Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ luyện tập phân môn tập làm văn lớp 9

Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ luyện tập phân môn tập làm văn lớp 9

Tiết luyện tập phân môn tập làm văn là những tiết được dạy sau khi học sinh đã học xong lí thuyết.

 Đây là tiết học để học sinh thực hành. Muốn học sinh thực hành tổng hợp, làm bài viết hoàn chỉnh về từng thể loại được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 được tốt, giờ luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo tôi đây là chiếc cầu nối giữa lí thuyết và thực hành. Vì nó là những thao tác tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn để tiến tới hình thành bài viết hoàn chỉnh. Trong quá trình luyện tập các em sẽ được kết hợp thực hành: Tập đọc, tập nói, tập viết. Đó là lí do mà bản thân chọn đề tài này.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ luyện tập phân môn tập làm văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAÏNG KIÃÚN KINH NGHIÃÛM.
Âãö taìi: MÄÜT SÄÚ BIÃÛN PHAÏP NÁNG CAO CHÁÚT LÆÅÜNG 
GIÅÌ LUYÃÛN TÁÛP PHÁN MÄN TÁÛP LAÌM VÀN LÅÏP 9.
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Tiết luyện tập phân môn tập làm văn là những tiết được dạy sau khi học sinh đã học xong lí thuyết.
	Đây là tiết học để học sinh thực hành. Muốn học sinh thực hành tổng hợp, làm bài viết hoàn chỉnh về từng thể loại được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 được tốt, giờ luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo tôi đây là chiếc cầu nối giữa lí thuyết và thực hành. Vì nó là những thao tác tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn để tiến tới hình thành bài viết hoàn chỉnh. Trong quá trình luyện tập các em sẽ được kết hợp thực hành: Tập đọc, tập nói, tập viết. Đó là lí do mà bản thân chọn đề tài này.
 II. THỰC TRẠNG.
	Trước đây, tiết học này giáo viên phải tự ra đề. Tự tìm nhưngc câu hỏi, những bài tập. Hiện nay các tiết bài tập đã có những bài tập ở ngay trong sách, đã được chọn lựa kĩ càng, nội dung sinh động, hấp dẫn học sinh. Đây là thuận lợi cơ bản để giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ để nói và viết.
	Đối với học sinh đa phần các em rất vụng về trong cách xử lí các thao tác để tiến hành viết được một bài văn hoàn chỉnh ( Tập hợp kiến thức, vận dụng kiến thức của tư duy để hình thành ngôn từ thể hiện ở bài viết).
	Căn cứ vào thực trạng vấn đề từ hai phía của giáo viên và học sinh như trên bản thân đã tiến hành một số biện pháp giáo dục sau:
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG.
	1. Trong giờ luyện tập phải có “điểm” và có “diện”:
	Biện pháp này giúp cho tiết học tránh được trình trạng một vài em làm việc, còn cả lớp ỷ lại hoặc làm việc khác.
	- Điểm : Tôi đã chọn một số em nói khá để gây khí thế.
	Ngoài ra tôi còn chọn những em nói kém để làm điểm, để những em này rèn luyện thêm về tính mạnh dạn và rèn khả năng diễn đạt trong khi nói, giúp các em tiến bộ.
	- Diện: Là học sinh loại trung bình.
	Đối với những học sinh chọn làm “điểm” không cần công bố trước lớp, nếu công bố các em khác sẽ ye lại không chuẩn bị bài , khong hoạt động. Vì vậy những em này cần được giáo viên gọi lên kiểm tra bài ở đầu giờ, cuối giờ những em này cần được nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Trong giờ luyện tập các em học sinh được xem là đối tượng nòng cốt, các em sẽ được chỉ định mở đầu cho từng bài tập, gây đà cho giờ học, làm cho giờ học sôi nổi và hứng thú. Đây là những học sinh tích cực nhất, biết lật ngược,lật xuôi mọi vấn đề trong học tập, góp ý cho loại “diện” phát biểu có tính tranh luận, loại nòng cốt này sẽ châm ngòi cho giờ học sinh động.
2. Phải làm sao trong giờ luyện tập học sinh phải được thực sự nói và viết.
	Muốn vậy giáo viên phải tiến hành các bước sau:
	Trước tiên giáo viên cần chịu khó phân loại học sinh:
	+ Đối với học sinh nói kém, rụt rè, diễn đạt khó khăn, giáo viên cần gợi trả lời bằng miệng các câu hỏi trong bài tập.
	+ Đối với học sinh viết kém, giáo viên nên dùng câu hỏi gợi ý cho các em trả lời trên bảng. Sau đó giáo viên gọi những em nói khá nhận xét cách viết của bạn. Những điều cần nhắc nhở các em nhận xét: Phải có thái độ và ngôn ngữ đúng mực, vừa phải để bạn thấy rõ những nhược điểm và những tiến bộ trong từng bài tập, từng tiết luyện tập mà vươn lên.
	Muốn học sinh nói được nhiều trong tiết luyện tập, giáo viên cần ít nói. Theo tôi giáo viên chỉ giới thiệu bài tập, nêu yêu cầu, cung cấp những từ ngữ khi các em lúng túng.
	Muốn giờ luyện tập có hiệu quả giáo viên phải cho học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà thật kỹ, sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm từng em trong từng bài tập. Nên dành tất cả thời gian dể các em tập nói và một em viết trên bảng.
	3. Quan hệ giữa thầy và trò trong giờ luyện tập:
	Muốn học sinh thể hiện được sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ trong giờ luyện tập, giáo viên phải xác định được quan hệ thầy trò, không khí này sẽ phá tan tính chất không tự nhiên mà tạo điều kiện phát huy cá tính của học sinh, không ngắt lời mà cần nhanh nhẹn gợi ý tiếp cho học sinh. Giáo viên cần tôn trọng sắc thái cá tính của học sinh nó thể hiện ở vốn từ, dáng điệu hoặc giọng nói.
	Những học sinh nói đúng, nói hay (Viết đúng, viết hay) chỉ một cái gật đầu, một nụ cười hay một lời khen ngắn gọn của giáo viên cũng khích lệ được sự lớn lên hay trưởng thành của các em trong sáng tạo.
	Đối với học sinh, giáo viên cần xác lập cho các em mối quan hệ bạn bè. Các em đang là bạn bè với nhau bổng nhiên trở thành “Người nói, kẻ nghe”, bởi vậy khi bạn nói, người nghe phải ghi chép, phải tôn trọng để nhận xét bổ sung cho bạn.
	4. Đánh giá và cho điểm trong giờ luyện tập:
	Trong giờ luyện tập, nếu không đánh giá và cho điểm thì không động viên được không khí học tập của các em. Theo tôi bình giá học sinh trong giờ này cũng rất khó. Học sinh nói đến mức nào thì cho điểm? Có em chỉ phát biểu một câu nhưng rất hay, có cho điểm không? Và cho lúc nào?
	Theo tôi muốn đánh giá kết quả và cho điểm, giáo viên phải có tiêu chuẩn:
	+ Nội dung nói như thế nào?
	+ Hình thức nói, cách diễn đạt như thế nào?
	+ Tác phong nói, văn phong lúc viết?
	Trong quá trình đánh giá, có chiếu cố đến những học sinh mạnh dạn, cách thể hiện ngữ điệu khi nói.
	Việc đánh giá cho điểm nên để cuối giờ. Bởi kỹ năng nói và viết hơn kém nhau phải là một quá trình phát biểu của học sinh trong suốt cả giờ học. Nếu có em nào đột xuất phát biểu tốt, nói tốt, có tác động tốt có thể cho điểm tối đa là điểm đột xuất.
	5. Ngôn ngữ của giáo viên trong giờ luyện tập:
	Theo tôi, cái mẫu để làm trực quan cho học sinh trong giờ luyện tập tập làm văn là lời nói của giáo viên. Đây là phương tiện để hướng dẫn học sinh tập nói, tập viết. Lời nói còn có mục đích giảng dạy của giáo viên. Không lẽ gì giáo viên yêu cầu học sinh dùng từ chính xác, diễn đạt rõ ràng, nhấn âm đúng mà bản thân mình lại lúng túngvì vậy giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật kỹ trước khi đến lớp. Trên lớp giáo viên ít nói hơn học sinh những tác dụng về giáo dục, giáo dưỡng lại lớn. Theo tôi giáo viên phải có đoạn văn mẫu trong giờ luyện tập, cụ thể, mỗi tiết bài tập phải có ba bài tập, ngay bài thứ nhất sau khi gợi ý cho học sinh nói hoặc viết, lúc học sinh chưa có em nào mạnh dạn giơ tay, lúc này giáo viên nên nói mẫu, viết mẫu trước. Nhưng khi là văn mẫu thì phải là văn “ mẫu”. Cần phải chuẩn bị thật chu đáo, đừng để ngay từ lúc đầu thầy cũng không thể hiện nổi trong giờ luyện tập.
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐỰƠC:
	Kết quả bài viết tập làm văn đầu năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9/3
9/4
 Kết quả bài viết tập làm văn cuối năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9/3
9/4
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Qua các biện pháp đã thực hiện, căn cứ và kết quả làm tập làm văn của học sinh 2 lớp 9/3,9/4 ở mốc thời gian đầu và cuối năm, bản thân thấy chất lượng học của học sinh có sự tiến triển theo chiều hướng tích cực.
	Điều quan trọng để dạy tốt giờ luyện tập này giáo viên cần tập trung thời gian dành cho sự chuẩn bị thật chu đáo, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị thật cẩn thận bài luyện tập trước ở nhà thì luyện tập mới có kết quả khả quan.
	Nếu học sinh không chuẩn bị bài trước ở nhà thì không thể thực hiện tôt giờ luyện tập được.
	Nếu không luyện tập tốt thì giờ viết bài của học sinh sẽ lúng túng và kết quả sẽ thấp.
	Trên đây là những biện pháp nâng cao chất lượng giờ luyện tập phân môn tập làm văn lớp 9 mà bản thân đã thực hiện, phù hợp với thực tế tình hình học sinh và đạt được kết quả tôt.
	Kính mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp.
	Hải Dương, ngày.thángnăm 2008
	 Người thực hiện
	Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HĐSP NHÀ TRƯỜNG:
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
	Xếp loại: .
	 Hải Dương, ngày .tháng ..năm 2008
	 HIỆU TRƯỞNG 
 Nguyễn Thuận Nam
Ý KIẾN NHẬN XÉT
CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ:
 .
 .
 .
 .
 .
	Xếp loại: 
 Hương Trà, ngày .tháng ..năm 2008
	 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docnang cao chat luong luyen tap TLV.doc