Đề tài Hiệu quả tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử

Đề tài Hiệu quả tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử

 Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều Hội thảo,chuyên đề về “ Phương pháp dạy học tích cực”.Trong đó dạy học tích cực là Học sinh tích cực hóa trong các hoạt động học tập của mình thông qua sự tổ chức,điều khiển,hướng dẫn của Giáo viên “ Học sinh chủ động tìm tòi,phát hiện,giải quyết nhiệm vụ nhận thức có ý thức và vận dụng linh hoạt,sáng tạo các kiến thức,kỹ năng đã thu nhận được.

 Khác với các bộ môn khoa học khác.Đặc thù của bộ môn Lịch sử là Học sinh phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau,với những nhân vật,địa danh lịch sử,. không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7146Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hiệu quả tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều Hội thảo,chuyên đề về “ Phương pháp dạy học tích cực”.Trong đó dạy học tích cực là Học sinh tích cực hóa trong các hoạt động học tập của mình thông qua sự tổ chức,điều khiển,hướng dẫn của Giáo viên “ Học sinh chủ động tìm tòi,phát hiện,giải quyết nhiệm vụ nhận thức có ý thức và vận dụng linh hoạt,sáng tạo các kiến thức,kỹ năng đã thu nhận được.
 Khác với các bộ môn khoa học khác.Đặc thù của bộ môn Lịch sử là Học sinh phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau,với những nhân vật,địa danh lịch sử,.. không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.
 Hơn thế,khối lượng kiến thức của bộ môn Lịch sử ngày càng nhiều thêm.Nếu như Học sinh Lớp 9 ở vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX,chỉ phải tiếp cận đến phần Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam đến những năm 90 của thế kỷ XX.Thì học sinh đang học ở thời điểm này phải tiếp nhận thêm: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam(từ năm 1991 đến nay). Trong lúc , trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã diễn ra biết bao nhiêu là sự kiện. Trong khi yêu cầu đối với người học cần phải nhớ các sự kiên,nhân vật lịch sử,phải hiểu nội dung một cách chính xác,đầy đủ.
 Vì vậy,buộc các em cùng một lúc phải ghi nhớ nhiều kiến thức Lịch sử thì mới đạt được kết quả cao trong quá trình học của mình. Vì thế bộ môn Lịch sử rất khó gây hứng thú học cho các em dẫn đến chất lượng môn lịch sử có chiều hướng đi xuống.
 Muốn giải quyết được vấn đề đó,đòi hỏi Giáo viên phải gây được hứng thú học cho các em, phải tìm ra được phương pháp dạy phù hợp để các em dễ tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Hiện nay,mặc dù đã được Nhà nước và các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang,phương tiện dạy học được mua sắm đầy đủ hơn,tuy nhiên chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng còn thấp.
 Trong thực tế hiện nay,hầu hết học sinh chưa thực sự ham học,chưa thực sự yêu thích bộ môn Lịch sử, hầu hết chỉ đối phó tức thời. Hơn nữa một bộ phận giáo viên soạn bài chưa thật sự chu đáo,chưa đầu tư và tâm huyết;thậm chí một số giáo viên còn khiếm khuyết,chưa xác định được kiến thức cơ bản,trọng tâm của từng tiểu mục,từng bài học cụ thể,một số Giáo viên chưa coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học,khi giảng dạy còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, thậm chí còn áp đặt người học. Do vậy đã tạo ra sự gò bó, dễ gây sự nhàm chán cho người học.
 Nhiều năm liền,bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử Lớp 9. Đây là đối tượng có nhiều diễn biến phức tạp trong tâm sinh,lí cuả mình. Chính vì thế,tôi rất băn khoăn và có nhiều suy nghĩ về vấn đề học tập của các em. 
 Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử? Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phải làm như thế nào? Phải làm gì để học sinh không nhàm chán và có hứng thú học môn Lịch sử? Phải làm gì và làm như thế nào để có hiệu quả trong dạy học Lịch sử ? phải tìm phương pháp nào để có hiệu quả trò các giờ học Lịch sử? Đây không đơn thuần chỉ là những câu hỏi mà đó là cả một vấn đề giáo viên cần phải giải quyết. Đó cũng chỉnh là nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
 B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CŨ:
 Trong các giờ dạy Lịch sử ở các trường học hiện nay một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết,nhiệt tình.Một số giáo viên năng lực còn có phần hạn chế,phương pháp dạy học chưa phù hợp đối tượng học sinh hoặc áp dụng các phương pháp dạy học rất máy móc thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. Do đó, trong các giờ học chưa sôi nổi,dễ nhàm chán.Một bộ phận Giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều,hoặc áp đặt học sinh theo chủ quan của mình,chưa chú ý đến khả năng tư duy sáng tạo cũng như không cho học sinh trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó,tức là không có sự tương tác giữa người dạy và người học,
 Sau khi kết thúc năm học 2009-2010,tôi làm một cuộc điều tra nhanh để thăm dò ý kiến của học sinh trong các giờ lịch sử với một số loại câu hỏi thăm dò. Chẳng hạn như: Trong các giờ lịch sử em có thấy hứng thú học không ? Em có thích học lịch bộ môn lịch sử không ?,...
 Đa số học sinh đều trả lời là không thích học môn lịch sử, trong các giờ học không thấy hứng thú.Thậm chí một vài trường hợp còn trả lời rằng: Em học lịch sử là vì sợ thầy-cô,..đó thực sự là một điều đáng buồn cho giáo viên.Nhưng đó chính là thực trạng của nhiều trường học,nhiều địa phương hiện nay.
 Vì vậy dẫn đến hệ quả là Học sinh không có hứng thú học môn Lịch sử, nên hiệu quả giờ dạy đạt kết quả chưa cao; kết quả xếp loại của học sinh còn thấp .
 * Kết quả xếp loại môn lịch sử,năm học 2009-2010 như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
1
4.2%
4
16.7%
8
33.3%
11
45.8%
9B
1
3.4%
3
10.3%
11
38%
14
48.3%
II. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
 Như vậy,nhìn vào bảng kết quả xếp loại môn lịch sử 9,năm học 2009-2010 chưa cao(nếu không muốn nói là rất thấp) so với thế mạnh và tiềm năng của bộ môn.Vậy thì,những nguyên nhân nào làm cho kết quả thấp như trên ? Có rất nhiều nguyên nhân(cả chủ quan lẫn khách quan),nhưng theo bản thân tôi những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trang trên,đó là:
 Một là: Trong các giờ dạy Lịch sử Giáo viên chưa có các phương pháp dạy học gây được hứng thú cho Học sinh.
 Hai là: Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy (chuẩn bị giáo án chưa chu đáo,phương tiện trợ giảng chưa đầy đủ,phương pháp chưa phù hợp,...)
 Ba là: Học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của bộ môn
 Bốn là: Bài dạy của Giáo viên chưa lôi cuốn được Học sinh,chưa có sự tương tác giữa thầy và trò.
 Năm là: Thiết bị dạy học chưa đảm bảo theo yêu cầu .
 Sáu là: Giáo viên sử dụng các phương pháp một cách máy móc,thiếu sự linh hoạt, chưa dựa vào đối tượng của mình để đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
III. GIẢI PHÁP MỚI:
 Xuất phát từ thực trạng trên,trong quá trình dạy học của mình tôi thấy cần tạo ra không khí học tập sôi nổi, thân thiện giữa thầy và trò,tạo sự hứng thú cho người học, kịp thời nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh. Có như vậy,học sinh mới yêu thích và có hứng thú học bộ môn Lịch sử,hiệu quả giờ dạy thu được sẽ cao hơn.
 Việc tổ chức “trò chơi” trong các giờ dạy Lịch sử không nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽ tạo nên một không khí hăng say học tập,một không khí làm việc nghiêm túc để đi tìm cái phải hướng đến,đó là những kiến thức Lịch sử. Qua các trò chơi các em vừa có thể độc lập suy nghĩ,tìm tòi đồng thời vừa rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho các em để có đáp án vừa nhanh vừa chính xác. Vì vậy,khi các em học Lịch sử thông qua các trò chơi sẽ tạo sự thoải mái hơn, hứng thú hơn. Từ đó mà các em ghi nhớ tốt hơn những kiến thức cơ bản cần đạt.
 Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi Giáo viên, mỗi đơn vị trường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường,từng địa phương,từng đối tượng học sinh.Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày một số “Trò chơi” mà tôi đã thường lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu Nhà trường,tổ chuyên môn,bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại.
1. Trò chơi: “ Ai tài hơn ai” ?
a. Giới thiệu trò chơi:
 Đây là một trò chơi đòi hỏi học sinh không những phải có đáp án chính xác mà còn phải thao tác nhanh để kịp thời ghi kết quả của đội mình vào bảng nhóm.Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài dạy khác nhau,có thể sử dụng ở phần tìm hiểu nội dung chính của bài học hoặc sử dụng vào phần bài tập củng cố. Trong khoảng thời gian nhất định nếu đội nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất với kết quả chính xác nhất sẽ là đội thắng cuộc.
b. Cách tổ chức trò chơi:
* Bước 1: Giáo viên thành lập các đội chơi : Có thể tổ chức thành 2 đội hoặc 4 đội ( tùy thuộc vào số lượng học sinh ),cũng có thể tổ chức thi giữa các tổ trong lớp với nhau.
* Bước 2: Giáo viên giới thiệu cho học sinh về luật của trò chơi: Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút ( tùy vào lượng kiến thức của từng mục,từng bài mà giáo viên định lượng hợp lí ). Đội nào ghi kết quả câu hỏi đầy đủ nhất,chính xác và nhanh nhất,đội đó sẽ là đội thắng cuộc và được khuyến khích bằng điểm ( tùy thuộc vào mức độ hoàn thành theo yêu cầu của giáo viên ).
* Bước 3: Giáo viên nêu nội dung câu hỏi giành cho các đội chơi và dùng đồng hồ đếm thời gian tính giờ ( câu hỏi giành cho các đội chơi phải cùng nội dung ).
* Bước 4: Học sinh thảo luận nhanh thống nhất đáp án,lần lượt đại diện từng đội chơi chạy nhanh lên khu vực giành cho đội mình ghi đáp án vào bảng nhóm.
* Bước 5: Giáo viên cùng với các đội chơi nhận xét chéo kết quả của từng đội.Đội chơi xuất sắc nhất sẽ là đội thắng cuộc và giáo viên khuyến khích bằng điểm số cho các thành viên trong đội. Những đội có kết quả như đội thắng cuộc hoặc đội chưa hoàn thành sẽ được tuyên dương bằng những tràng pháo tay của cả lớp.
 Chẳng hạn,khi dạy bài : “Nước Mĩ – Bài 8”(SGK Lịch sử 9) . Để học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức ở mục II: Sự phát triển về KHKT của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (SGK),giáo viên có thể tổ chức trò chơi này như sau:
 Thứ nhất,giáo viên chia học sinh làm 2 đội hoặc 4 đội chơi ( tùy thuộc số lượng học sinh ít hay nhiều).
 Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh về luật chơi ( chú ý định lượng thời gian hợp lí)
 Thứ ba, giáo viên nêu câu hỏi của trò chơi : Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về KHKT của Mĩ sau chiến tranh ?
 Thứ tư, các đội chơi tiến hành thảo luận nhanh và lần lượt từng thành viên trong đội chơi chạy nhanh đến khu vực bảng nhóm giành cho đội của mình ghi một đáp án vào bảng rồi nhanh chóng chạy về chỗ để thành viên khác tiếp tục thực hiện cho đến hết.
 Thứ năm,giáo viên cùng các đội chơi lần lượt nhận xét về kết quả của từng đội,sau đó thống nhất chọn đội chơi nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất và chính  ... c khác:Con người cần phải có tri thức.Muốn có tri thức không còn con đường nào khác ngoài cố gắng học tập thật tốt.
 * Cách thứ hai: Tổ chức hoạt động nhóm.
 Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm( 4 đội chơi),công bố luật chơi và cách tính điểm ( mỗi câu trả lời chính xác ở ô chữ hàng ngang ghi được 10 điểm,giải được từ chìa khóa ghi được 30 điểm). 
 Bước 2: Giáo viên dùng bảng phụ (đã chuẩn bị sẵn ô chữ) treo lên bảng hoặc có thể dùng máy chiếu để trình chiếu (nếu giáo viên ứng dụng CNTT).
 Bước 3: Giáo viên mời đại diện các nhóm lần lượt lựa chọn câu hỏi và thảo luận theo nhóm,lên bảng ghi kết quả vào các hàng ngang đã lựa chọn(nếu đáp án chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Nếu đáp án chưa chính xác,đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành quyền trả lời và điểm số sẽ thuộc về đội đó nếu trả lời chính xác).
 Bước 4: Sau khi các nhóm đã tìm ra các ô chữ hàng ngang,giáo viên yêu cầu các nhóm tìm ra từ chìa khóa (tức ô chữ hàng dọc)
 * Lưu ý: Khi học sinh trả lời các từ hàng ngang thì các chữ cái trong từ chìa khóa sẽ lần lượt xuất hiện (giáo viên nên xáo trộn các chữ cái) để học sinh khó phát hiện,tạo sự gây cấn đồng thời nhằm phát triển khả năng suy luận lôgic của các em.Nếu sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang mà học sinh không tìm ra được từ chìa khóa,giáo viên phải đưa ra câu hỏi gợi ý.
 * Cách tạo ô chữ: 
 Khi củng cố kiến thức Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973-1975 (tiết 2). Giáo viên có thể tạo ô chữ như sau:
 Ô chữ gồm 9 ô chữ hàng ngang và 9 chữ cái trong từ chìa khóa.
1
2
3
4
5
6
7
8
 * Hàng ngang:
1/ Khi quân giải phóng tiến vào trung tâm Sài Gòn, đã chia làm mấy cánh quân ?
2/ ..............Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam(Điền từ còn thiếu vào chỗ...............) ?
3/ 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975,quân ta tiến thẳng vào nơi này ?
4/ Là tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.Trưa ngày 30/4/1975 đã tuyên bố đầu hàng quân giải phóng ?
5/ Là đầu mối trung chuyển sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam,nằm trên trục đường Trường Sơn.Nơi 10 cô gái TNXP đã hi sinh ?
6/ Loại phương tiện đã tiến thẳng vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975 ?
7/ Ông là Tư lệnh của chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam ?
8/ Đây là một trong những phòng tuyến ngoài của địch nhằm bảo vệ Sài Gòn nhưng đã bị quân ta chọc thủng ngày 21/4/1975 ?
* Từ chìa khóa: gồm 9 chữ cái:
* Gợi ý: 
 1, Đây là một trong ba chiến dịch lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước )?
 2, Chiến dịch giải phóng Sài Gòn còn có tên là chiến dịch ?	 
 * Đáp án các ô chữ hàng ngang:
1
N
Ă
M
C
Á
N
H
Q
U
Â
N
2
B
Ộ
C
H
Í
N
H
T
R
Ị
3
D
I
N
H
Đ
Ộ
C
L
Ậ
P
4
D
Ư
Ơ
N
G
V
Ă
N
M
I
N
H
5
N
G
Ã
B
A
Đ
Ồ
N
G
L
Ộ
C
6
X 
E
T
Ă
N
G
7
V
Ă
N
T
I
Ế
N
D
Ũ
N
G
8
X
U
Â
N
L
Ộ
C
 * Lưu ý: Những chữ cái in đậm ở các ô chữ hàng ngang chính là các dấu hiệu để tìm ra từ chìa khóa. 
 Từ chìa khóa gồm 9 chữ cái:
H
C
H
N
I
H
I
Ồ
M
 * Đáp án từ chìa khóa:
H
Ồ
C
H
Í
M
I
N
H
 Qua trò chơi này không những tạo không khí thoải mái,môi trường thân thiện giữa thầy và trò.Mà nó còn phát triển kĩ năng làm việc nhóm của học sinh đồng thời còn phát huy được khả năng tư duy sáng tạo suy luận lôgic dựa trên những kiến thức mà các em vừa mới khám phá.
3. Trò chơi giải “Mật mã” lịch sử:
 a. Cách chuẩn bị:
 Với trò chơi này giáo viên phải chuẩn bị các dữ kiện lịch sử,mà các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện quan trọng hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã”.
Mỗi dữ kiện là câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời,giáo viên phải chuẩn bị công các câu hỏi gợi ý cho từ mật mã.Mà những câu hỏi gợi ý của giáo viên phải gần và liên quan đến từ “mật mã”.
 Giáo viên kẻ một bảng số được đánh số thứ tự từ 1- 6 .Có thể chuẩn bị bằng bảng phụ hoặc trình chiếu (nếu ứng dụng CNTT) . Mỗi con số trên bảng tương ứng với một câu hỏi gợi ý liên quan đến từ “mật mã”
 * Bảng số thứ tự cho trò chơi.
 1
4
 2
MẬT MÃ
5
 3
6
 b. Hướng dẫn trò chơi:
 Tôi thường áp dụng trò chơi này vào phần củng cố bài hoặc dùng trong tiết tổng kết. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay một nhân vật có công đối với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 Chẳng hạn, khi củng cố Bài : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953-1954 (Tiết 36).
Để nhấn mạnh công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ,giáo viên sử dụng trò chơi giải “Mật mã” lịch sử .
Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn con số theo ý mình và phải trả lời nội dung câu hỏi đó.Càng trả lời được nhiều câu hỏi thì việc giải từ “mật mã” càng thuận lợi.
 Sau khi học sinh tìm ra tất cả các câu ở các só thứ tự,giáo viên yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó để giải từ “mật mã”.
 * Câu hỏi :
 Số 1: Là chiến dịch đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược ?
Số 2: Đội VNTTGPQ(tiền thân của QĐND VN) được thành lập vào thời gian này ?
Số 3: Ngày ....................Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng(điền từ còn thiếu vào chỗ .............) ?
Số 4: Sau khi nhận thấy trong chiến dịch Điện Biên Phủ không thể đánh nhanh thắng nhanh ta đã chuyển sang phương châm mới.Đó là ?
Số 5: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải kí với ta hiệp định.
Số 6: Hình 37-T88-SGK. Gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào ?
 * Gợi ý từ mật mã: Ông được xem là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,là anh cả của QĐND VN ?
 * Đáp án: 
Số1: Chiến dịch Điện Biên Phủ
Số 2: 22/12/1944
Số 3: 7/5/1954
Số 4: Đánh chắc,tiến chắc
Số 5: Hiệp định Giơ-ne-vơ
Số 6: Thành lập Đội VNTTGPQ.
 * Từ “Mật mã”: Võ Nguyên Giáp. 
 C. KẾT QUẢ
 Với mong muốn sáng tạo ra cho học sinh một số phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú cho các em trong quá trình học,đồng thời qua đó sẽ giúp học sinh nhớ và hiểu được các đơn vị kiến thức lịch sử. Từ mong muốn đó,tôi thường xuyên áp dụng tổ chức lồng ghép các trò chơi này trong các giờ học và nhận thấy rằng: phương pháp tổ chức “ Trò chơi” đã góp phần tạo được sự thoải mái,không gò ép,,.Vì vậy đã gây được hứng thú học tập cho các em;giờ học trở nên sôi nổi hơn,các đối tượng học sinh khác nhau cũng chủ động và hăng say học,tìm hiểu kiến thức lịch sử hơn. Vì thế,chất lượng học của các em thể hiện qua các bài kiểm tra và đặc biệt qua xếp loại từng học kì mức độ đi lên của từng học sinh có một bước tiến rõ rệt. So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài này hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào bảng kết quả khi áp dụng đề tài,ta thấy tỉ lệ khá giỏi tăng lên,đặc biệt số học sinh yếu-kém giảm rõ rệt . 
 * Kết quả trước khi áp dụng đề tài.(Năm học 2009-2010) 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
1
4.2%
4
16.7%
8
33.3%
11
45.8%
9B
1
3.4%
3
10.3%
11
38%
14
48.3%
 * Kết quả xếp loại HKI như sau: ( Kết quả sau khi áp dụng đề tài)
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9A
3
12.5%
6
25 %
10
41.7%
5
20.8%
9B
2
8 %
7
28%
13
52 %
4
16 %
 D. KẾT LUẬN,ĐỀ XUẤT
 Khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tại đơn vị đã tạo nên sự thoải mái,môi trường thân thiện giữa thầy và trò .Từ đó gây được hứng thú học cho các em ,chính vì vậy mà không khí học tập cũng sôi nổi hơn,hiệu quả hơn.Đó thực sự là kết quả bất ngờ . Bởi lẽ,ngoài việc chơi hơn hết các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng,không nặng nề,không gượng ép;tạo được không khí “Học mà chơi- chơi mà học”.
 Tuy nhiên,các trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của bài học,các câu hỏi trong mỗi trò chơi đều phải tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên bám sát vào mục tiêu bài học để sáng tạo các trò chơi để khắc sâu hơn kiến thức lịch sử cho học sinh.
 Tránh tình trạng lạm dụng quá mức cho phép sẽ biến giờ học trở thành “ trò chơi giải trí đơn thuần” sẽ làm mất thời gian và phản tác dụng. 
 Trong quá trình dạy học không phải bài nào,mục nào cũng có thể tổ chức được trò chơi,mà có những bài,mục bài không thể tổ chức được. Vì vậy,giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ càng ở bài này,mục này có tổ chức được trò chơi hay không.
 Để tổ chức trò chơi thành công,đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi,sáng tạo,chuẩn bị công phu đồng thời phải phổ bến luật chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi.
 Một điều không thể thiếu trong các trò chơi, đó chính là giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để tạo sự hứng thú và sự tương tác giữa thầy và trò.
 Khi tổ chức trò chơi người giáo viên phải giải thích rõ cho học sinh: Tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học không nhằm mục đích giải trí,mà thông qua trò chơi để học sinh hăng hái tham gia để tìm tòi kiến thức của bài học.Đó chính là cái đích cần hướng đến.
 BGH nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa đổi mới phương pháp dạy học,đặc biệt là cần triển khai áp dụng phương pháp “dạy học tích cực” ở các bộ môn khác nhau trong nhà trường. Có như vậy thì chất lượng dạy học ở trường nói chung và môn Lịch sử nói riêng mới được nâng cao.
 Chúng ta được xem là những kĩ sư tâm hồn,là những người đã,đang và sẽ đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy,mỗi giáo viên cần phải luôn trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ không ngừng học hỏi đồng nghiệp. Hơn thế nữa,chúng ta phải nắm và thực sự hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của các em điều đó sẽ giúp chúng ta có những phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học. Chắc chắn rằng muốn đi đến đích không phải chỉ ngày một ngày hai là có thể thành công ngay,mà quan trọng hơn chúng ta phải phải biết áp dụng thực tiễn vào dạy học ở tùng đơn vị khác nhau.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi,chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý xây dựng của BGH nhà trường,tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để những kinh nghiệm này đầy đủ và hoàn thiện hơn./.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 MỤC LỤC
 Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
B. NỘI DUNG 2
I. Thực trạng cũ
II. Nguyên nhân của thực trạng
III. Giải pháp mới.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 10
D. KẾT LUẬN,ĐỀ XUẤT 11
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Lịch sử 
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị ( chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục,năm 2004.
2.Tài liệu Lí luận về “Phương pháp dạy học tích cực”
 Tác giả: Dự án VVOB của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3.Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử (Bậc THCS)
 Tác giả: Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,năm 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang Kien KN Hieu qua tu to chuc Tro choi trong dayhoc Lich su.doc