Đề tài Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925” “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Đề tài Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925” “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì trong chương trình lịch sử lớp 8 và lớp 9 có tiết dạy-học về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài đầu thế kỷ XX (Lớp 8 - Tiết 50 - Trang 98, 99, 100 SGKLS 8, lớp 9 - Tiết 19 - Trang 61, 62, 63, 64 SGKLS 9). Trong phạm vi cho phép, xin được trình bày nhận thức của mình về vấn đề "Con đường cứu nước của thầy giáo Nguyễn Tất Thành" ở phần chương trình lớp 8 và “Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925” “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” trong phần chương trình lớp 9.

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925” “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo và dắt dẫn toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh, giành thắng lợi vẻ vang như ngày nay. Suốt cả cuộc đời, Người hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc 
của nhân dân và cho toàn nhân loại. Người dành tất cả tình thương yêu cho đồng bào, đồng chí, con cháu, già trẻ, gái trai, miền xuôi cũng như miền ngược. Lãnh tụ Hồ Chí Minh còn là một nhà giáo vĩ đại. Bản thân Người là tấm gương lớn về giáo dục đạo đức, tư tưởng cho nhân dân. Tấm gương đạo đức của Người để mọi công dân Việt Nam học tập và noi theo. Bằng tấm gương vì nước vì dân, bằng đạo đức và cuộc sống cá nhân của mình Người luôn toả ánh sáng văn hoá đến muôn đời, có thể gọi “Thày giáo Hồ Chí Minh- một nhà giáo dục bằng chính tấm gương và cuộc đời của Người”. 
 Kính yêu, biết ơn các thầy, cô giáo vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta 
“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chứ thì yêu kính thầy”, “Không thầy đố mầy làm nên”. Truyền thống đó đã được bồi đắp qua nhiều thế hệ trở thành máu thịt của dân tộc. Có được truyền thống tốt đẹp đó là bởi có biết bao nhiêu thế hệ thầy, cô giáo Việt Nam đã phải đánh đổi cả tính mạng của mình, để đánh đuổi ngoại xâm vì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ “Dân tộc không được độc lập sẽ không có bất cứ điều gì” , Vì vậy có biết bao thầy giáo “xếp bút nghiên theo việc binh đao” như Đốc học Phạm Văn Nghị, Thầy giáo Trần Phú, Võ Nguyên Giáp kẻ thù buộc ta phải cầm súng khi đất nước đang bị ngoại xâm cai trị và cũng chính là vì sự nghiệp trồng người. Vì vậy, việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ sau là việc nên làm và phải làm, để các em thấy được có được ngày hôm nay chính là nhờ sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam , trong đó có các thầy, cô giáo, đăc biệt là thầy giáo Nguyễn Tất Thành- Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh.
 Thông qua bộ môn lịch sử, đặc biệt là chuỗi bài về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, học sinh được học ở lớp 8,9 để giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn, kính yêu các thầy, cô giáo biết tự hào, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết kế tục sự nghiệp cách mạng của cha, ông trên con đường xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, văn minh.
 I. Lý do chọn đề tài
	Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì trong chương trình lịch sử lớp 8 và lớp 9 có tiết dạy-học về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài đầu thế kỷ XX (Lớp 8 - Tiết 50 - Trang 98, 99, 100 SGKLS 8, lớp 9 - Tiết 19 - Trang 61, 62, 63, 64 SGKLS 9). Trong phạm vi cho phép, xin được trình bày nhận thức của mình về vấn đề "Con đường cứu nước của thầy giáo Nguyễn Tất Thành" ở phần chương trình lớp 8 và “Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925” “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” trong phần chương trình lớp 9.
 	Mục đích của tôi, muốn thông qua tiết học để truyền đạt đến các em những thông tin và tình cảm của bản thân, của dân tộc, của biết bao thế hệ người Việt Nam về thầy giáo Nguyễn Tất Thành- lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Người chiến sỹ xuất sắc trên mặt trận văn hoá, trên trận tuyến chống chủ nghĩa đế quốc vì nhân loại yêu chuộng hoà bình và công lý.
 Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, đang hưởng ứng cuộc vận động “Nét bút tri ân- tôn vinh thầy, cô giáo Việt Nam” việc dạy các tiết học này giúp các em hiểu được phần nào cuộc đời và sự nghiệp của thầy giáo Nguyễn Tất Thành, tự hào về Người, noi gương Người, tiếp bước trên con đường Người đã lựa chọn để đưa dân tộc ta sánh vai với các cường quốc 5 châu như Người hằng mong muốn.
 Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp giảng dạy trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.
 II. Giải quyết vấn đề
 1. Những điểm chung khi dạy ở lớp 8 & 9
 Khi học bài này ở lớp 8 và lớp 9, các em được cung cấp khá đầy đủ thông tin tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tất Thành: Người sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo, nguồn gốc nông dân. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) đỗ phó bảng thời Nguyễn, bị ép ra làm quan, ông rất ghét cảnh quan trường của nhà Nguyễn dưới thời Pháp thuộc, sau bị cách chức chuyển sang làm nghề thầy thuốc cứu người và qua đời ở Cao Lãnh (Đồng Tháp năm 1929). Mẹ của Người là Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1900) một phụ nữ có học, tần tảo hết lòng vì chồng vì con, bà mất ở Huế và được đưa về quê nhà để an táng.
	Như vậy, ở phần tiểu sử tóm tắt này, các em hiểu được rằng Nguyễn Tất Thành đã được sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê giàu truyền thống đấu tranh quật khởi. Chính gia đình và quê hương đã nuôi dưỡng cậu bé Nguyễn Sinh Cung sớm "có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào". Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sỹ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.... nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ, vì đó là con đường nhờ vả các nước tư bản để đánh đuổi ngoại xâm, không khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. “Xin giặc rủ lòng thương”
	ý chí cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than khổ cực và khát vọng dân tộc được độc lập, dân tộc được tự do, cộng với việc Người tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp đối với đồng bào mình, rồi phong trào đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đi vào con đường bế tắc và thất bại, càng thôi thúc Người tìm đường cứu nước, cứu dân. 
 Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha và trên cơ sở rút kinh nghiệm của các bậc tiền bối, sau khi học xong ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã không ở lại Huế để lập nghiệp, năm 1910 Người theo cha vào Bình Định, rồi từ đó Nguyễn Tất Thành tìm đường vào Sài Gòn, chuẩn bị cho chuyến đi tìm đường cứu nước. Trên đường đi Người đã dừng chân tại Phan Thiết nơi có trường tu thục Dục 
 ảnh: Trường tư thục Dục Thanh- Phan Thiết nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học
Thanh, Nguyễn Tất Thành xin vào dạy học ở đây. Thầy giáo, nhân viên của trường phần lớn là giáo sư. Trường tư thục Dục Thanh được những nhà yêu nước Nguyễn Trọng Lôi và Nguyễn Quý Anh thành lập từ năm Bính Ngọ 1906, nhằm làm nơi dạy dỗ con, em những nhà tri thức có xu hướng cách mạng. Những thầy giáo yêu nước của Nghệ-Tĩnh vào đây đem sức lực cống hiến để dạy dỗ những học trò nghèo đặng nên người ra giúp nước. Tại đây Thày Thành được phân công dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ cho trò lớp Nhì. Ông đồ xứ Nghệ hết lòng chăm lo việc học hành và tu dưỡng của học trò. 
ảnh: Lớp học tại trường Dục Thanh nơi Thầy Thành dạy học
Trên bục giảng ThầyThành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ trẻ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: “Chữ là mắt, người không có chữ coi như bị mù, không có chữ con người bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hy sinh của bọn người thống trị, cho nên trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước”. Thầy thường dạy học trò những bài thơ yêu nước: Hồn quốc tế ca do Phan Châu Trinh viết, á tế á caThầy kiêm luôn việc hướng dẫn thể dục buổi sáng của trường. Một trong việc quan tâm của Thầy ngoài giờ đứng lớp là chăm lo xây dựng tủ sách nhà trường và đưa học trò đi tham quan học tập ngoại khoá để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc Việt Nam. 
 ảnh: Giếng nước, cây khế nơi Thầy Thành thường chăm sóc cây
Thầy thường lưu tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và những người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ giàQua đó Thầy biết hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình.
 Một hôm tiếng trống trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng Thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy Hiệu trưởng đọc bức thư Thầy Thành để lại. Bức thư có đoạn viết: “Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quý thầy, nhưng thầy không thể ở lại trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa, ước mơ về một ngày mai nước nhà được độc lập, đang kêu gọi thầy dấn bước ra điThầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em, thầy mong các em học giỏi chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quý mọi người.”. Tất cả đều cảm phục ý chí và nghị lực của thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Các nhân sĩ ở trường Dục Thanh tìm cách xin cho Thầy Thành một hộ chiếu mang tên Văn Ba để Người vào Sài Gòn là cả một công phu. Người Pháp đâu hiểu rằng họ đã cấp giấy thông hành và phương tiện cho Thầy Thành đi tìm đường cách mạng đánh đổ Thực dân cai trị ởViệt Nam đã hàng trăm năm. Và ngày 5/6/1911 tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin-một tàu buôn Pháp, buông một hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam Nguyễn Tất Thành với tên mới Văn Ba
 "Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi..."và “Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương.” “Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương” (Chế Lan Viên). Khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ hướng về Nhật Bản (với phong trào Đông Du), Người quyết định sang phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển, đến nước Pháp, nơi có khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình. Và thế là với tên Nguyễn Văn Ba, Người đã làm phụ bếp trên tàu La-tu-rơ Tờ-rê-vin, 
 ảnh: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin
“ Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể” Từ năm 1911 đến 1917, Người đã đi qua nhiều nước ở các đại lục á, Âu, Phi, Mỹ, 
“ Người đi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi” đã phải làm nhiều nghề khác nhau, từ rửa bát, dọn tàu, quét rác để sống và học tập. Có một mùa đông ở nước Anh, tuyết rơi đầy, phủ kín, cái rét thấu da, cắt thịt, Người đã làm công việc quét tuyết, rưởi ấm cho Người chỉ một hòn gạch nướng trong lò bánh, bữa ăn của Người chỉ mẩu bánh mì con giữa thủ đô Luân Đôn hoa lệ “Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê” “Một viên gạch hồng Bác chống cả một mùa băng giá”. Các em thấy được, đó là một hành trình đầy gian nan, vất vả, nguy hiểm, nhưng cũng nhờ đó mà Người hiểu được rằng ở đâu trên thế giới này bọn đế quốc, thực dân cũng tàn ác như nhau, những người lao động cũng đều bị áp bức bóc lột dã man như đồng bào mình và Người đã rút ra kết luận: “Nhân dân lao động ở khắp thế giới đều là bạn còn chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù” chính từ nhận thức này, Người đã giúp nhân dân ta nhận diện được: đâu là bạn, đâu là thù, để rồi trong sách lược đấu tranh của mình, biết thêm bạn, bớt thù, có thêm đồng minh và cô lập kẻ thù, trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai nói riêng, chủ nghĩa đế quốc nói c ... 0 tại Pháp 
 Vào giữa năm 1920 Người đã đọc được bản sơ khảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (Pháp) “Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc. Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Người quyết định chọn con đường cách mạng vô sản, con đường mà nước Nga xô viết đã chiến thắng, Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc ta, Người khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" và từ đây Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế 3 "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản".
	 Tại đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920 Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế 3 và cùng những người yêu nước Pháp chân chính sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
 ảnh: Nguyễn ái Quốc tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua năm 1920
 ở phần này, các em thấy được: Từ một người yêu nước chân chính Nguyễn ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Hành động bỏ phiếu ủng hộ quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp là bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc: từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng sản, điều này cũng có nghĩa, cho đến năm 1920, ba nhân tố: Phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin đã kết hợp với nhau ở Việt Nam mới chỉ biểu hiện ở Nguyễn ái Quốc, con người tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp, mở đầu cho bước ngoặt mới trong cách mạng Việt Nam. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới (giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính người đã trải qua): từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lênin. Công lao to lớn đầu tiên của Người là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản để giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX.
ảnh: Ngôi nhà ở ngõ Công Păng Pa-ri nơi ở của Nguyễn ái Quốc từ 1921-1923
Sau này chính Người đã thừa nhận: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nươc chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế 3, từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác- Lênin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
 2. Riêng đối với học sinh lớp 9: Qua bài học, học sinh hiểu được những việc làm của người cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn ái Quốc trên đất pháp và ở Liên Xô như thế nào, có tác dụng gì đối với cách mạng Viêt Nam?
	Năm 1921 Người tích cực học tập và hoạt động, giữa năm 1921, Người cùng một số nhà cách mạng An-Giê-Ri,Tuy-Ni-Di, Ma-Rôc, Mađagxca...thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, để tuyên truyền đường lối và các hoạt động của hội, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các thuộc địa đấu tranh chống đế quốc, thông qua báo "Người cùng khổ", Nguyễn ái Quốc còn tích cực tổ chức các buổi diễn thuyết và đặc biệt viết và đăng nhiều bài trên báo: Nhân Đạo; Đời sống công nhân; tập san Thư tín Quốc tế.... Năm 1922 Người cho in tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" ở Pari. Những việc làm của Người nhằm: Học tập để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tương và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng tiên phong ở Việt Nam, nhân tố cơ bản đầu tiên đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Với tư cách trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng cộng sản Pháp, Người đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, đồng thời thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân các thuộc địa Pháp, tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc.
	 Tháng 6 năm 1923 Nguyễn ái Quốc bí mật từ Pari sang Maxcơva “ Ôi đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc”. Trong thời gian gần một năm rưỡi ở Liên Xô Người đã ra sức tìm hiểu mọi mặt của chế độ Xô Viết, tích cực nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa trong Quốc tế cộng sản. 
 ảnh: Bức ảnh này được dán trên giấy tờ của Nguyễn ái Quốc: Thẻ đại biểu dự đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV(15/07/1924 tại Maxcơva-Liên xô)
 Bên cạnh đó, Người còn tham dự nhiều hội nghị Quốc tế quan trọng như đại hội Quốc tế nông dân, đại hội Quốc tế công hội đỏ, đại hội Quốc tế thanh niên.... Đặc biệt từ ngày 17 tháng 6 đến 18 tháng 7 năm 1924, Người tham dự đại hội lần 5 Quốc tế cộng sản. Tại đại hội, Người đã trình bày bản báo cáo quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, báo cáo đã làm sáng tỏ và phát triển một số luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của Đảng cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột và giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Thời kỳ hoạt động ở Liên Xô, tôi cho học sinh thấy được Nguyễn ái Quốc tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc thông qua nghiên cứu thực tiễn và học tập trong các báo cáo Mác xít. Nội dung tư tưởng chính trị của Người gồm những điểm:
	1. Người chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân là "ăn cướp" và "giết người". Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
	2. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân. Người nói: "chỉ có giải phóng vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới, cách mạng ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít biện chứng với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau".
	3. ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân lại là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng được khối liên minhh công nông làm động lực của cách mạng. Trên cơ sở liên minh công nông phải thu hút, tập hợp được sự tham gia rộng rãi của đông đảo các giai cấp tầng lớp xã hội khác nhau vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.
	4. Cách mạng muốn giành thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững mạnh phải theo học thuyết Mác-Lênin, Đảng phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì mục đích của Đảng, vì lợi ích và tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nông dân.
	5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một người. Vì vậy cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm đầu tiên cơ bản của Nguyễn ái Quốc về nghê thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
 Năm 1925, Nguyễn ái Quốc về Trung quốc với tên Lý Thuỵ Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, lấy nòng cốt là cộng sản đoàn, tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam sau này. Để tổ chức đào tạo cán bộ lâu dài cho cách mạng, Người mở lớp huấn luyện chính trị tại phố Văn Minh, số nhà 13/1 thuộc thành phố Quảng Châu-Trung quốc. Học viên là những thanh niên yêu nước từ Việt Nam được cử sang học tập. Sau 2 năm đã đào tạo được 75 người. Tất cả học viên ấy sau trở thành cán bộ ưu tú của Đảng và những hạt nhân lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Những quan điểm tư tưởng cách mạng những bài giảng trong các khoá huấn luyện tại Quảng Châu của Nguyễn ái Quốc được giới thiệu trong các tác phẩm của Người, cùng các tài liệu Mác xít khác đã theo những đường dây bí mật để truyền về trong nước đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo ra một xung lực mới, mùi men kích thích phong trào dân tộc phát triển và nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Cũng từ đây người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng về Nguyễn ái Quốc một lãnh tụ cách mạng thiên tài đang như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối đưa toàn dân tộc và nhân dân đi tới độc lập tự do
	Bằng những hoạt động nỗ lực của mình Nguyễn ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã chỉ ra cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới con đường để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc và phong kiến đó là con đường kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin; Con đường cách mạng vô sản.
	 Qua diễn đàn quốc tế và trên báo chí, Người đã bước đầu truyền bá lý luận cách mạng mới về trong nước, giác ngộ những người quan tâm đến vận mệnh của Tổ quốc, nhất là thanh niên, tri thức học sinh....
	Bước đầu, Người xây dựng mối liên hệ tình đoàn kết quốc tế giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng Pháp, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong trào cách mạng thế giới, chuẩn bị tư tưởng chính trị cho một chính đảng ra đời ở Việt Nam.
 Từ người thanh niên yêu nước, trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành- Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh đã sống cuộc sống người thầy đẹp như thế./.
 III. Kết quả:
	Sau khi học xong bài học này ở lớp 8 cũng như ở lớp 9 tôi đều có ra đề để khảo sát nhận thức của các em: Hiểu biết và nhận thức của các em về Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, 100% các em đều hiểu được:
 - Thầy giáo Nguyễn Tất Thành chính là cậu bé Nguyễn Sinh Cung được sinh ra trong một gia đình tri thức, yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
 - Thầy giáo Nguyễn Tất Thành chính là đầu bép Nguyễn Văn Ba đã rời quê hương, Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân năm 1911.
 - Thầy giáo Nguyễn Tất Thành chính là lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã tìm ra cho dân tộc ta con đường cách mạng duy nhất đúng: Con đường cách mạng vô sản.
 - Thầy giáo Nguyễn Tất Thành không phải ai xa lạ mà chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của các em và nhân dân Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, Người đã suốt đời đấu tranh để giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột của phong kiến đế quốc, tư sản đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.	

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn LS 8-9.doc