Đề tài Một số phương pháp khi dạy các bài ôn tập trong môn lịch sử ở trường THCS

Đề tài Một số phương pháp khi dạy các bài ôn tập trong môn lịch sử ở trường THCS

 Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có năng lực,phẩm chất đạo đức đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Do đó môn lịch sử cũng cần được củng cố, nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp khi dạy các bài ôn tập trong môn lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHI DẠY 
CÁC BÀI ÔN TẬP TRONG MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có năng lực,phẩm chất đạo đức đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Do đó môn lịch sử cũng cần được củng cố, nâng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
 Thực tế bộ môn lịch sử kết quả hiện tại còn thấp so với yêu cầu đất nước, chúng ta cần nhìn nhận một thực te álà chất lượng dạy và học môn lịch sử hiện nay giảm sút có tác động đến xã hội, kinh tế môi trường . Chất lượng qua các kỳ thi chưa cao, nhiều học sinh không nhớ được sự kiện lịch sử hoặc nhớ không chính xác chưa nói tới nhận xét, đánh giá sự kiện nhân vật lịch sử.
 Bên cạnh đó còn có quan điểm sai lầm cho rằng học lịch sử là môn phụ, học thuộc lòng, nhắc lại sự kiện đơn thuần ghi chép ở trong vở. Mặt khác, cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ dạy học còn thiếu, thậm chí có giáo viên còn sử dụng phương pháp”Thầy đọc trò chép” rất dài dòng thiếu phương tiện hỗ trợ bài học khô khan không gây hứng thú cho học sinh học tập .
 Từ thực tế trên là một giáo viên bộ môn Sử tôi trăn trở và đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm đơn giản hoá kiến thức bằng cách: dùng sơ đồ, lược đồ lập niên biểu . Để học sinh và giáo viên giải quyết vấn đề nhẹ nhàng có hiệu quả, kịp thời gian.
 Mong đồng nghiệp tham khảo trao đổi góp sức giúp cho việc giảng dạy môn lịch sử đạt kết quả như lời Bác Hồ từng dạy :
 “ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tươøng gốc tích nước nhà Việt Nam”
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A.	Mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy bài ôn tập môn lịch sử ở THCS .
 - Dạng bài tổng kết, khối lượng kiến thức khá phong phú cần giúp học sinh hệ thống hoá nắm được các sự kiện một cách cụ thể.
 - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt lập sơ đồ, sử dụng bản đồ học sinh chủ động nắm kiến thức. 
 - Qua đó, giúp học sinh phát huy tính chủ thể tiếp nhận kiến thức, không gò bó, áp đặt.
 - Học sinh có thái độ đúng đắn khi học môn sử.
 - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, so sánh, phân tích .
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đo ngày càng tăng.
B. Tính khoa học:
1/ Thực trạng của việc dạy bài ôn tập môn lịch sử ở THCS : 
a/ Đặc điểm :
 -Bài ôn tập môn lịch sử là dạng bài khó ,thời gian có hạn khối lượng kiến thức nhiều.
 -Đội ngũ giáo viên dạy bộ môn sử ở trường quá ít (tổng số 34 lớp chỉ có 3 giáo viên) thậm chí một giáo viên dạy một khối lớp việc học hỏi trao đổi gặp khó khăn. 
 -Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy hocï còn hạn chế .
 -Môi trường xung quanh nhà trường không lành mạnh (nhiều quán ,dân cư phức tạp , nhiều tụ điểm địên tử) đã lôi kéo học sinh sao lãng học tập .
 -Học sinh chưa ý thức còn xem nhẹ là môn phụ chỉ học thuộc đơn thuần,học có tính đối phó.
b./ Thực trạng tình hình học tập các bài ôn tập lịch sử tại trường :
 Là giáo viên dạy môn lịch sư, û qua nhiều năm khi học qua các bài ôn tập lịch sử tôi trăn trở nhiều khi hỏi học sinh các sự kiện lịch sử đã học ở lớp dưới, số đông học sinh không nhớ hay nhớ sai kiến thức cơ bản. Điểm lại phương pháp dạy tôi thấy giáo viên chủ yếu còn sử dụng phương pháp truyền thống như đàm thoại, thuyết trình nên học sinh nhớ sự kiện một cách thiếu chính xác.
2. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Về giáo viên: 
+ Số giáo viên bộ môn ít số lớp nhiều thậm chí một giáo viên dạy một khối lớp, số giờ trên lớp ít.( 1 tiết/ tuần) nên quản lí học sinh chưa chặt chẽ.
+ Giáo viên bộ môn chưa phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc xử lí học sinh vi phạm .
- Về học sinh:
+ Học sinh ham chơi ít chú ý học tập .
+ Còn quan nịêm sai lầm cho lịch sử làø môn phụ, học thuộc bài không cần soạn bài.
Về nhà trường:
 + BGH mặc dù, có quan tâm trong việc học tập của học sinh nhưng khâu kiểm tra còn thiếu liên tục .
 + Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đi sâu đi sát học sinh nhất là học sinh cá biệt.
b. Nguyên nhân khách quan:
- PHHS ít quan tâm theo dõi đến con em mình đồng thời có tư tưởng coi môn sử là phụ ít chú tâm .
- Chương Trình SGK mới quá nặng kiến thức nhiều có tính tổng hợp cao .
- Đồ dùng phục vụ việc dạy và học còn hạn chế.
III – BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TIẾN HÀNH:
Từ thực trạng trên là một giáo viên bộ môn tôi thấy chạnh lòng – là người dẫn dắt thế hệ trẻ tôi muốn góp phần rất nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người.
	1. Biện pháp thực hiện :
- Trước khi tiến hành một tiết ôn tập , giáo viên là chủ thể quan trọng hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức. Vì vậy phải xác định mục tiêu cần thực hiện :
	+ Cần đảm bảo nội dung cơ bản phù hợp đặc trưng bộ môn và tính hệ thống của môn học.
	+ Đảm bảo tính vừa sức ( tuỳ theo lớp, theo đối tượng ) 
	+ Phát huy tính tích cực của học sinh.
	+ Tinh giảm kiến thức bằng sơ đồ, lược đồ, bản đồ nhằm kích thích tinh thần tích cực sáng tạo của học sinh.
	+ Sau một tiết phải rút ra được điểm mạnh, yếu trong phương pháp mình thực hiện.
	2. Một số phương pháp cụ thể khi dạy bài ôn tập lịch sử ở THCS:
Ôn tập là dạng bài hệ thống hoá kiến thức của một giai đoạn lịch sử, hoặc một chương, một chủ đề,  Chúng ta không phải nhắc lại tất cả các bài đã học mà cần hệ thống hoá kiến thức cơ bản, nhưng làm sao đạt kết quả và thời gian, buộc tôi suy nghĩ. trăn trở để tìm ra phương pháp phù hợp.
 	Sau đây là một vài phương pháp tôi đã thực hiện, nhận thấy kết quả khả quan :
	Dạy bài 31 : Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 (Llịch sử lớp 8 )
	Phần I : Những sự kiện chính.
Dạy phần này có rất nhiều phương pháp thể hiện – Với tôi đã sử dụng một số phương pháp :
VD: 
Cách 1: Hệ thống hoá kiến thức bằng cách hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng thống kê sau :
	 Điền vào bảng các sự kiện lịch sử thể hiện quá trình xâm lược của Thực Dân Pháp ở Việt Nam ( 1858 – 1884 ):
Thời gian
Sự kiện
1 – 9 – 1858
17 – 2 – 1859
5 – 6 – 1862
6 – 6 – 1884
Thực Dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng
..
Hiệp ước Patơnốt kí kết 
VD: 
Cách 2 : Giáo viên ghi thời gian và sự kiện bất ký cho học sinh nối cột thời gian với sự kiện cho phù hợp :
	Nối cột thời gian với cột sự kiện sao cho phù hợp:
Cột I
Cột II
Thời gian 
Sự kiện
20 – 11 – 1873 
1 – 9 – 1858 
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng
Thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ I 
Cách 3 : Giáo viên ghi sự kiện – thời gian vào bảng phụ theo chủ đề sẵn, sau đó dùng bản đồ, lược đồ minh hoạ khắc sâu kiến thức.
Cách 4 : Chia nhóm thảo luận : Theo câu hỏi sau khi ghi nhận thời gian, sự kiện trên .
 Câu hỏi : Nhận xét của em về thái độ của triều Nguyễn trong việc để mất nước?
Tinh thần và thái độ của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ?
- Sau mỗi phần giáo viên nhận xét – bổ sung- kết luận :
* Kết quả : Thực tế bài dạy trên tôi thấy kết quả phản ánh rõ nét so với phương pháp thuyết trình, đàm thoại qua lấy khảo sát sau :
	Năm học 2007 – 2008 ở khối lớp 8 :
Lớp 8A6, 8A7 dạy theo phương pháp đàm thoại
Lớp 8A1, 8A2dạy theo phương pháp lập sơ đồ, thống kê.
Lớp
Đạt kết quả
Tỷ lệ
8A6, 8A7
8A1, 8A2
60/77 học sinh
76/81 học sinh
78%
94%
IV – BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Kết quả đạt được qua thực tế trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm :
- Người giáo viên phải chủ động linh hoạt vận dụng mọi phương pháp giúp học sinh tiếp nhận nhanh và chủ động trong học tập, không rập khuôn – nói suông.
- Tuỳ từng bài, từng phần cụ thể hướng dẫn học sinh theo từng lớp cụ thể theo hướng chủ động, sáng tạo phát huy tính tích cực của học sinh.
- Soạn bài, chú ý trọng tâm, hệ thống câu hỏi rõ ràng, gợi mở, liên hệ thực tế.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ việc giảng dạy từng bài đầy đủ.
- Nhận xét – đánh giá kịp thời rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Thực hiện theo phương pháp nào đạt được hiệu quả nhất. 
- Động viên khuyến khích học sinh học tập tốt 
Tồn tại : 
Giáo viên chủ đạo học sinh chủ động nên khi thực hiện còn một số học sinh chưa chuẩn bị tốt gây cho giáo viên khó khăn trong khâu thời gian cần thực hiện.
Cơ sở vật chất còn hạn chế (thiếu dụng cụ, bản đồ, )
V – KẾT LUẬN :
	Trong dạy học vai trò giáo viên rất quan trọng, biết hướng dẫn, vận dụng, sáng tạo giúp học sinh học tập tốt. Mặc dù những kinh nghiệm tôi đã thực hiện kết quả chưa thật sự mĩ mãn, song phần nào giải quyết hạn chế của bộ môn.
	Tuy còn hạn chế mong đồng nghiệp góp ý kiến và đưa ra nhiều kinh nghiệm quí báu trong dạy học nói chung, dạy lịch sử nói riêng để cùng nhau học tập. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nhằm tạo điều kiện cho việc dạy – học đạt kết quả cao :
- Việc tăng cường mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho bộ môn sử ( như bản đồ, lược đồ ) Xây dựng một phòng học bộ môn với trang thiết bị cần thiết cho đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp đổi mới môn sử nói riêng sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tốt hơn.
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docCO MAI SKKN.doc