Đối với môn Địa lý trong trường phổ thông là môn học vừa mang tính khoa học xã hội, vừa mang tính khoa học tự nhiên.Nhiều nội dung xã hội, tự nhiên được truyền thụ cho học sinh.Để học sinh lĩnh hội được các kiến thức vừa mang tính khoa học xã hội vừa mang tính khoa học tự nhiên thì có rất nhiều kỹ năng và rất nhiều nội dung để giáo dục học sinh như: Kỹ năng phân tích Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, át lát, phân tích bảng số liệu. Các nội dung giáo dục học sinh như: Dân số, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
A ĐẶT VẤN ĐỀ. Đối với môn Địa lý trong trường phổ thông là môn học vừa mang tính khoa học xã hội, vừa mang tính khoa học tự nhiên.Nhiều nội dung xã hội, tự nhiên được truyền thụ cho học sinh.Để học sinh lĩnh hội được các kiến thức vừa mang tính khoa học xã hội vừa mang tính khoa học tự nhiên thì có rất nhiều kỹ năng và rất nhiều nội dung để giáo dục học sinh như: Kỹ năng phân tích Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, át lát, phân tích bảng số liệu.. Các nội dung giáo dục học sinh như: Dân số, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh...Đối với học sinh trường PT Dân tộc Nội trú các kỹ năng, kỹ xão, các nội dung giáo dục còn hạn chế đặc biệt là khối 6-7 vì các em được tuyển từ các xã vùng xa của Huyện nhà, lối sống tùy tiện, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xão, và giáo dục các nội dung cho học sinh trường nội trú thông qua dạy Địa lý là rất quan trọng, giúp các em vận dụng vào trong học tập để lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào thực tiển, giúp các em phát triển tư duy. Chính vì vậy trong các năm học qua bản thân tôi mỗi năm chọn một nội dung để rèn luyện kỹ năng củng như nội dung để giáo dục cho các em làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Năm học 2010-2011 tôi chọn kỹ năng phân tích các bảng số liệu làm đề tài, nhằm giúp các em biết cách phân tích bảng số liệu chủ động trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện tư duy cho các em, kỹ năng làm chủ bản thân trong phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Các bảng số liệu Địa lý mang tính tư duy trừu tượng cao, hàm chứa rất nhiều nội dung kiến thức, mà khả năng tư duy trừu tượng của học sinh còn quá yếu. Kỹ năng phân tích bảng số liệu liên quan chặt chẽ với việc nắm kiến thức và được tiến hành đồng thời việc nắm kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Kỹ năng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức là kết quả của kiến thức trong hành động.Đó là lý do mà bản thân tôi chọn kỹ năng phân tích các bảng số liệu rèn luyện cho học sinh trường PTDT Nội trú làm đề tài cho bản thân. B. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 1.Nội dung: Các bảng số liệu trong chương trình Địa lý THCS ( Lớp 6-9), tập trung hướng dẫn những nội dung cơ bản, cần thiết khi phân tích bảng số liệu địa lý để giúp các em lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy và vận dụng vào thực tiễn. 2. Đối tượng: Tất cả học sinh trường PTDTNT Hướng Hóa từ lớp 6 đến lớp 9, tùy theo khối lớp mà nội dung rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu nhiều hay ít. ( Các khối 8-9 thì nội dung rèn luyện nhiều hơn khối 6-7). C. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH- NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU. I. Khái quát về bảng số liệu: 1. Khái niệm bảng số liệu: Bảng số liệu là tập hợp những con số được sắp xếp thành hệ thống theo hàng, cột để phản ánh những nội dung, tính chất của đối tượng địa lý. 2. Khi phân tích bảng số liệu hướng dẫn học sinh nắm được bảng số liệu đó thuộc dạng nào. Gồm các dạng bảng số liệu sau: 2.1. Bảng số liệu phản ánh giá trị tuyệt đối.( là những con số cụ thể như đơn vị: Triệu người, triệu tấn, tỉ đồng....). 2.2. Bảng số liệu phản ánh giá trị tương đối. ( Là giá trị được xữ lý từ giá trị tuyệt đối theo một mối tương quan nào đó, VD như: %, số lần...). 2.3. Bảng số liệu phản ánh kết hợp giá trị tuyệt đối và tương đối. 2.4. Bảng số liệu phản ánh 1 hoặc 2 nội dung. ( VD như: diện tích và dân số của 1 hoặc nhiều quốc gia...). 2.5. Bảng số liệu phản ánh nhiều nội dung. ( VD như: Cơ cấu kinh tế của 1 số nước gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tỷ lệ tăng GDP hằng năm, thu nhập bình quân đầu người...). 2.6. Bảng số phản ánh các dạng khác. II. Ý nghĩa của bảng số liệu: - Cho biết quy mô của đối tượng địa lý ( lớn, nhỏ, trung bình..) qua các con số cụ thể trong các bảng số liệu. - Cho biết cơ cấu của đối tượng địa lý ( gồm các đối tượng nào..) qua mối quan hệ giữa các con số. - Cho biết sự thay đổi ( tăng, giảm) hoặc chuyển dịch của đối tượng địa lý, căn cứ vào các mốc thời gian. III. Một số gợi ý khi phân tích và nhận xét bảng số liệu: 1.Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu: Mục đích phân tích bảng số liệu là gì, liên quan đến kiến thức gì cần khai thác, hướng dẫn học sinh chú ý thông qua các câu hỏi và bài tập. 2. Đọc bảng số liệu: Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý các nội dung khi đọc bảng số liệu như sau: Tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính. Hiểu rỏ các tiêu đề, tiêu chí cần nhận xét. 3. Phát hiện mối quan hệ giữa các số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý tới: - Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. - Những điểm đột biến: Tăng, giảm đột ngột. - So sánh, đối chiếu cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. 4. Phân tích bảng số liệu từ khái quát trước, sau đó mới đi sâu vào các thành phần ( hoặc yếu tố) cụ thể. 5. Khi nhận xét bảng số liệu cần: - Nhận xét từ khái quát đến cụ thể. - Nhận xét từ cái chung đến cái riêng. - Nhận xét từ cao đến thấp. Yêu cầu: Bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xữ lý số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng thêm sức thuyết phục. D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU CỤ THỂ. I.Một số bảng số liệu phản ánh giá trị tuyệt đối: 1.Bảng số liệu về diện tích và dân số một số quốc gia năm 2001: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được đây là số liệu tuyệt đối đơn vị thể hiện là Km2 và triệu người.Qua bảng số liệu hướng dẫn học sinh xác định mục đích làm việc với bảng số liệu là nắm diện tích, dân số của 3 quốc gia ở Châu Á, đọc bảng số liệu, phát hiện mối quan hệ giữa các số liệu cột dọc và hàng ngang, sau đó phân tích: Cột dọc Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia có dân số đông, lớn nhất Trung Quốc.Diện tích Việt Nam nhỏ nhất, Trung Quốc lớn nhất, Inđônêxia trung bình. Kết luận : Trung Quốc có dân số đông, diện tích lớn; Việt Nam dân số đông, diện tích nhỏ, Inđônêxia dân số đông, diện tích trung bình. 2. Bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người một số quốc gia: Tương tự hướng dẫn học sinh nắm mục đích, đọc bảng số liệu, phân tích mối quan hệ cột dọc, hàng ngang và nhận xét: Hai nước có thu nhập cao Hoa Kỳ và Đức, trung bình ARập Xê út, Braxin, Agiêri. Kết luận thu nhập giữa các nước không đồng đều. * Quy mô: Thu nhập Hoa kỳ có thu nhập rất cao, diện tích Việt Nam nhỏ( Thông qua các con sô). II. Một số bảng số liệu phản ánh giá trị tương đối: Số liệu được xữ lý từ số liệu tuyệt đối theo một mối tương quan nào đó. Ví dụ: Bảng số liệu về cơ cấu kinh tế ( GDP) của một số quốc gia năm 2001. Tương tự hướng dẫn học sinh xác định: mục tiêu, đọc tiêu đề, phân tích cột dọc, hàng ngang, xác định mối quan hệ cột dọc và hàng ngang ( Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); phân tích khái quát chung công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của các nước; sau đó phân tích từng thành phần cụ thể về tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từng nước.Nhận xét tỷ trọng của từng ngành, từ khái quát- cụ thể; chung-riêng; cao- thấp; kết luận về cơ cấu kinh tế của các nước. * Ví dụ : Bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta năm 1990 và năm 2002. Qua bảng số liệu trên hướng dẫn học sinh: Xác định mục tiêu, đọc kỹ tiêu đề, phân tích tổng quát đến cụ thể, quan hệ giữa cột dọc và hàng ngang: Cột dọc giá trị các nhóm cây trồng của từng năm; hàng ngang nhận xét giá trị tỷ trọng của từng loại cây qua các năm: Kết luận cây lương thực chiếm tỷ trọng cao ( chiếm ưu thế) xu hướng giảm, cây công nghiệp có tỷ trọng tăng nhanh,cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. * Ví dụ: Bảng số liệu cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991-2002: Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích như bảng số liệu trên III. Một số bảng số liệu phản ánh giá trị tuyệt đối lẫn tương đối: Ví dụ: Bảng số liệu số lượng gia súc, gia cầm, và chỉ số tăng trưởng nước ta năm 1990-2002. Bảng số liệu này kết hợp giữa giá trị tuyệt đối và tương đối. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích như các bảng số liệu khác, nhưng phải kết hợp phân tích cả 2 giá trị tuyệt đối và tương đối, từ tổng quát – từng thành phần, cột dọc và hàng ngang, nhận xét khái quát – cụ thể, chung- riêng, cao- thấp.Kết luận đàn lợn chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh, đàn trâu chiếm tỷ trọng nhỏ và không tăng. IV. Một số bảng số liệu phản ánh 1 hoặc 2 nội dung: *Ví dụ: Bảng số liệu diện tích các đại dương trên Trái đất ( 1 nội dung ). Bảng số liệu diện tích và dân số một số quốc gia Đông Nam Á ( 2 nội dung) + Bảng số liệu 1 nội dung: Hướng dẫn học sih phân tích như các bảng khác: Đọc tiêu đề, nắm mục tiêu, phân tích tổng quát- cụ thể, nhận xét khái quát – cụ thể, chung – riêng, cao- thấp. Chung tổng diện tích các đại dương trên Trái đất, cụ thể đại dương nào lớn nhất, đại dương nào nhỏ nhất. + Bảng số liệu 2 nội dung: Cách phân tích tương tự, nhưng chứa đựng 2 nội dung là diện tích và dân số. V. Bảng số liệu phản ánh nhiều nội dung: * Ví dụ: Bảng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội ở một số nước Châu Á năm 2001. Bảng số liệu này phản ánh rất nhiều nội dung: Cơ cấu kinh tế của các nước ( Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người, mức thu nhập. Cách phân tích giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích như các dạng bảng số liệu khác, nhưng lưu ý là có nhều nội dung, khi phân tích nhận xét đầy đủ không bỏ sót nội dung nào. Phân tích tổng quát đến cụ thể, tổng quát cơ cấu GDP, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người, mức thu nhập, cụ thể cơ cấu kinh tế từng nước tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người từng nước cụ thể. Nhận xét khái quát- cụ thể, chung riêng, cao- thấp, cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, Côoet,Hàn Quốc, Malayxia, Trung Quốc có tỷ trọng nông nghiệp nhỏ, công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao; Việt Nam tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn cao ( 23,6%). Tỷ lệ tăng GDP đầu người: Trung Quốc, Việt Nam có tỷ trọng tăng cao, Nhật Bản, Cô oét, Malayxia,Hàn Quốc có tỷ trọng tăng nhỏ, không tăng, có nước giảm. Mức độ thu nhập: Nhật Bản, Cô oét thu nhập cao, Hàn Quốc, Malayxia thu nhập trung bình trên, Trung Quốc thu nhập trung bình dưới, Việt Nam thu nhập thấp. VI. Bảng số liệu phản ánh các dạng khác. * Ví dụ: Bảng số liệu diện tích đất nông nghiệp và dân số ĐB sông Hồng và cả nước năm 2002. Bảng số liệu này phản ánh diện tích đất nông nghiệp và dân số của ĐB sông Hồng và cả nước năm 2002, phản ánh trong 1 năm. Cách phân tích giống các bảng số liệu khác, lưu ý chỉ phản ánh trong 1 năm. * Một số tiêu chí lưu ý học sinh khi phân tích để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh. - Để nhận xét về tình hình sản xuất một số loại cây trồng: Diện tích, sản lượng, năng suất.. - Để nhận xét về tình hình sản xuất của một ngành công nghiệp: Sản lượng, mốc thời gian. - Để nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP: Giá trị qua mỗi năm, cả quá trình, giá trị cao nhất, thấp nhất. - Để nhận xét về đô thị: Chức năng, qui mô, phân cấp, sự phân bố... E. KẾT LUẬN. Kỹ năng địa lý nói chung, kỹ năng phân tích các bảng số liệu nói riêng là điều kiện cần thiết giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh trường PTDT Nội trú, khả năng chủ động trong việc khai thác kiến thức địa lý, phát triển năng lực tự học, khả năng tư duy trừu tượng và vận dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Trong nhiều năm qua bản thân tôi đã dần rèn luyện từng kỹ năng cụ thể cho học sinh, năm học này tôi chú trọng hơn về rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu và đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, mặc dù khả năng của học sinh trường PTDT Nội trú còn nhiều hạn chế về kỹ năng. * Đầu năm học 2010-2011 bản thân tôi thống kê kết quả đầu năm : + Khối 6: 100% học sinh chưa có kỹ năng để phân tích bảng số liệu. + Khối 7: 10% mới chỉ phân tích đơn giản, 50% mới tiếp xúc bảng số liệu, 40% không có kỹ năng phân tích số liệu. + Khối 8: 20% đạt loại khá; 40% loại trung bình, 40% không có kỹ năng phân tích bảng số liệu. + Khói 9: 10% đạt loại tốt; 20% loại khá; 40% loại trung bình; 30% chưa có kỹ năng phân tích bảng số liệu. * Nhưng đến cuối năm học 2010-2011 tôi đã khảo sát, và thực tế qua các bài kiểm tra định kỳ, củng như các bài thực hành kết quả đã chuyển biến rõ rệt: - Khối 6. Đã có 15% phân tích tốt; 20% loại khá; 30% loại trung bình; 35% chưa phân tích được. - Khối 7: 20% loại tốt; 25% loại khá; 35% loại trung bình; 20% chưa phân tích được bảng số liệu. - Khối 8: 25% loại tốt; 30% loại khá; 30% loại trung bình; 15% chưa phân tích được bảng số liệu. - khôi 9: 30% loại tốt; 30% loại khá; 35% loại trung bình; 05% chưa biết phân tích bảng số liệu. * Mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu của học sinh, tỷ lệ loại tốt và khá tăng lên rất rõ rệt, nhưng tỷ lệ trung bình và chưa biết phân tích còn cao. Bản thân tôi sẽ tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trường PTDT Nội trú các năm học tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh. * Đề xuất: Mua bổ sung thêm atlat địa lý Việt Nam và thế giới cho học sinh mượn, phục vụ học tập bộ môn. Thư viện sắp xếp lại các loại bản đồ, bảng biểu thuận lợi cho sử dung. Hướng Hóa,ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết đề tài Phạm Bá Phong
Tài liệu đính kèm: