện miền núi khó khăn như Bình Liêu (Quảng Ninh) còn nhiều hạn chế về mặt từ ngữ : vốn từ, hiểu nghĩa, khả năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp. Việc giúp học sinh hiểu ý nghĩa từ ngữ của vă bản này sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ để có thể tự học văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” và các văn bản khác, đồng thời có thể giúp các em sử dụng từ ngữ một cách chính xác trong quá trình viết văn. 
1.3. Xu hướng dạy học tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng kiến thức liên môn. 
Cụ thể khi dạy Ngữ văn giáo viên phải biết khai thác sử dụng các kiến thức và phương pháp của phân môn Tiếng Việt vào dạy học và rèn kuyện kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết tập làm văn của học sinh. Việc giải thích các từ ngữ trong văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” là biểu hiện của xu hướng tích hợp, và là biểu hiện của việc vận dụng các thao tác ngôn ngữ học để phân tích văn bản. 
	Vì những lí do trên đây, chúng tôi chọn việc giải thích từ ngữ trong văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” làm bài tập khoa học tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
. Mục đích nghiên cứu. 
 Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm làm rõ mối quan hệ giữa ý nghĩa của từ trong trạng thái tĩnh ( nghĩa trong từ điển) với ý nghĩa của từ ở trạng thái động ( nghĩa trong văn bản). Để từ đó có thể hiểu văn bản một cách toàn diện và chính xác hơn.
 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nêu trên chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ như sau: 
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học để xây dựng cho cơ sở lí luận cho đề tài. 
- Thống kê các từ ngữ có trong văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”.
- Tham khảo từ điển Tiếng Việt: biết ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản ở trạng thái tĩnh. 
- Căn cứ vào văn bản để xác định ý nghĩa của các từ ngữ đã xác định ở trên, xác định nghĩa được dùng trong văn bản là nghĩa thứ mấy của từ trong từ điển Tiếng Việt. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ý nghĩa của từ ở hai trạng thái động và tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
Trong khuôn khổ của một bài tập tốt nghiệp chúng tôi hạn chế phạm vi nghiên cứu là ý nghĩa của từ ngữ trong phạm vi trong một văn bản, đó là văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”. Mặt khác, chúng tôi chỉ tập trung vào, ý nghĩa của các danh từ chung, động từ, tính từ không khảo sat ý nghĩa của danh từ riêng, số từ, đại từ và các hư từ.
4. Ý nghĩa của đề tài.
4.1. Ý nghĩa về mặt lí luận.
Đề tài này sẽ là minh chứng góp phần vào lí luận về quy luật chuyển hóa nghĩa của từ ngữ từ trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động.
 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: 
Những kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng trong giảng dạy đọc hiểu văn bản , trước hết là văn bản: “ Con Rồng cháu Tiên”. Chúng cũng có thể được sử dụng trong phân môn Tiếng Việt, như: nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, thêm vào đó chúng còn có thể được sử dụng để giúp học sinh tạo lập văn bản.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp quy nạp - tổng hợp.
+ Phương pháp diễn dịch - phân tích.
+ Phương pháp phân tích ngữ nghĩa. 
+ Phương pháp phân tích ngữ cảnh.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích phiếu điều tra.
6. Bố cục đề tài:
Đề tài này, ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Tài liệu tham khảo được triển khai thành hai chương: 
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Văn bản “ Mẹ hiền dạy con”. Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “ Mẹ hiền dạy con”.
PHẦN II
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trước khi giải thích nghĩa của từ ngữ trong một văn bản cụ thể, chúng taư cần nắm chắc một số khái niệm về: từ và từ tiếng Việt, ngữ cố định tiếng Việt, hiện tượng nhiều nghĩa, Ý nghĩa của từ.
I. Từ và từ tiếng Việt: 
1. Vấn đề định nghĩa từ.
1.a. Mỗi chúng ta, đã tiếp thu và nhận ra cái gọi là từ thông qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ.
Cái khó là ở chỗ phải nên ra một định nghĩa có tính lí thuyết về từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Chẳng hạn:
Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng? Từ là một tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng? Từ là một đơn vị tiềm tàng khả năng trở thành câu chăng? Từ là một kí hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm chăng?
Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ, do chính bản thân từ trong các ngôn ngữ, không phải trường hợp nào cũng như nhau. Chúng có thể khác về:
- Kích thước vật chất 
- Loại nội dung được biểu thị và các biểu thị 
- Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc 
- Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị, câu 
- Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói
Xét hai từ hợp tác xã và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ, ta sẽ thấy:
Từ thứ nhất có kích thước vật chất lớn hơn nhiều so với từ thứ hai; và cấu trúc nội tại của nói cũng phức tạp hơn nhiều.
Từ thứ nhất biểu thị một khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, làm được chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu; còn từ thứ hai lại không biểu thị khái niệm, không có được năng lực để thể hiện những chức phận như từ thứ nhất
1.b. Vì những lẽ đó, không hiếm nhà ngôn ngữ học (kể cả F. de Saussure, S. Bally, G. Glison) đã chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận khái niệm này thì họ cũng lảng tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức.
Lại có nhà nghiên cứu xuất phát từ một lĩnh vực cụ thể nào đó, đã đưa ra những định nghĩa từng mặt một như từ âm vị học, từ ngữ pháp học, từ chính tả, từ từ điển
Dù sao, từ vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ; và chính nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ; bởi vì, đối với mỗi chúng ta, n ... ường có 3 dạng:
Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
VD: Cậu ấy đã có chân trong đội bóng.
Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ cái chứa, cái bao, cái đựng chuyển sang cái được chứa được bao bên trong.
VD: “nhà” 
Cái dùng để ở ( Nhà bác đẹp quá )
Gia đình ( Nhà có năm miệng ăn )
Triều đại ( Nhà Nguyễn)
Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ giữa công cụ, nguyên liệu với hoạt động dùng công cụ hay nguyên liệu đó.
VD: Cô ấy muối dưa nhạt muối.
V. Các cách giải nghĩa từ.
Việc giúp cho học sinh tập giải nghĩa các từ ngữ sử dụng hàng ngày là rất cần thiết trong việc giúp các em hiểu tốt hơn các văn bản từ đó có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, tập làm văn. Ở lớp ngay từ lớp 6 , chương trình SGK – THCS, bài 3 đã đề cập nội dung kiến thức giải nghĩa của từ. 
Trên thực tế có nhiều cách để giải thích từ ngữ, nhưng tập trung một số cách sau: - Miêu tả nội dung
- Dùng từ đồng nghĩa
- Dùng trái nghĩa : 
- Đặt từ trong mối quan hệ ngữ cảnh
- Đặt từ trong mối quan hệ với thời đại : “ Mặt trời thi ca Nga đã tắt” . Mặt trời thi ca nga” ở đây dùng để chỉ A. Puskin , tức là chúng ta đã đặt A. Puskin trong mặt đối xứng với thời đại lịch sử của ông, và chỉ có làm như vậy mới có thể hiểu được. 
- Giải thích từ có thể đặt trong mối quan hệ, tình cảm của tác giả, mục đích của tác giả với vấn đề được nói tới. Lấy ví dụ: Trong bản án chế độ thực dân , Nguyễn Ái Quốc từng nói “ Chủ nghĩa đế quốc như con đỉa có hai chiếc vòi”. Khái niệm con đỉa trong từ điển tiếng Việt là “” nhưng trong ví dụ kể trên thì con đỉa là chỉ CN đế quốc. 
CHƯƠNG 2
VĂN BẢN “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”. GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN “CON RỒNG CHÁU TIÊN”.
I. Văn bản “ Mẹ hiền dạy con”.
Mẹ hiền dạy con
()
II. Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “ Mẹ hiền dạy con”.
TT
Từ ngữ
Nghĩa từ điển
Nghĩa văn bản
1
Ngày
d.1(chm). khoảng thời gian trái đất tự xoay chung quanh nó đúng một vòng, bằng 24 giờ. 1năm dương lịch có 365 ngày. 2. Khoảng thời gian 24 giờ hoặc đại khái 24 giờ. Ở chơi vài ngày. Ngày hôm qua. 3. Khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn; trái với đêm. Ngày làm hai buổi. Ngày nắng đêm mưa.Rạng ngày.Ngủ ngày. 4. Ngày cụ thể được xác định để ghi nhớ, kỉ niệm về một sự kiện nào đó. Ngày quốc khánh. Ngày tết. Ngày sinh. 5. Khoảng thời gian không xách định nhưng là nhiều ngày, tháng, hoặc năm. Những ngày thơ ấu.Ngày trước *. Ngày mai*.
2
Xưa
3
ở
PHẦN KẾT LUẬN
Nghĩa của từ tồn tại ở hai trạng thái: tĩnh và động, hai trạng thái này có quan hệ mật thiết với nhau. Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh là cơ sở để chuyển nghĩa của từ ở trạng thái động ngược lại nghĩa của từ ở trạng thái động góp phần bổ sung thêm hiểu biết về nghĩa ở trạng thái tĩnh. 
Qua khảo sát . 179 trường hợp từ ngữ trong bài có thể thấy phần lớn các trường hợp nghĩa văn bản là nghĩa trong từ điển, chỉ có 3 từ thuộc trường hợp có nghĩa văn bản của từ không nằm trong nghĩa từ điển.Những nét nghĩa nằm trong tự điển giúp cho người đọc hiểu sự vật một cách rõ ràng và dễ tiếp thu nội dung văn bản, nó cũng phù hợp với thể loại truyện dân gian: nội dung cốt truyện đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với mọi đối tượng độc giả, và việc sử dụng nhiều các từ ngữ có nghĩa trùng với nghĩa từ điển, từ ngữ toàn dân đó cũng có thể coi là một nét đặc trưng của văn bản truyện dân gian. Đây là nghĩa tu từ được tác giả sử dụng các phương chuyển nghĩa phổ biến như ẩn dụ, hoán dụ, nhằm tạo ra giá trị biểu cảm, giá trị hình tượng cho từ ngữ. 
Việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ góp phần quan trọng để tìm hiểu đúng ý nghĩa chung của văn bản. Rất tiếc, thời gian có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát được từ ngữ của một văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 6 – THCS. Hi vọng rằng, trong tương lai chúng tôi sẽ có cơ hội để tiếp tục khảo sát nghĩa từ ngữ của các văn bản khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Đức Tịnh (1952). Văn phạm Việt Nam. P. Văn Tươi, Sài Gòn. 
Bulteau, B. (1950). Cours d'annamite. Larouse, Paris. 
Bưxtrov, I.X.; Nguyễn Tài Cẩn & Xtankêvich N.V. (1975). Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Nauka (tiếng Nga). 
Cadiere, L. (1958). Syntaxe de la langue Vietnamienne. Ecole FranVaise d' Extreme Orient, Paris. 
Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1). Nxb Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh. 
Cao Xuân Hạo (2001). Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt. Nxb Trẻ. 
Dik, S.M. (1989). The Theory of Functional Grammar, Part 1: The Structure of the Clause. Dordrecht, Foris. 
Diệp Quang Ban (1972). Xung quanh việc phân biệt câu ghép với câu đơn. T/c Ngôn ngữ, số 4/1972. 
Diệp Quang Ban (1980). Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay (Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn). Đại học Sư phạm I Hà Nội. 
Diệp Quang Ban (1984). Bàn về vấn đề thành phần câu ứng dụng vào tiếng Việt. In trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt (Lưu Vân Lăng chủ biên). Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Diệp Quang Ban (1987). Câu đơn tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 
Diệp Quang Ban (1989). Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2. Nxb ĐH và THCN, H. 
Diệp Quang Ban (2000). Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong nửa thế kỉ qua. T/c Ngôn ngữ, số 9/2000, trang 41–47. 
Dyvik, H.J.J. (1984). Subject or Topic in Vietnamese?. University of Bergen. 
Đái Xuân Ninh (1973). Có nên xem "Câu đơn có trạng ngữ" là một kiểu câu ghép không?. T/c Ngôn ngữ, số 3/1973, trang 49–55. 
Đinh Văn Đức (1986). Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại. Nxb ĐH và THCN, H. 
Emeneau, M.B. (1951). Studies in Vietnamese (Annamese) grammar. Barkeley and Los Angeles. 
Gage, William W. & Jackson, Merrill H. (1953). Verb Construction in Vietnamese. In: Southeast Asia Program. Data Paper N.9 mineographed. Department of Far Eastern Studies, Cornell University, Itcatha, New York. 
Givón, T. (1984). Syntax, a functional-typological introduction (volume 1). John Benjamins publishing company, Amsterdam/Philadenlphia. 
Hoàng Trọng Phiến (1980). Ngữ pháp tiếng Việt: Câu. Nxb ĐH và THCN, H. 
Hoàng Tuệ; Lê Cận & Cù Đình Tú (1962). Giáo trình về Việt ngữ. Đại học Sư phạm, H. 
Hồng Dân (1972). Nên xem "Câu đơn có trạng ngữ" là một kiểu câu ghép. T/c Ngôn ngữ, số 4/1972, trang 26–36. 
Huỳnh Mai (1971). Về vấn đề trạng ngữ trong tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 3/1971, trang 13–21. 
Jakhontov, X.E. (1971). Những nguyên tắc phân xuất thành phần câu trong tiếng Hán. In trong: "Những ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á. Nxb Nauka, M. 
Jones, Robert B.Jr. & Huỳnh Sanh Thông (1960). Introduction to Spoken Vietnamese. American Council of Learned Societies, Washington DC. 
Le Van Li (1948). Le parler Vietnamien. Paris. 
Lê Xuân Thại (1969). Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ. T/c Ngôn ngữ, số 2/ 1969, trang 32–42. 
Lê Xuân Thại (1995). Câu chủ vị trong tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Lekomtsev, Yu.K. (1964). Cấu trúc câu đơn tiếng Việt. Nxb Nauka (tiếng Nga), M. 
Li, Ch.N. & Thompson, S.A. (1976). Subject and Topic: A new typology of language. In Li (ed): Subject and Topic. Academic Press, New York, p. 445–455. 
Lưu Vân Lăng (1970). Nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân. T/c Ngôn ngữ, số 3/ 1970, trang 35–44. 
Lưu Vân Lăng (1987). Phương pháp phân tích theo tầng bậc hạt nhân. (Báo cáo tại Hội nghị ngôn ngữ học quốc tế tại Berlin) 
Lyons, J. (1968). Introduction to the theoretical linguistics. Cambridge University Press. 
Lí Toàn Thắng (1981). Giới thiệu lí thuyết phân đoạn câu. T/c Ngôn ngữ, số 1/1981, trang 45–54. 
Lí Toàn Thắng & Nguyễn Thị Nga (1982). Tìm hiểu thêm về loại câu "N2-N1-V" . T/c Ngôn ngữ, số 1/1982, trang 21–29. 
Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 
Nguyễn Kim Thản (1964). Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Nguyễn Kim Thản (1977). Động từ trong tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Nguyễn Kim Thản (1981). Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Lân (1956). Ngữ pháp tiếng Việt, Lớp 5, lớp 6, lớp 7. Hà Nội. 
Nguyễn Minh Thuyết (1981a). Câu không chủ ngữ với tân ngữ đứng đầu. T/c Ngôn ngữ, số 1/1981, trang 40–46. 
Nguyễn Minh Thuyết (1981b). Chủ ngữ trong tiếng Việt. (Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn). LGU (Tiếng Nga), Lê-nin-grat. 
Nguyễn Minh Thuyết (1988). Cách xác định thành phần câu tiếng Việt. In trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á. Nxb Khoa học Xã hội, H., trang 207–212. 
Nguyễn Minh Thuyết (1994). Thử giải đáp hai vấn đề cơ bản về thành phần câu. In trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (Lưu Vân Lăng chủ biên). Nxb Khoa học Xã hội, H., trang 57–67. 
Nguyễn Minh Thuyết (1995). Các tiền phó từ chỉ thời-thể trong tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 2/1995, trang 1–11. 
Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp (1994). Về khái niệm nòng cốt câu. T/c Ngôn ngữ, số 4/1994, trang 51–57. 
Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp (1998). Thành phần câu tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Tài Cẩn (1981). Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ. Nxb ĐH và THCN, H. 
Nguyễn Thị Quy (1995). Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó (so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh). Nxb Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998). Dẫn luận Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H. 
Panfilov, V.X. (1980). Sự phân đoạn thực tại trong câu tiếng Việt. T/c Những vấn đề ngôn ngữ học, Số 1–1980. (tiếng Nga). 
Panfilov, V.X. (1984). Các khái niệm xuất phát của cú pháp tiếng Việt. T/c Những vấn đề ngôn ngữ học, Số 1–1984. (tiếng Nga). 
Panfilov, V.X. (1993). Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. Trung tâm Đông phương học Xanh Pê-téc-bua. (tiếng Nga), Xanh Pê-téc-bua. 
Phạm Tất Đắc (1953). Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề. Hà Nội. 
Phan Khôi (1955). Việt ngữ nghiên cứu. Hà Nội. 
Phan Ngọc (1957). Góp ý kiến về từ loại thuật từ (verbe). Tập san Đại học (Văn khoa), số 8. Hà Nội. 
Phan Ngọc & Phạm Đức Dương (1983). Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á. 
Thompson, L.C. (1965). A Vietnamese grammar. University of Washington Press, Seattle and London. 
Trà Ngân (1943). Khảo cứu về tiếng Việt Nam. Hà Nội. 
Trần Ngọc Thêm (1985). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Trần Trọng Kim; Bùi Kỉ & Phạm Duy Khiêm (1940). Văn Phạm Việt Nam. Nxb Tân Việt (in lại lần thứ 4), Sài Gòn, 1960. 
Trương Văn Chình & Nguyễn Hiến Lê (1963). Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Đại học Huế. 
Uỷ ban Khoa học Xã hội (1983). Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, H. 
Van Valin, R.D. (1993). A synopsis of role and reference grammar. John Benjamins publishing company, Amsterdam/Philadenlphia. 
Võ Huỳnh Mai (1973). Bàn thêm về phạm vi của trạng ngữ trong tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 2/1973, trang 54–62. 
Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997.

Tài liệu đính kèm:

  • docdE TAI.doc