Đề tài Một số đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Đề tài Một số đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).

doc 22 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2021Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang
A. Phần mở đầu.................. 2
1. Lý do chọn đề tài .................................................................. .. 2 
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giới hạn đề tài............................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 3
7. Thời gian nghiên cứu.................................................................... 4
B. Phần nội dung...................................................................................... 5
Chương I . Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu............................. 5
1. Đạo đức- chức năng đạo đức ....................................................... 5 
2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh... 5
3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS.......... 7
Chương II. Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường 
THCS 13
1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục 
cho học sinh .................................................................. . ........ 13
2. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh........................................ 15
C. Phần kết luận........................................................................................ 20
Tài liệu tham khảo......................................................................... 21
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
Lý do chọn đề tài
Về mặt lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục).
Về mặt thực tiễn
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ , thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. 
Về cá nhân 
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh ở trường THCS , tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hội đồng sư phạm trong nhà trường. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.
Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo dức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội.
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Giới hạn của đề tài
Một số đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Phương pháp quan sát 
Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS Nguyễn Viết Xuân trong năm học.
Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
 Cơ sở Lý luận 
1. Đạo đức- Chức năng của đạo đức
1.1.Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên.
1.2.Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
Chức năng giáo dục.
Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
Chức năng phản ánh.
2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
2.1. Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS thì:
Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất.
2.2. Đặc điểm
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .
Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em .
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 
3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS
3.1.Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người.
3.2.Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh
+Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.
+Giáo dục theo nguyên tắc tập thể
Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.
Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi độiNhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trường học.
 +Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh
Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè.
Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể l ... t chất, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
+Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:
Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.
Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất.
Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.
1.3. Cách làm
+ Đối với Hiệu trưởng
Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt.
Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ trường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007.
Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng.
Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.
+ Đối với giáo viên
 - Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh.
Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo.
+ Đối với Đoàn đội:
 - Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện đội viên theo năm điều Bác Hồ dạy.
Tổ chức sinh hoạt đội hàng tuần vào ngày thứ năm, tạo sân chơi lành mạnh cho các em.
Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ, thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, thăm các chú bộ đội đóng trên địa bàn.
 2. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
2.1.Ý nghĩa
GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.2.Nội dung
+ Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao
- Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp mình chủ nhiệm.
+ Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học 
Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, GVCN phải nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học.
Để cho học sinh thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp trong phong trào chung, GVCN phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cách thực hiện của trường trong tuần, tháng học kỳ và cả năm học.
Phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương.
+ Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm
Để liên kết và phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, đại diện là GVCN với địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
GVCN cần phải nắm được tình hình thời sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội để bổ sung kiến thực của mình thêm phong phú.
+ Cộng tác chặt chẽ với cha mẹ HS, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. 
+ Xây dựng những truyền thống tốt đẹp của lớp
Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lập đi lập lại và trở thành thói quen.
Phải trân trọng truyền thống sẳn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thống mới cho lớp trong điền kiện cụ thể.
+ Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh.
2.3. Cách làm
+ Đối Hiệu trưởng
Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn những người có phẩm chất và năng lực tốt.
Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ, quyền lợi của GVCN quy định tại điều 31- 32 điều lệ trường trung học .
Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng của trường.
Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra số sách của giáo viên chủ nhiệm, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN.
Tham mưu với UBND xã giải quyết các vấn đề an ninh trật tự có liên quan đến học sinh của trường.
Khen thưởng và xử lý kịp thời đúng người, đúng trường hợp.
+Đối với GVCN
Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : (học bạ, hoàn cảnh gia đình.)
Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh.
Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp.
Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mà GVCN cần tìm hiểu.
Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả.
Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
+Đối với GVBM, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phản ánh kịp thời với GVCN về tình hình học sinh của lớp.
Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại Hạnh kiểm, xét kỷ luật học sinh.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và CBQL xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. 
Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh cũng đã được thể hiện qua hai con đường cơ bản: 
Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường.
Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
 Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là trường THCS nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ 3( 2004-2007) 
Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Hay.doc