Đề tài Kết hợp phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học tích cực khi dạy bài 10 tiết 1-Giáo dục công dân lớp 9 Lý tưởng sống của thanh niên

Đề tài Kết hợp phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học tích cực khi dạy bài 10 tiết 1-Giáo dục công dân lớp 9  Lý tưởng sống của thanh niên

Thực tiễn đã chứng minh trong 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010 Bộ GD và ĐT đã triển khai và áp dụng chủ đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học".Vì thế nhà nước đã và đang đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để người học người dạy thực hiện có hiệu quả chủ đề.Song song với đầu tư trang thiết bị, đổi mới sách giáo khoa, nhà nước cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học. Nếu như đổi mới nội dung dù muốn hay không thì người dạy, người học vẫn phải tuân theo, vì nội dung sách giáo khoa là cơ sở pháp lý cho giáo viên và học sinh. Còn đối với việc đổi mới phương pháp, quan điểm của Bộ giáo dục đào tạo là cần phải không ngừng hiện đại hoá cách dạy. Cách học để phát huy tối đa vai trò chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Và giáo viên chỉ nên là người hướng dẫn, nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu.

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kết hợp phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học tích cực khi dạy bài 10 tiết 1-Giáo dục công dân lớp 9 Lý tưởng sống của thanh niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đặt vấn đề
1. Cơ sở lý luận:
	Thực tiễn đã chứng minh trong 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010 Bộ GD và ĐT đã triển khai và áp dụng chủ đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học".Vì thế nhà nước đã và đang đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để người học người dạy thực hiện có hiệu quả chủ đề.Song song với đầu tư trang thiết bị, đổi mới sách giáo khoa, nhà nước cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học. Nếu như đổi mới nội dung dù muốn hay không thì người dạy, người học vẫn phải tuân theo, vì nội dung sách giáo khoa là cơ sở pháp lý cho giáo viên và học sinh. Còn đối với việc đổi mới phương pháp, quan điểm của Bộ giáo dục đào tạo là cần phải không ngừng hiện đại hoá cách dạy. Cách học để phát huy tối đa vai trò chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Và giáo viên chỉ nên là người hướng dẫn, nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu.
	Nhưng trên thực tế, việc vận dụng hay không vận dụng phương pháp dạy học tích cực phụ thuộc nhiều vào nhân tố chủ quan đó là giáo viên. Nhiều giáo viên vì ngại thay đổi nên vẫn duy trì cách dạy thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép mà trong khi đó hiện nay môn GDCD vẫn bị học sinh gọi đó là môn phụ, khô khan không muốn học.nếu chỉ sử dụng phương pháp dạy học cũ đó thì chắc chắn học sinh càng chán học hơn, sẽ không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Vì vậy, đẩy mạnh hơn nữa phương pháp dạy học tích cực là việc làm cần thiết đối với chúng ta và đối với môn GDCD nói riêng.
	2.Cơ sở thực tiễn
	Trong chương trình GDCD bậc THCS xuyên suốt có 2 phần : Phần I là đạo đức; Phần II là pháp luật.
	Trong đó phần II nhìn chung là dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, trong phần I ( Phần đạo đức) bên cạnh những chủ đề dạy dễ, dạy hay thì vẫn còn một số kiến thức khó dạy hay. Vì vậy đối với những bài đó để có thể vừa dạy hay, vừa tạo hứng thú say mê học tập cho học sinh quả là điều không dễ.
	Trong quá trình dạy học tại trường, để nâng cao chất lượng giảng dạy, những giáo viên trong tổ khoa học xã hội thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm dạy và học, đánh giá nhận xét giờ dạy của giáo viên sau khi thăm lớp dự giờ, cùng trao đổi tìm hướng giải quyết cho những bài dạy khó.
	Trên thực tế có nhiều bài dạy khó đã được tổ, nhóm chuyên môn tìm ra hướng giải quyết đạt hiệu quả dạy học rất cao.Tuy nhiên, có một số bài để dạy hay thì vẫn chưa tìm ra phương án hay. Bài 10 lớp 9 " Lý tưởng sống của thanh niên" là một bài như thế. Nó trở thành nỗi trăn trở trong tôi và những đồng nghiệp trong trường.
	Đặc biệt trong năm học 2009-2010 tại kì thi giáo viên dạy giỏi huyện bản thân tôi đã bắt thăm trúng bài 10 GDCD lớp 9 " Lý tưởng sống của thanh niên". Trước thực tế đó, tổ, nhóm chuyên môn đã trao đổi, bàn bạc thảo luận về phương pháp dạy bài này. Cuối cùng tôi đã tìm ra phương pháp giảng dạy mang tính tích hợp, hấp dẫn đạt kết quả cao.
	Bài 10 GDCD lớp 9 là một bài học quan trọng cả về lý luận và thực tiến. Bởi vì như chúng ta biết sự phát triển của mối dân tộc, quốc gia không tách rời vai trò của thanh niên. Chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nói: " Một năm khởi đầu là mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Bác Hồ là hiện thân một tấm gương sống có có lí tưởng đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hành trang là hai bàn tay trắng và lòng yêu nước nồng nàn. Đặc biệt lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, biết bao thế hệ đã ngã xuống, cống hiến xương, máu và nước mắt để giành được độc lập cho dân tộc.để phát huy truyền thống của dân tộc và góp phần xây dựng đất nước Việt nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn thì mỗi thanh niên phải xác định đúng lý tưởng của mình.
	Thực tiễn, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Thời cơ lớn nhưng thách thức cũng không ít. Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới đó là cơ hội để Việt Nam phát triển về mọi mặt, những dân tộc yêu chuồng hoà bình, nhân dân tiến bộ thì vẫn tích cực tạo điều kiện giúp đỡ Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít kẻ thù đang ngày càng tìm mọi cách nhằm chống phá đảng, nhà nước ta hòng biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới, đồng thời xu thế hội nhập kéo theo những ảnh hưởng về mặt văn hoá, nền văn hoá ngoại lai ảnh hưởng và xâm nhập nhanh, mạnh vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống mà chính lực lượng thanh niên dễ bị ảnh hưởng và mất phương hướng nhất nếu không xác định đúng đắn lý tưởng sống của bản thân.Hiện nay,Bên cạnh những thanh niên sống có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ thì vẫn có rất nhiều thanh niên sa vào các TNXH, sống không có mục đích, hoặc mục đích tầm thường.
	Vì vậy, giúp thanh niên, học sinh xác định đúng đắn lý tưởng sống là một yêu cầu cần thiết đối với gia đình, nhà trường và xã hội nói chung, với giáo viên môn GDCD nói riêng.
	Sau khi giảng dạy khá thành công ở kỳ thi giỏi huyện, được sự góp ý của một số giáo viên dự giờ, và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thiện hơn về cách dạy bài 10 tiết 1- GDCD lớp 9. Đó là " Kết hợp phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học tích cực".Cách dạy này đã giúp tôi vừa dạy hay, vừa tạo hứng thú say mê học tập cho học sinh, đạt kết quả cao trong dạy và học, khác xa với cách dạy cũ trong những năm qua khi tôi dạy về bài này.
II/ Giải quyết vấn đề.
	I.Thực trạng chung
	1. Thuận lợi:
	Hơn 20 năm đổi mới, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao, một số lĩnh vực đời sống xã hội ngày càng được quan tâm, đầu tư phát triển như văn hoá- xã hôi, giáo dục và đào tạo.Với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đầu tư lớn cho ngành GD & ĐT vì thực tiễn đã chứng minh:" Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi".vì thế đã có những quan tâm từ nhà nước như: Đổi mới nội dung sách giáo khoa, đổi mới cách dạy, cách họcĐầu tư nhiều cở sở vật chất, trang thiết bị như: Xây trường học khang trang, cung cấp máy tính, máy chiếu, dụng cụ phục vụ cho việc dạy- học. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, học sinh được tiếp cận cách dạy, cách học hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới, nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục, giúp học sinh tự tin với hành trang tri thức của mình khi tiếp xúc với bạn bè trên thế giới.
	Đối với trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Tân Kỳ trong những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành nên hệ thống trường lớp khang trang, môi trường giáo dục thân thiện, trang thiết bị khá đầy đủ. Hiện nay, nhà trường đã có 1 máy tính xách tay, một phòng vi tính 25 máy, 2 máy chiếu đa năng.đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho cán bộ giáo viên trong việc giảng dạy bằng phương tiện hiện đại.
	Bên cạnh đó, Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, yêu nghề trong trường THCS Nguyễn Trãi đã nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nên 80% giáo viên trong trường có máy tính và biết sử dụng máy tính cho nên rất nhiều giáo viên đã tiếp cận nhanh hơn, sâu hơn về lĩnh vực quan trọng này. Với tinh thần đó có rất nhiều giáo viên trong trường đã tự tìm tòi, học hỏi cố gắng dạy học bằng phương tiện hiện đại.
	Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường rất khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên khai thác phương tiện dạy học hiện đại và sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
	Bản thân tôi cũng là người say mê chuyên môn, có ý thức học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học nên là một trong những giáo viên tiên phong trong việc ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại.
	Học sinh rất thích những tiết học mà giáo viên có sử dụng phương tiện hiện đại và phương pháp dạy học tích cực
	2.Khó khăn:
	- Nhà trường chưa có phòng riêng cho những tiết dạy sử dụng phương tiện hiện đại nên giáo viên rất mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
	- Thời gian ra chơi chỉ có 5 phút, không kịp cho việc thực hiện bài dạy như thế ở lớp khác có tiết liền kề.
	- Sự cố về điện, phương tiện máy móc sẽ làm giáo viên gặp khó khăn nếu không chuẩn bị phương án hai.
	- Bản thân chưa được tập huấn, học bài bản về việc thiết kế và giảng dạy cách sử dụng phương tiện dạy học hiện đại mà chủ yếu tự mò mẫm, học hỏi là chính. Điều này cũng gây khó khăn khi tôi thực hiện việc ứng dụng phương tiện này.
	II/ Đề xuất kinh nghiệm khi khai thác nội dung bài 10.
	Hoạt động 1: ( 5phút)
	Thực ra việc tiến hành hỏi bài cũ là một khâu trong quá trình lên lớp. Tuy nhiên mỗi giáo viên có các cách hỏi bài cũ khác nhau: Giáo viên nêu câu hỏi- gọi học sinh lên bảng trả lời, giáo viên cho một bài tập tình huống để học sinh xử lý..cũng có thể giáo viên sẽ lồng ghép hỏi bài cũ trong quá trình dạy bài mới.
	Với bài này tôi sử dụng cách hỏi bài cũ như sau:
	GV: Chiếu câu hỏi lên bảng
	Theo em thế nào là làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? Là học sinh em sẽ làm gì để rèn luyện cách làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
	HS: Lên bảng trả lời câu hỏi
	GV: Nhận xét, bổ sung cho điểm.
	Hoạt động 2: Giới thiệu bài - 3 phút
	- Cho học sinh nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ" đồng thời giáo viên chiếu hình ảnh thanh niên tham gia chiến dịch mùa hè xanh.
Thanh niên tình nguyện: Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Thanh niên tình nguyện tham gia vệ sinh môi trường.
	GV: Đặt câu hỏi. ? Các em suy nghĩ gì khi quan sát các bức ảnh và cảm xúc khi nghe bài hát.
	HS: Trả lời ( 2 ý kiến)
	GV: Bức ảnh và đoạn nhạc nói lên khát vọng cống hiến của tuổi trẻ Việt Nam- Điều này muốn nói lên lý tưởng sống của thanh niên niên ngày nay.Vậy để làm rõ hơn lý tưởng của thanh niên ngày nay như thế nào chúng ta cùng tìm hiều bài 10 tiết 1" Lý tưởng sống của thanh niêny".
	Hoạt động 3: - Dạy mục I-Đặt vấn đề ( 7 phút)
	Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
	Để làm tốt phương pháp thảo luận nhóm giáo viên cần nắm được các vấn đề sau:
	1. Chia nhóm thảo luận ( Tuỳ vào số lượng học sinh và nội dung thảo luận để chia cho hợp lý)
	2.Cho các nhóm tiếp cận với nội dung thảo luận nhóm ( GV chuẩn bị ở bảng phụ hoặc máy tính)Cả lớp phải biết được câu hỏi thảo luận của các nhóm ( Góp ý, nhận xét lẫn nhau) 
	3.Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, một thư ký để điều hành và ghi lại nội dung thảo luận của nhóm.
	4. Quy định thời gian thảo luận, khi hết thời gian thì các nhóm phải dừng thảo luận và nạp nội dung thảo luận.
	5.Cho từng nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm. Khi trình bày xong giáo viên cho các nhóm cùng trao đổi chất vấn để làm rõ nội dung thảo luận, giáo viên kết luận từng nội dung thảo luận.
	6.Cuối cùng giáo viên tổng kết( khen nhóm hoạt động tốt, phê bình nhóm hoạt động chưa tốt để từ đó động viên các em làm tốt hơn khi giáo viên áp dụng phương pháp dạy học này.
	Tôi đã thực hiện các bước ở phần đặt vấn đề như sau:
	GV: Chuẩn bị nội dung phần đặt vấn đề ở máy tính và chiếu lên bảng.
	HS: Cho 1 học sinh đọc ph ... p hô " Bác Hồ muôn năm"
	Tiếp tục sử dụng phiếu học tập cho câu hỏi?
	" Hãy tìm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam"
	Sau khi đọc câu hỏi các nhóm thảo luận 3 phút viết câu trả lời- Giáo viên thu kết quả.
	Giáo viên và 2nhóm trưởng cùng đọc to các câu trả lời
	Giáo viên kết luận câu đúng và phân thắng bại.
	Giáo viên có thể chiếu một số câu nói, lời dạy của Bác Hồ như:
	" Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
	" Đoàn thanh niên là cánh tay, là đội hậu bị của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng"
	" Không có việc gì khó
	Chỉ sợ lòng không bền
	Đào núi và lấp biển
	Quyết chí ắt làm nên"
	Hoạt động 5: II/ Nội dung bài học ( 12 phút)- Nội dung bài hcọ giáo viên phải ghi lên bảng, không chiếu ở máy. Mục đích giúp học sinh có thể ghi bài và lưu vào trí nhớ.
	1. Khái niệm: 
	? Theo em lý tưởng sống là gì?
	Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
	GV: Đang là học sinh lớp 9, em ước mơ gì?
	- Dự kiến phương án trả lời: Đậu học sinh giỏi, đậu cấp ba.
	GV: Làm rõ cho học sinh thấy lý tưởng không phải là cái gì đó quá cao siêu mà ngay những mong muốn đời thường, giản dị.khi mình mong muốn chính đáng mà đạt được đó là lý tưởng sống.
	GV: Em liên hệ một vài tấm gương học tốt ở lớp, ở trường hoặc trong xã hội thể hiện người sống có lý tướng.
	HS: Trả lời.
	GV: Lấy tấm gương Nguyễn Tất Nghĩa- Hồng Sơn- Đô Lương- Nghệ An đạt huy chương vàng olipic quốc tế môn vật lý và phương châm sống của em là:" Không sợ khó, không sợ khổ, không nản chí và không lãng phí thời gian"
	? Biểu hiện đúng đắn của người sống có lý tưởng là gì
	2. Biểu hiện:
	- Suy nghĩ hành động không mệt mỏi.
	- Luôn luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân
	- Mong muốn được cống hiến cho sự nghiệp chung.
	GV: Phân tích từng biểu hiện để học sinh hiểu
	Thứ nhất: Suy nghĩ nhưng phải thể hiện bằng hành động cụ thể, nếu chỉ suy nghĩ mà không thể hiện bằng việc làm thì không phải là người sống có lý tưởng ( Nghĩa là biến suy nghĩ thành hành động- VD em ước mơ đạt học sinh giỏi vậy thì phải cố gắng chăm chỉ học tập)
	Thứ 2: Mỗi một con người không phải là cỗ máy đã cài đặt những đức tính tốt. Mà một con người cụ thể sống trong hàon cảnh cụ thể nên sẽ có những ưu điểm những tồn tại- Một người luôn vươn lên, cố gắng khắc phục những nhược điểm chính là biểu hiện người sống có lý tưởng)
	Thứ ba: Một người sống vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình, Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình- đấy là người sống có lý tưởng.
	Hoạt động 6: Củng cố bài học ( 8 phút)
1.Chuẩn bị nội dung ô chữ ( Nội dung phải đề cập đến nội dung bài học cần củng cố)
2. Trình chiếu toàn bộ ô chữ lên bảng ( Chưa có nội dung câu trả lời)
3.GV thông qua luật chơi.
4. Cho học sinh tham gia chơi bằng cách chọn từ hàng ngang cần lật mở. Giáo viên đọc nội dung câu hỏi gợi ý từ hàng ngang mà học sinh lựa chọn; học sinh trả lời- nếu đúng lật mở câu hỏi, nếu sai học sinh khác trả lời. Làm như vậy cho đến hết nội dung.
 	GV: Phổ biến luật chơi
1. Học sinh có quyền lựa chọn bất kỳ ô hàng ngang để mở.
2. Giáo viên đọc câu hỏi gợi ý từ hàng ngang mà học sinh lựa chọn để học sinh trả lời.
3. Học sinh có quyền trả lời từ chìa khoá bất kỳ lúc nào ( Trả lời đúng được khen thưởng. Trả lời sai sẽ bị loại không được tham gia trò chơi). Những từ hàng ngang còn lại vẫn tiếp tục được mở để học sinh chơi đến hết.
4. Từ chìa khoá sẽ được giáo viên gợi ý khi bắt đầu chơi.
* Bắt đầu trò chơi:
Từ chìa khoá hàng dọc trong ô chữ này có 8 chữ cái" Đây là một biểu hiện đúng đắn của người sống có lý tưởng "
	Sau đây là câu hỏi gợi ý từ 8 hàng ngang.( Sau mỗi từ hàng ngang đúng được mở ra là kết nối thêm một ảnh của anh hùng đó)
Số 1: Tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ( 9 chữ cái)
Số 2: Tên người anh hùng nhỏ tuổi của đội TNTPHCM ( 7 chữ cái)
Số 3: Tên liệt sĩ- Tác giả cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi 20"(13 chữ cái).
Số 4:Tên Liệt sĩ- Bác Sĩ đất Hà nội một mình đánh nhau với 120 tên lính Mĩ( 12 chữ cái)
Số 5: Tên liệt sĩ lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai( 12 chữ cái)
Số 6: Tên Liệt sĩ người con gái đất Đỏ hy sinh khi 16 tuổi ( 8 chữ cái)
Số 7: Tên anh hùng đã từng nói câu nổi tiếng: " Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống thù" ( 9 chữ cái)
Số 8: Tên Liệt sĩ lấy thân mình làm giá súng ( 8 chữ cái)
H
Ồ
C
H
Í
M
I
M
H
K
I
M
Đ
Ồ
N
G
N
G
U
Y
Ễ
N
V
Ă
N
T
H
Ạ
C
Đ
Ặ
N
G
T
H
Ù
Y
T
R
Â
M
P
H
A
N
Đ
Ì
N
H
G
I
Ó
T
V
Õ
T
H
Ị
S
Á
U
L
Ê
M
Ã
L
Ư
Ơ
N
G
B
Ế
V
Ă
N
Đ
À
N
Lãnh tụ: Hồ Chí Minh
Tượng: Kim Đồng
Liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc
Liệt Sĩ: Đặng Thuỳ Trâm
Tượng đài: Võ Thị Sáu
Thiếu tướng anh hùng: Lê Mã Lương
Liệt sĩ: Bế Văn Đàn
GV: Khẳng định những tấm gương mà chúng ta tìm hiểu chính là những người đã biết xác định lý tưởng sống đúng đắn của mình. Việc xác định đúng lý tưởng có ý nghía như thế nào? Và lý tưởng của thanh niên ngày nay là gì ta tìm hiểu tiết 2.
Dặn dò:
- Học sinh về nhà học bài,chuẩn bị tốt nội dung bài học còn lại.( 2 phút)
- Tìm những tấm gương thanh niên sống có lý tưởng trong thời đại ngày nay.
- GV: Chiếu một số hình ảnh thanh niên tình nguyện và mở bài hát: " Mùa hè xanh"
III/ Những kết quả đạt được:
	Sau khi dạy thành công ở kỳ thi giáo viên dạy giỏi huyện, tôi tiếp tục giảng dạy tại lớp 9B trường THCS Nguyễn Trãi.Sau giờ dạy tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng, hiệu quả, tác dụng của tiết dạy bằng phiếu trưng cầu dành cho cả học sinh và giáo viên thăm lớp dự giờ.
Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh
	Xin em vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất.
1. Giờ dạy vừa rồi đạt loại:
a. Tốt b. Khá c. Trung bình d. Chưa đạt
2. Giờ dạy vừa rồi em thấy:
a. Rất thích b. Thích c. Thích vừa phải d. Không thích
3. Dạy học theo cách vừa rồi em thấy.
a. Toàn ưu điểm b. Ưu điểm nhiều hơn nhược điểm
c. Toàn nhược điểm d. Nhược điểm nhiều hơn ưu điểm.
4. Em hiểu được bao nhiêu % kiến thức của bài.
a. 100% b. 80%-90% c. 50%-70% d dưới 50%
5. Theo em cô nên như thế nào về phương pháp dạy học vừa rồi.
a. Dạy nhiều b. Dạy vừa c Dạy ít d. Không dạy
Học sinh không cần phải ghi tên vào phiếu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Phiếu trưng cầu ý kiến giáo vi ên
	Xin Đ/c vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng nhất.
1. Giờ dạy vừa rồi đạt loại:
a. Tốt b. Khá c. Trung bình d. Chưa đạt
2. Giờ dạy vừa rồi Đ/c thấy:
a. Rất thích b. Thích c. Thích vừa phải d. Không thích
3. Dạy học theo cách vừa rồi Đ/c thấy.
a. Toàn ưu điểm b. Ưu điểm nhiều hơn nhược điểm
c. Toàn nhược điểm d. Nhược điểm nhiều hơn ưu điểm.
4. Đ/c hiểu được bao nhiêu % kiến thức của bài.
a. 100% b. 80%-90% c. 50%-70% d dưới 50%
5. Theo Đ/c tôi nên như thế nào về phương pháp dạy học vừa rồi.
a. Dạy nhiều b. Dạy vừa c Dạy ít d. Không dạy
Đồng chí không cần phải ghi tên vào phiếu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Kết quả thăm dò 40 học sinh lớp 9B.
1. Giờ dạy vừa rồi đạt loại:
a. Tốt = 30/40 b. Khá =10/40 ; Không có học sinh chọn c, d 
2. Giờ dạy vừa rồi em thấy:
a. Rất thích =28/40 b. Thích = 12/40; Không có học sinh chọn c, d 
3. Dạy học theo cách vừa rồi em thấy.
a. Toàn ưu điểm = 0 b. Ưu điểm nhiều hơn nhược điểm 40/40
 Không có học sinh chọn c, d 
4. Em hiểu được bao nhiêu % kiến thức của bài.
a. 15/40 chọn a (100%), 25/40 ch ọn b(80%-90%)
 Không có học sinh chọn c, d 
5. Theo em cô nên như thế nào về phương pháp dạy học vừa rồi.
	25/40 chon a(Dạy nhiều) 15/40 ch ọn b (Dạy vừa) ; 
Không có học sinh chọn c, d
Kết quả thăm dò 8 đ/c dự gi ờ trong tổ KHXH
1. Giờ dạy vừa rồi đạt loại:
	Có 8/8 đ/c chọn a (Tốt) Không có đ/c nào chọn b, c, d 
2. Giờ dạy vừa rồi Đ/c thấy:
	Có 8/8 đ/c chọn a (Tốt) Không có đ/c nào chọn b, c, d 
3. Dạy học theo cách vừa rồi Đ/c thấy.
	Có 8/8 đ/c chọn a (Tốt) Không có đ/c nào chọn b, c, d 
4. Đ/c hiểu được bao nhiêu % kiến thức của bài.
	Có 8/8 đ/c chọn a (Tốt) Không có đ/c nào chọn b, c, d 
5. Theo Đ/c tôi nên như thế nào về phương pháp dạy học vừa rồi.
	 Có 6/8 ch ọn a.(Dạy nhiều) Có 2/8 chọn b(Dạy vừa) 
	Không có đ/c nào chọn c, d 
	Để khẳng định rõ hơn chất lượng đạt được của phương pháp dạy trên tôi đã tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức bài học ở 2 lớp ( Lớp 9B dạy máy, lớp 9 C dạy bình thường) Kết quả như sau:
Lớp
Phươngpháp dạy
TS HS
Điểm giỏi
( 8đ-10đ)
Điểm khá
(6.5-7)
Điểm TB
( 5-6đ)
Điểm yếu
dưới 5 đ
9 B
Dạy máy
40 
2/4 tổng HS 
1/4 tổng HS
1/4tổng HS
0 
9 C
Dạy thường
36
1/4 tổng HS
1/4 tổng HS
1/4tổng HS
1/4tổngHS
	IV. Bài học kinh nghiệm:
	- Để thực hiện thành công tiết dạy này thì trước đó bản thân tôi đã thể nghiệm rất nhiếu tiết dạy ở các lớp 6,7,8 vì thế rút ra bài học:
	Thứ nhất: Đối với môn GDCD nếu biết kết hợp phương pháp dạy học tích cực và vận dụng phương tiện dạy học hiện đại thì sẽ khắc phục được quan niệm môn GDCD là khô khan, khó học
	Thứ 2: Từ kinh nghiệm bản thân và thực tiễn dự giờ thăm lớp các tiết có sử dụng phương tiện hiện đại thì một số giáo viên đã lạm dụng vào phương tiện hiện đại biến giờ dạy thành giờ trình chiếu giáo án. Vì thế phải sử dụng hợp lý và nội dung cơ bản của bài học giáo viên nhất thiết phải ghi ở bảng.
	Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp: " Kết hợp phương tiện dạy học hiện đại với phương pháp dạy học tích cực" để dạy bài 10 tiết 1- GDCD lớp 9 đã phát huy hiệu quả tốt. Vì thế bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này rất mong sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp và các đồng chí chuyên môn để tôi hoàn thiện hơn sáng kiến này đồng thời góp công sức nhỏ bè để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD, giúp học sinh say mê, hào hứng hơn với môn học mà nhiều người vẫn quan niệm là môn học khô khan.
VI: Kiến nghị và đề xuất.
Sáng kiến này đã thực sự có ý nghĩa với tôi trong quá trình dạy học:
	Nó giúp tôi nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy: Tiếp cận với máy tính, cách trình chiếu giáo án điện tử, cách áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
	Tạo hứng thú cho học sinh học tập, rèn luyện cho học sinh chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. đặc biệt thông qua những tấm gương anh hùng liệt sĩ trong các cuộc giải phóng dân tộc là cơ hội các em có thêm niềm tin, xác định cho mình một mục đích sống tốt đẹp.
	Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và sử dụng phương pháp dạy học tích cực bản thân có vài kiến nghị như sau:
	Nhà trường nên tham mưu với UBND huyện và các cơ quan liên quan hỗ trợ kinh phí xây phòng riêng để lắp đặt hệ thống máy tính, máy chiếu cố định- giúp giáo viên thuận tiện khi giảng dạy theo phương pháp trên.
	Nhà trường và phòng GD đào tạo mở những lớp tập huấn soạn và dạy học bằng giáo án điện tử cho giáo viên một cách bài bản để nhiều giáo viên có cơ hội dạy học cách này.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Oanh.doc