Đề tài Mấy vấn đề về vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn

Đề tài Mấy vấn đề về vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn

- Xuất phát từ việc thay đổi sách giáo khoa bậc học THCS. Các môn học nói chung đều có sự thay đổi lớn, riêng bộ môn Văn học – Tiếng việt – Tập làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn – thành sách ngữ văn. Chương trình được xây dựng trên quan điểm tích hợp kiến thức từ 3 phân môn.

- Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự hợp lực của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn.

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Mấy vấn đề về vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 	1, Lý do chọn đề tài
 	2, Mục đích nghiên cứu
 	3, Đối tượng nội dung nghiên cứu
 	4, Nhiệm vụ nghiên cứu 
 	5, Phương pháp nghiên cứu
 	6, Nội dung đề tài 
4
5
6
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
 	1, Cơ sở pháp lí
 	2, Cơ sở lí luận
 - Tích hợp là gì.
 - Các kiểu tích hợp .
 - Các hình thức tích hợp.
 - Các biện pháp tích hợp.
 	3, Cơ sở thực tiễn
 Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
 	1, Khái quát phạm vi
 	2, Thực trạng của đề tài nghiên cứu
 	3, Nguyên nhân của thực trạng
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu thực hiện đề tài
 	1, Cơ sở đề xuất các giải pháp
 	2, Các giải pháp chủ yếu
 	3, Tổ chức triển khai và thực hiện 
7
8
9
10
11
12
13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 	1, Kết luận
 	2, Kiến nghị 
IV. PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
14
15
16
17
Đề tài: “MẤY VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN”
----------d&c----------
I/PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Xuất phát từ việc thay đổi sách giáo khoa bậc học THCS. Các môn học nói chung đều có sự thay đổi lớn, riêng bộ môn Văn học – Tiếng việt – Tập làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn – thành sách ngữ văn. Chương trình được xây dựng trên quan điểm tích hợp kiến thức từ 3 phân môn.
- Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự hợp lực của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn...
- Hơn thế nữa việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức.
- Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Vì vậy đòi hỏi người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt hơn.
 - Song vấn đề tích hợp quá còn mới mẻ, còn bất cập, còn khó khăn của anh chị em giáo viên trong sự đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho dọc sinh. 
Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài: “Mấy vấn đề về vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn”.
I.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Do sự tích hợp các môn học vào sách giáo khoa còn quá mới và bất ngờ đối với giáo viên, đã giảng dạy thành thói quen theo các phương pháp trước đây của môn học Văn – tiếng Việt nên việc vận dụng thao tác tích hợp “còn lạ”.
- Việc vận dụng tích hợp của mỗi giáo viên trong bài dạy, tuy có nhưng còn mang tính chất “sơ bộ”. Còn lúng túng trong việc lựa chọn kiến thức, nội dung phương pháp để thực hiện. Vì tính chất tích hợp còn mới mẻ trong một khoảng thời gian đầu giáo viên chưa nhanh chóng “làm quen” được.
- Việc thay đổi sách – thay đổi cơ cấu học bài – thay đổi chương trình kiến thức giáo viên chưa cập nhật kịp thời, cần có sự đầu tư nhiều trên mỗi bài học, thời gian nghiên cứu trong việc soạn bài phải mất nhiều; mà quá trình tiếp thu “Chuyên đề thay sách” của giáo viên có phần hạn chế, hoặc có giáo viên chưa trực tiếp học tập chuyên đề thay sách do phòng tổ chức chỉ được nghe báo cáo lại của đồng nghiệp.
 - Trong cùng một đơn vị kiến thức nhưng mỗi giáo viên đưa ra một hướng tích hợp khác nhau. 
 Do vậy cần có tạo ra định hướng chung cho các giáo viên hiểu được những nội dung cơ bản nhất trong việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn.
I.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trong phạm vi kiến thức từng bài học, trong từng chương, trong từng phân môn, trong cả môn học... để làm cơ sở. 
- Có thể ứng dụng trong nhiều phương pháp, biên pháp dạy học nhằm làm đa dạng hoá cách dạy, hình thành nhận thức, phát triển tư duy, nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Người giáo viên là chủ thể hướng dẫn hoạt động dạy học, học sinh là người chủ động tiếp nhận và tự khai thác kiến thức, nội dung của bài học một cách sáng tạo.
I.4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Đạt được cách thức hoạt động của người giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học.
- Có tính chất định hướng được công việc, nội dung, thao tác để phối hợp với những phương pháp đặêc trưng của bộ môn ngữ Văn theo tinh thần sách giáo khoa mới.
- Phát huy việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Tạo tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, người học chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- Tạo cơ sở, vấn đề cơ bản chung về lý luận dạy học để đạt được mục tiêu của mỗi bài học đề ra.
I.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 	- Xuất phát từ sự quan trọng trong việc thay đổi sách giáo khoa, nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tích hợp.
- Sự đổi mới về phương pháp dạy học đáp ứng với nhu cầâu đổi mới của xã hội và sựï hoà nhập trong toàn cầu.
- Đúc kết từ những kinh nghiệm giảng dạy qua thực tiễn 5 năm thay sách trong toàn cấp học THCS.
- Qua hàng năm học tập, tập huấn nội dung sách giáo khoa mới. Và tham dự các đợt hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp huyện, cấp tỉnh.
- Từ các nguồn tư liệu hướng dẫn của bộ, các cấp chuyên môn.
I.6.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
- Hiểu được khái niệm tích hợp, các kiểu tích hợp.
- Các hình thức tích hợp.
- Giá trị tác dụng của việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy ngữ 	văn.
- Các biện pháp vận dung tích hơp cơ bản được rút ra từ kinh 	nghiệm giảng dạy.
- Hiệu quả của đề tài.
II/NỘI DUNG ĐỀ TÀI: (Nội dung nghiên cứu)
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
I.1.CƠ SỞ PHÁP LÍ:
- Theo Nghị Quyết TW2 khoá III tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật giáo dục 1998 .
- Theo chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
 - Nội dung tài liệu học tậïp thay sách giáo khoa hàng năm.
- Sách giáo viên, sách học sinh, sách bài tập.
- Các văn bản hướng dẫn chuyên môn của các cấp.
- Cơ sở các cuộc họïp chuyên môn của tổ.
I.2.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 A.TÍCH HỢP LÀ GÌ ?
- Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng rẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, theo một nguyên tắc “đồng tâm”, “đồng qui” hướng tới một nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn, kỹ năng kiến thức của lớp học, bậc học khác nhưng cao hơn.
- Tích hợp có tính chất đồng qui giữa ba môn học trong từng nội dung, từng vấn đề trong từng thời điểm.
- Tích hợp là một phạm trù rất rộng giữa kiến thức và thực hành, giữa kiến thức với kỹ năng, giữa kinh nghiệm với thực tiễn..,Tích hợp theo chiều : ngang – dọc, xa- gần, trong- ngoài được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, thống nhất nhau. 
- Tích hợp đòi hỏi sự vận dụng các thao tác, biện pháp giảng dạy một cách khéo léo, linh hoạt mới đạt được mục tiêu dạy và học theo hướng tích cực.
B.CÁC KIỂU TÍCH HỢP:
v TÍCH HỢP DỌC:
- Là tích hợp trên vấn đề ở một kiến thức và kỹ năng của một bài học, một chương học ở một cấp học hướng đến một trình độ cao hơn, sâu hơn trước.
- Biết khái niệm (đơn vị kiến thức) – Phân biệt kiến thức – Vận dụng kiến thức – Tạo lập văn bản.
- Biết so sánh mở rộng, khắc sâu giữa kiến thức này với kiến thức khác có liên quan trong bài học, trong chương với nhau.
*Ví dụ: Dạy bài “từ trái nghĩa”
Học sinh tìm các cặp từ trái nghĩa ð nhận xét nghĩa ð rút ra khái niệm 
(học sinh dễ phát hiện được các cặp từ trái nghĩa vì đã học ở tiểu học)
Học sinh vận dụng từ trái nghĩa để đặt câu và tạo lập văn bản.
v TÍCH HỢP NGANG:
- Là tích hợp trong từng thời điểm của bài học, từ kiến thức bài học của phân môn này liên hệ đến các phân môn khác (Văn – về Tiếng Việt, về Tập làm văn hoặc ngược lại) hoặc liên hệ môn ngữ văn với các môn học khác, với các lĩnh vực trong cuộc sống. Để làm nổi bật, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy của học sinh.
- Tích hợp ngang là “ hướng ngoại” nội dung kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhằm bổ sung và nâng cao.
- Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung cụ thể, có hướng sắp xếp nội dung để giảng dạy (lựa chọn phương pháp – công việc để Tích hợp) nên chú trọng chiều ngang giữa phần môn Văn với Tập làm văn.
- Tránh lạm dụng việc Tích hợp ngang quá nhiều gây tiết học rời rạc nặng nề đối với học sinh.
* Ví dụ: Khi dạy bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
+ Nội dung của mỗi phần thể hiện điều gì ? Thực hiện nội dung đó bằng phương pháp biểu đạt nào ? Vai trò của chủ yếu tố tự sự – miêu tả để bộc lộ tình cảm của nhà thơ ð làm rõ chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Câu thơ nào trong văn bản thể hiện việc miêu tả – tự sự, mỗi phần bằng những biện pháp nghệ thuật gì ? ð thể hiện được nội dung của mỗi phần và làm rõ ý nghĩa của tác phẩm.
C.CÁC HÌNH THỨC TÍCH HỢP:
1.TỔNG HỢP KIẾN THỨC CŨ:
Trong  ...  thông thường sử dụng tích hợp ngang)
Ví dụ: Khi giảng nội dung ý nghĩa một đoạn thơ trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” có sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả , từ đó hướng dẩn học sinh trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự , miêu tả . Mà tiết học sau các sẽ tiếp xúc bài học : Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
D.BIỆN PHÁP KHI TÍCH HỢP:
- Tất nhiên việc thực hiệân tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm, có kiến thức vững vàng và kể cả việc dùng đồ dùng, thiết bị dạy học... song tôi không đề cập đến những nội dung đó. Tôi chỉ đưa ra một số biện pháp, thao tác khi thực hiện tích hợp nội dung kiến thức trong bài học cần truyền đạt đến học sinh thông qua những phương pháp giảng dạy để đạt được mục tiêu chính của mỗi bài học. Theo quan điểm của tôi đưa ra một số biện pháp như sau :
1.DÙNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÂNG CAO CÓ TÍNH CHẤT TỔNG HỢP:
- Phát huy tính tích cực động não, suy nghĩ của học sinh.
- Phát huy trên nhóm học tập (thảo luận nhóm)
2.DÙNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NÂNG CAO:
Nên dùng loại bài tập trắc nghiệm tốt hơn là bài tập tự luận hoặc tổ chức trò chơi ô chữ.
3.DÙNG SƠ ĐỒ – BIỂU BẢNG:
Biện pháp này thích hợp với kiểu tích hợp dọc.
4.DÙNG TRANH MINH HOẠ, KÊNH HÌNH:
Để miêu tả, kể lại hoặc biểu cảm một nội dung của văn bản hoặc nhận xét diễn đạt thành lời phản ánh sự việc từ tranh hình hoặc vẽ tranh theo ý tưởng tượng hoặc thiết kế sơ đồ theo cách trình bày riêng của học sinh.
I.3.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua quá trình thực hiện giảng dạy ngữ văn trong hơn 4 năm thay sách giáo khoa mới tôi có ứng dụng nội dung đề tài trên nhận thấy đạt được một số hiệu quả như sau :
- Giờ học, học sinh có sự tập trung chú ý hơn, học sinh tích cực suy nghĩ và làm việc nhiều hơn.
- Giờ học có tính hứng thú, sinh động hơn, nhất là đối với những tiết học có dùng sơ đồ – biểu bảng hoặc trò chơi ô chữ.
- Kết quả giờ học, học sinh hiểu bài nắm được nội dung kiến thức, nhớ được kiến thức lâu hơn, từ đó yêu thích học tập bộ môn.
- Đạt được mục tiêu của bài học đưa ra, một cách sâu sắc nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng đổi mới.
- Tăng khả năng hoạt động nhận thức tư duy một cách trừu tượng sáng tạo. Từ đó biết vận dụng trong các lĩnh vưc đời sống. Nhờ vây học sinh có khả năng hiểu sâu kiến thức. Qua đó, học sinh phát huy tư duy sáng tạo từ phân tích - tổng hợp, Tổng- phân- hợp một nội dung kiến thức.
Chương II 
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.KHÁI QUÁT PHAMÏ VI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
- Thực hiện giảng dạy thử nghiệâm trong thời gian qua tôi đúc kết những kinh nghiệm cơ bản về nội dung tích hợp như đã nêu trên.
- Ứng dụng giảng dạy cụ thể trong mỗi bài học, chương học. Trong phân môn và môn học ngữ văn nói chung.
- Chia xẻ kinh nghiêm trong đồng nghiệâp, để rút ra những vấn đề mới cần bổ sung cho vấn đề tích hợp. 
- Lấy cơ sở học sinh trong việc chuẩn bị bài ở nhà, tham gia khai thác kiến thức trong bài học để thử nghiệm cho vấn đề nghiên cứu của mình.
- Học tậâp rút kinh nghiệm qua các giáo viên khác trong hội thi nghiệm vụ sư phạm hàng năm.
2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
 	- Vấn đề tích hợp có tích chất bao hàm nhưng nhạy cảm, tuỳ theo nhận thức cách ứng dụng của mỗi giáo viên mà có sự khác nhau nên dẫn đến sự khó khăn nhất định khi giảng dạy.
- Tích hợp là nộâi dung cơ bản trong sự đổi mới việc dạy hiện nay. Trên tinh thầân, quan điểm của người soạn sách đưa ra. Đáp ứng vấn đề cần có nhiều thời gian nghiên cứu, phải thườøng xuyên học tập và đầu tư nghiên cứu.
- Hơn thế nữa việc phân chia công tác chuyên môn cần phải liên tục trong 1 khối lớp, trong một thời gian và chuyển từ lớp nhỏ đến lớp lớn để chuuyên sâu nghiên cứu những kiến thức, nội dung bài học giáo viên nắm chắc hơn.
3.NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
- Tích hợp có tính chất bao hàm, ứng dụng của mỗi giáo viên có sự khác nhau. Sự lựa chọn nội dung tích hợp cũng khác nhau, chưa đồng nhất.
- Sự nhạy cảm và vận dụng giáo viên khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến thức tích hợp trong các tiết rút kinh ngiệm.
- Nhìn chung các giáo viên chưa nắm bắt khái quát kiến thức chung cả chương trình toàn cấp, chỉ chuyên sâu quan tâm đến kiến thức của khối lớp mình đang giảng dạy.
Chương III
BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆÂN ĐỀ TÀI
1.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP:
- Tích hợp không phải chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, trong một phân môn, một môn học cụ thể nào mà còn trên cơ sở nhiều môn học và các lĩnh vực khoa học khác nữa.
- Do thói quen còn ảnh hưởng bởi cách truyền thụ kiến thức một chiều như trước đây. Còn đặc nặng, độc tôn một phương pháp giảng theo phân môn.
- Tính chất yêu cầu người học phải tích cưc, chủ động, có sự đầu tư ở nhà, trên nhóm học tập.
- Một kiến thức cần học được xây dựng từ văn bản mẫu, theo chủ đề, theo thể loại, theo hướng mở rộng và nâng cao. Trong khi đó, khả năng thích ứng của học sinh còn chậm, học sinh còn có tư tưởng ỷ lại, dựa vào các tài liệu soạn sẵn, các loại sách tham khảo.
- Người dạy cần có sự đầu tư, nghiên cứu trên nhiều phân môn học, các môn học có liên quan đến kiến thức. Sự thay đổi sách giáo khoa quá lớn trong khi đó giáo viên lại chưa chuyên sâu, bao quát kiến thức toàn chương trình.
2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
- Cần thay đổi tư duy, cách truyền đạt kiến thức, vận dụng nhiều phương pháp, nhiều biện pháp tối ưu nhất trong mỗi tiết học.
- Cần phải vận dụng các biện pháp tích hợp trong mỗi đơn vị kiến thức cụ thể, nhất là chọn đúng nội dung cần tích hợp, tránh lạm dụng tích hợp tràn lan làm rời rạt nội dung bài học.
- Chuyên môn nhà trường cần được phân công liên tục theo các lớp từ nhỏ đến lớp lớn mục đích là để giáo viên nắm toàn bộ nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
- Thường xuyên học tập rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, các giáo viên khác trong các đợt thi nghiêp vụ sư phạm.
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Nội dung đề tài phải được trình bày trước tổ chuyên môn, hoặc có sự góp ý của các cấp chuyên môn.
- Phải được ứng dụng các thao tác, thực nghiệm trên nhiều tiết dạy, được đồng nghiệp nhận xét rút kinh nghiêm từng nội dung được tích hợp trong mỗi bài dạy.
- Lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Việc thực hành phải được ứng dụng thường xuyên. Tổ chức nhiều đợt thao giảng, hội giảng, tập huấn nghiệp vụ tập trung.
- Có ý thức thường xuyên vận dụng tích hợp trong mỗi bài học, không chủ quan xem nhẹ kiến thức một phân môn. Tự trau dồi khả năng lựa chọn nội dung, kiến thức trọng tâm để tích hợp trong từng bài học cụ thể.
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.KẾT LUẬN:
- Vận dụng tốt tích hợp là rèn luyện cho học sinh bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết chính là mục tieu của việc dạy ngữ văn.
 	- Tích hợp là nội dung quan trọng trong công việc đổi mới sách giáo khoa, đổi mới cách dạy và học trong nhà trường hiện nay... mục đích nhằm xây dựng con người có nhân cách, kiến thức toàn diện đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội.
- Việc dạy và học Ngữ Văn là cả một nghệ thuật sư phạm, hơn thế nữa phương pháp dạy và học ngày luôn luôn đổi mới, bản thân tôi chỉ là một giáo viên, những nội dung trình bày trên chỉ là sự gợi ý, đề xuất trưng cầu với các anh chị đồng nghiệp hiểu biết lẫn nhau.
- Những nội dung trên chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của riêng bản thân rút ra trong quá trình giảng dạy, học tập nghiệp vụ thay sách trong thời gian qua. Rất mong sự góp ý, bổ sung của các cấp để đề tài trên có tính khả thi hơn.
 	- Tôi chân thành đón tiếp sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp. 
2.KIẾN NGHỊ:
A.VỚI TỔ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy đổi mới theo tinh thần SGK mới.
- Thay đổi hình thức họp chuyên môn không đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể.
 	- Vấn đề tích hợp có tích chất “nhạy cảm” khi ứng dụng, ban giám khảo – thanh tra nội bộ trường, khi kiểm tra toàn diện hoặc hội giảng nên thận trọng trong việc góp ý tiết dạy của đồng nghiệp, chỉ cần quan điểm cục bộ đơn thuần của cá nhân sẽ dẫn đến sự bất đồng về chuyên môn.
 	- Nhà trường nên đầu tư nhiều đầu sách tham khảo để giáo viên đọc và nghiên cứu.
B.VỚI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ CẤP TRÊN
- Tổ chức học tập nghiệp vụ về “chuyên đề cụ thể” tập trung theo nhóm trường hoặc cả huyện.
 	- Tổ chức hội thi làm chuyên đề. Tổng kết khen thưởng kịp thời – Nhân mô hình để học tập.
- Kịp thời trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng dạy học, sách tham khảo có chất lượng cho các trường.
- Quan tâm đến chế độ chính sách khi giáo viên có nguyện vọng học tập nâng cao nghiệp vụ.
Đơng Hịa, ngày 10 tháng 10 năm 2007
	Người viết đề tài
	Võ Văn Chọn
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
********************
1.Hội đồng khoa học Trường THCS Trường Chinh:
 @ Thống nhất xếp loại : .......................................................
	 Chủ tịch HĐKH 
----------------- o0o -----------------
2. Hội đồng khoa học ngành giáo dục: 
@ HĐKHGD huyện Đơng Hịa 
@ Nhất trí xếp loại :...........................................................
Chủ tịch HĐKH 
IV. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tài liệu học tập thay sách giáo khoa trong các hè.
2. Sách giáo viên lớp 6, sách giáo khoa ngữ văn các khối lớp.
3 Đổi mới phương pháp giảng dạy của nhóm tác giả vụ giáo dục.
4 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004-2007)
 5. Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy Tiếng Việt ở trung học cơ sở.
	(Lý Toàn Thắng)	

Tài liệu đính kèm:

  • docskkm 2005-2006.doc