A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Có một danh nhân đã nói rằng : "Nếu không có tình yêu thì trái đất này chỉ còn là một nấm mồ". Đúng vậy, tình yêu luôn là lẽ sống của muôn đời. Sự vật vần xoay trong vô tận, tất cả mọi cái rồi cũng sẽ cũ đi, sẽ bị lãng quên vào lớp bụi thời gian không biên giới. Thế nhưng tình yêu thì luôn luôn mới, như nhà thơ Xuân Diệu từng nói :
Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai
Thì ân ái có bao giờ lại cũ?
(Phải nói)
Cái mới mẻ, kì diệu của tình yêu luôn là nỗi khát khao tìm đến hướng về của biết bao thế hệ trẻ - lứa tuổi hăng say nhất của đời người- Cũng như bao bạn trẻ khác, thơ tình luôn là mảng đề tài được tôi yêu thích và quan tâm thật nhiều.
Vốn yêu mến thơ Xuân Diệu từ thời học phổ thông, đặc biệt là những bài thơ viết về tình yêu và tuổi trẻ. Tôi đã cảm nhận được rất nhiều từ cái say mê, rạo rực, sự khát khao giao cảm với đời với người của thi sĩ tình yêu này. Đến hôm nay, khi được học tập và nghiên cứu về học phần VHTG 2, tôi lại có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về thơ Tago, đặc biệt là mảng thơ tình yêu trong những tập thơ : Người làm vườn,Tặng vật, Những con chim bay lạc, Những người thoáng hiện, Tuy là chỉ cảm nhận thơ Tago qua những bản dịch, nhưng ý thơ tình thơ trong những tác phẩm của Tago vẫn thể hiện được tất cả những gì là tinh tuý nhất, kì diệu nhất của tình yêu tuổi trẻ. Điều đó đã giúp tôi phát hiện ra trong thơ tình Tago một cái gì đó rất giống với Xuân Diệu và tôi nghĩ Tago cũng chẳng khác gì "ông Hoàng thơ tình" của Việt Nam.
Từ những nhận thức trên, với sự đam mê tìm tòi và học hỏi của tuôỉ trẻ, tôi quyết định chọn đề tài : "Nét tương đồng trong thơ tình Tago và Xuân Diệu " để tìm hiểu và nghiên cứu như là một quá trình học hỏi để tích luỹ tri thức cho riêng mình.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA XÃ HỘI -----------***------------- ĐỀ TÀI: NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG THƠ TÌNH TAGO VÀ XUÂN DIỆU GVHD : Th.S Nguyễn Thị Thanh Thảo SVTH : Võ Thị Như Hiền LỚP : Ngữ Văn - k05 Tam kỳ, tháng 05 năm 2008 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề.. III. Mục đích nghiên cứu. IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của đề tài. 1.Vài nét về tác giả. 2. Tình yêu là gì?....................................................................................... II. Nét tương đồng trong thơ tình Tago và Xuân Diệu.. Tình yêu là lẽ sống của con người.. Sự khát khao nhục thể mãnh liệt trong tình yêu Niềm tin, ước mơ vào một tình yêu mới. C. PHẦN KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài Có một danh nhân đã nói rằng : "Nếu không có tình yêu thì trái đất này chỉ còn là một nấm mồ". Đúng vậy, tình yêu luôn là lẽ sống của muôn đời. Sự vật vần xoay trong vô tận, tất cả mọi cái rồi cũng sẽ cũ đi, sẽ bị lãng quên vào lớp bụi thời gian không biên giới. Thế nhưng tình yêu thì luôn luôn mới, như nhà thơ Xuân Diệu từng nói : Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai Thì ân ái có bao giờ lại cũ? (Phải nói) Cái mới mẻ, kì diệu của tình yêu luôn là nỗi khát khao tìm đến hướng về của biết bao thế hệ trẻ - lứa tuổi hăng say nhất của đời người- Cũng như bao bạn trẻ khác, thơ tình luôn là mảng đề tài được tôi yêu thích và quan tâm thật nhiều... Vốn yêu mến thơ Xuân Diệu từ thời học phổ thông, đặc biệt là những bài thơ viết về tình yêu và tuổi trẻ. Tôi đã cảm nhận được rất nhiều từ cái say mê, rạo rực, sự khát khao giao cảm với đời với người của thi sĩ tình yêu này. Đến hôm nay, khi được học tập và nghiên cứu về học phần VHTG 2, tôi lại có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về thơ Tago, đặc biệt là mảng thơ tình yêu trong những tập thơ : Người làm vườn,Tặng vật, Những con chim bay lạc, Những người thoáng hiện, Tuy là chỉ cảm nhận thơ Tago qua những bản dịch, nhưng ý thơ tình thơ trong những tác phẩm của Tago vẫn thể hiện được tất cả những gì là tinh tuý nhất, kì diệu nhất của tình yêu tuổi trẻ. Điều đó đã giúp tôi phát hiện ra trong thơ tình Tago một cái gì đó rất giống với Xuân Diệu và tôi nghĩ Tago cũng chẳng khác gì "ông Hoàng thơ tình" của Việt Nam. Từ những nhận thức trên, với sự đam mê tìm tòi và học hỏi của tuôỉ trẻ, tôi quyết định chọn đề tài : "Nét tương đồng trong thơ tình Tago và Xuân Diệu " để tìm hiểu và nghiên cứu như là một quá trình học hỏi để tích luỹ tri thức cho riêng mình. II.Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về thơ tình yêu của Xuân Diệu thì có rất nhiều tác giả đi trước đã làm, như : Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời( Nguyễn Đăng Mạnh), Anh đã "sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ" ( Hà Minh Đức), Xuân Diệu - Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới(Nguyễn Hoành Khung), Xuân Diệu - Nhà thơ mới trữ tình cảm xúc, tràn đầy cảm giác và luôn "thức nhọn giác quan" (Nguyễn Quốc Tuý). Những tác phẩm viết về tình yêu trong thơ Tago thì rất ít có chăng cũng chỉ là một phần nhỏ trong phần nghiên cứu chung về "Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tago" của Lưu Đức Trung trong cuốn "Văn học Ấn Độ" NXBGD- 2007. Trong quá trình tìm kiếm tư liệu để hoàn thành bài tập lớn này, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu về Tago thật sự gặp nhiều khó khăn bởi ngay những tác phẩm thơ của ông cũng rất khó tìm đặc biệt là thơ tình yêu. Vì thế những bài nghiên cứu viết về Tago thì lại càng hiếm. Qua thực tế tìm hiểu của bản thân, tôi nghĩ rằng "Nét tương đồng trong thơ tình Tago và Xuân Diệu" là một đề tài mới mẻ mà có lẽ chưa có ai nghiên cứu. Bằng việc tự tìm hiểu và cảm nhận về thơ tình hai thi sĩ Tago và Xuân Diệu, tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu so sánh những nét tương đồng trong thơ tình của hai nhà thơ châu Á này là một diều rất cần thiết và có ý nghĩa đối với bản thân tôi cũng như đối với tất cả bạn trẻ - những người đam mê thơ tình yêu. Với sự nổ lực rất lớn của bản thân trong một thời gian dài, tôi xin được đưa ra những quan điểm riêng của mình về những vấn đề mà tôi cảm nhận đượcqua việc tìm hiểu hai nhà thơ nổi tiếng này như một đóng góp nhỏ của bản thân vào việc nghiên cứu chung. Làm một bài tập nghiên cứu là điều không đơn giản, mà nghiên cứu và tìm hiểu về một nhà thơ Ấn Độ như Tago thì lại càng khó khăn hơn, chính vì thế bài viết chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. III. Mục đích nghiên cứu Bất kỳ một công việc nghiên cứu nào cũng vậy, đằng sau những khó khăn vất vả bởi việc đầu tư thời gian công sức và trí tuệ cho đề tài nghiên cứu, bao giờ ta cũng nhận được một thành quả to lớn. Thành quả đó chính là niềm vui sướng và tự hào khi bản thân đã làm được một việc thật sự có ý nghĩa mà mình hằng mong muốn Sản phẩm làm ra tuy chưa thật sự có giá trị đối với độc giả, nhưng đối với bản thân tác giả đó là cả một kho tàng kinh nghiệm. Bởi vì sau khi hoàn thành một bài tập nghiên cứu, ta cảm thấy mình lớn lên rất nhiều, già dặn thêm tí nữa. Tích luỹ thêm cho mình vốn kiến thức cần thiết về kỹ năng- phương pháp nghiên cứu khoa học tạo cơ sở vững vàng làm nền tảng cho việc nghiên cứu trong tương lai. Đó chính là động lực thôi thúc tôi bắt tay vào việc làm đề tài này. Tìm hiểu những nét tương đồng trong thơ tình của Tago và Xuân Diệu giúp cho bản thân có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tình yêu - tuổi trẻ và thấy được điều kì diệu trong thế giới muôn màu của nó. Đồng thời giúp cho những người yêu thơ Xuân Diệu cũng như mến mộ thơ Tago ngày càng tìm thấy chính mình trong những vần thơ tình bay bổng của hai thi sĩ này. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình yêu trong thơ tình của Tago và Xuân Diệu. Từ việc tìm hiểu về thơ tình của hai nhà thơ trên, phải chỉ ra được những nét giống nhau trong những vần thơ của họ để thấy được sự đồng điệu trong tâm hồn sự giống nhau về những rung cảm trước tình yêu của hai thi nhân mặc dù sống cách nhau khá xa về không gian và thời gian. Với đề tài trên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những tác phẩm thơ về tình yêu của Tago và Xuân Diệu. Kết hợp với việc tìm hiểu thêm những lời bình, những nhận xét đánh giá của nhiều tác giả về hai nhà thơ trên. Để bài viết thêm sinh động bản thân còn tham khảo thêm những câu danh ngôn, phương ngôn về tình yêu và tuổi trẻ nhằm làm tư liệu để làm sáng tỏ thêm cho đề tài cần nghiên cứu. V.Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đọc và cảm nhận tác phẩm. * Phương pháp thống kê - phân loại. * Phương pháp phân tích - tổng hợp * Phương pháp so sánh - đối chiếu. B.PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận của đề tài 1.Vài nét về tác giả 1.1.Thiên tài Tago Tago là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Tago sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancútta, bang Bengan giàu đẹp, Bengan là nơi văn học phát triển rất sớm và có truyền thống nhân đạo chủ nghĩa từ lâu đời; cũng là mảnh đất kiên cường nổi lên những cuộc đấu tranh chính trị chống đế quốc và phong kiến. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc Bàlamôn; là con thứ mười bốn trong một gia đình có mười lăm anh chị em,Tago được cha quan tâm- săn sóc nhiều nhất. Ông thường theo cha đi du lịch khắp đất nước, từ rừng núi Himalaya có nhiều cảnh đẹp cho đến tận bờ biển phía nam lộng gió, tràn ngập ánh mặt trời. Tago còn theo cha tham dự các cuộc mit tinh, các cuộc hội thảo của những nhà cải cách xã hội và chính trị, và cả văn học nghệ thuật. Đó là dịp tốt tạo cho Tago tăng thêm lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình một cách sâu sắc. Tago là cậu bé thông minh, chăm chỉ, hiếu học. Ba lần gia đình gửi đến ba trường khác nhau nhưng Tago không chịu ngồi yên một trường nào cả, vì cậu bé không chịu cảnh thầy giáo người Anh hành hạ, đánh đập học trò, bắt học trò hát những bài hát tiếng Anh vô nghĩa. Tago chỉ thích tự học. Cậu đã tự học lấy tiếng Sanskrít cổ, đọc các tác phẩm cổ, tự trau dồi ngôn ngữ, không bao lâu nổi tiếng là cậu bé giỏi văn khắp vùng Bengan. Tago không chỉ tự học trong sách vở mà còn chú trọng học hỏi những người xung quanh, học hỏi những người lao động đến giúp đỡ trong gia đình mà ông gọi họ là "vương quốc những người đầy tớ". Tago thường chăm chú nghe họ kể và ngâm vịnh trường ca Ramayana, nghe hát những bài dân ca đầy chất trữ tình, giàu lòng yêu con người. Ông viết trong hồi kí như sau :" Bước đầu văn học của tôi bắt nguồn từ những cuốn sách được lớp người tôi yêu thích và truyền tụng". Tago đã đem cái phong vị dân gian giàu chất trữ tình của truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết trên đây vào thơ tình của ông. Tago vốn là cậu bé hay xúc động, từng ôm những cuốn sách khóc thầm trong bóng tối, tính tình hiền hậu, thích trầm tư suy nghĩ. Là một cậu bé đa sầu đa cảm, cho nên những công việc từ thiện của cha, cảnh đói rét của những hành khất dọc sông Hằng mà cha con ông thấy trên đường hành hương, khiến ông xúc động và càng yêu mến con người và đất nước Ấn Độ. * * * Trong cuộc đời thường của Tago có những chuyện cần kể đến vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác thơ tình của ông. Tago là một chàng thanh niên đa tình đã làm bạn với nhiều cô gái trẻ và có học. Sau mỗi lần gặp gỡ các cô gái đó bao giờ Tago cũng có những tình cảm sâu lắng, những kỷ niệm đẹp. Năm 1877 trước khi qua Anh học luật, Tago đến Bombay sống trong gia đình của một bác sĩ để học hỏi lối sống phương Tây, ở đó con gái của vị bác sĩ là nàng Annapura giúp đỡ ông rồi quen thân. Tago thường làm những ca khúc trữ tình hát cho nàng nghe. Nàng thường khen bài hát của Tago và nói : " Nếu như tôi đang nằm chờ chết thì các bài hát của anh sẽ lôi tôi trở lại với đời". Hơn một năm học ở Anh, Tago làm quen với một cô gái người Anh, cô thường dạy cho Tago những bài hát Anh. Sau khi trở về quê hương , Tago thường làm thơ gửi tặng cô. Trong thơ đượm tình cảm nhớ nhung lưu luyến : Giọng ai nghẹn ngào ứa lệ Anh ơi! Phải xa nhau chăng? Năm Tago 22 tuổi, theo quyết định của gia đình ông kết hôn với con gái của một người làm công trong trang trại của gia đình. Cô vợ mới 10 tuổi, ít học và kém nhan sắc. Nhưng rồi mối tình giữa ông và cô vợ bé nhỏ Mrinalini Devi ngày càng thắm thiết. Tago thường làm thơ tặng vợ, có nhiều câu thơ chân thực và đầy cảm xúc : Em ơi, thi sĩ của em định viết một bản trường ca .Nhưng than ôi! Anh đã vô tình để bản trường ca đó đụng phải mắc cá chân em và thật tai hại nó tan thành mảnh thơ rơi lả tả dưới chân em! Năm 1902 vợ ông qua đời để lại cho ông nỗi sầu muộn trong lòng. Từ đó trở đi ông làm nhiều thơ để tưởng nhớ người vợ yêu quý của mình. Nhiều bài thơ trong tập Người làm vườn và Tặng phẩm người ... lạ em vẫn không hiểu biết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lý, nhưng tình yêu luôn khát khao biết trọn nó. Cũng như Xuân Diệu trong "xa cách" đã từng nói : Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em - Linh hồn ta còn u uẩn hơn đêm, Ta chưa thấu nữa là ai thấu rõ? Nếu mỗi người biết tìm đến hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt để khám phá, sáng tạo thì công việc đó chính là hạnh phúc, muốn có hạnh phúc trong tình yêu thì không gì bằng là cứ hằng ngày nhân lòng tin yêu, sự hoà hợp như rót đầy cốc rượu vây. Trong tình yêu bên cạnh niềm hạnh phúc thì nỗi đau do tình yêu mang lại cũng nhứt nhối như một mũi dao đâm vào tim, Xuân Diệu đã có những vần thơ miêu tả sự đau khổ do tình yêu mang lại thật sâu sắc : Muôn sợi ngàn dây đã thắt nhau Em ơi chầm chậm tháo gì mau Tháo dây, rứt cả vào da thịt Anh biết bao giờ mới hết đau (Chầm chậm đừng quên) Quy luật của tình yêu ngàn đời vẫn là như thế, có sướng vui hạnh phúc thì cũng có khổ đau khôn cùng, bởi nhà thơ luôn quan niệm rằng : Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết? ( Yêu ) Đau khổ trong tình yêu, có lúc nhà thơ ví tình yêu cũng buồn và tẻ nhạt như quán trọ bên đường : Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách Mà tình yêu như quán trọ bên đường. (Chỉ ở lòng ta) Chính vì thế một con người sống hết lòng, luôn cuốn quýt với tình yêu như Xuân Diệu cũng có lúc sầu bi chán nản khi theo bám mãi tình yêu : Bao nhiêu sầu! Ôi sầu biết bao nhiêu Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu ? (Yêu mến) Khi đã mang cảm giác u hoài trong tình yêu, Xuân Diệu như đã dự đoán trước được sự tan vỡ ly biệt ngay khi tình yêu đến : Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài ( Giục giã) Trong thơ tình của Tago khó tìm thấy cái giọng điệu rên rỉ thở than, buồn chán tuyệt vọng. Dù nói đến sự chia lìa đau khổ, thất bại trong tình yêu thì ông vẫn dành một khoảng sáng, một tia hi vọng chiếu vào tâm tưởng của những cặp tình nhân: Đôi mắt em ánh lên nụ cười nghi ngại, Khi anh đến tìm em để từ biệt ra đi Anh đã làm như vậy nhiều lần Đến nỗi em nghĩ rồi đây anh sẽ còn trở lại Khi anh bảo rằng anh xa em mãi mãi Em cứ tin đó là sự thực Và hãy để một màn sương lệ Làm mờ đi vành mắt của em. Và khi anh trở lại Em hãy cứ cười đi Muốn ranh mãnh bao nhiêu cũng được. (Bài 40, Người làm vườn) Tago là người am hiểu tâm lý con người rất sâu sắc. Khi miêu tả tình yêu tan vỡ, chia lìa, ngòi bút của Tago rất tinh tế, chân thực, nói lên cái day dứt, cái mâu thuẫn trong tình trạng của người tình. Vừa hoài nghi, vừa tin tưởng, vừa thất vọng, vừa hi vọng, vừa chờ mong, vừa quên lãng, vừa buồn vừa vuitất cả đang chéo nhau trong tâm trạng kẻ đang yêu. Nỗi đắng cay, chua chát trong tình yêu khi người tình phụ bạc, đoạn tuyệt với mình, làm cho niềm say mê, lòng tin tưởng, những ngày tháng hạnh phúc bị mất mát và tan vỡ : Ôi cuộc đời ta đã hái một cành hoa của người Ta ôm cành hoa vào trái tim ta Và đã bị gai đâm Khi ánh ngày đã nhạt và trời đã tối đen Thì hoa cũng héo Nhưng nỗi đau còn ở lại. (Bài 57, Người làm vườn) "Tình yêu đã mất đi nhưng nỗi đau còn ở lại", nó dai dẳng như vết thương trên cơ thể, nó sẽ tấy lên khi trái gió trở trời. Đó là nỗi đau tột cùng lâu dài, khó có nỗi đau nào sánh nỗi. "Bể cạn sao mờ núi cũng tan". Trong tâm trạng nát tan đó ta được thấy trong mắt người tình nỗi đớn đau nhức nhối : Cần gì đến rượu li bôi Mà trong đáy mắt nghìn lời thương đau ( Chuyến tàu chiều- Xuân Diệu ) Tình yêu tan vỡ, họ xa nhau vĩnh viễn, mỗi người lại ra đi trên con đường khác biệt : Em yêu ơi! Em hãy nói với anh đi Hãy nói với anh những lời đã hát Đêm tối rồi sao đã lặn trong mây, Gío thở dài qua kẽ lá. Chúng ta sẽ ngồi lặng yên Chỉ có hàng cây thì thào trong bóng tối Đêm nhạt dần. Ngày sắp hừng lên Chúng ta sẽ nhìn vào mắt nhau Rồi lại tiếp tục đi trên những con đường khác biệt. ( Bài 29, Người làm vườn) Cảnh vật cũng gần như đồng cảm với nỗi đau chia lìa của hai người. Đêm tối sao đã lặn trong mây, gió thở dài qua kẽ lá, hàng cây thì thào, tất cả đều nhẹ nhàng yên lặng để cho hai người lặng im ngồi yên, "mắt nghẹn nhìn thâu dạ" trước lúc biệy ly : Cư nhìn nhau rồi lại nhìn nhau Hạnh phúc ngừng giữa đôi trái tim đau. ( Biệt li êm ái - Xuân Diệu ) Nỗi đau trong thơ tình của Tago làm cho con người cao cả, dũng cảm hào hiệp thêm. Đã có lần Tago nói đau khổ cũng đẹp như một vòng hoa. Đó là đặc trưng tư duy của người Ấn Độ. Họ còn cho rằng cái chết cũng đẹp như sự sống, cái chết là bất tử. Vì vậy họ vừa trân trọng niềm vui nhưng đồng thời trân trọng cả nỗi đau : Thật anh dũng thay Khi dám ôm ấp nỗi buồn đau Và quyết định không cần ai an ủi. (Bài 46, Người làm vườn) Tình yêu nhất định có khổ đau, thất vọng, sầu muộn nhưng Tago luôn luôn tin tưởng tình yêu sẽ trở lại, niềm vui mới lại đến. Dông tố sẽ qua đi, bình minh sẽ hừng sáng : Đôi mắt nàng trông như buổi bình minh mà không khí còn sương đọng Tôi đứng lặng giờ lâu rồi mới nói "Nàng đã bỏ rơi cả gánh lệ rồi chăng?" Nàng mỉm cười rồi cứ làm thinh Nàng nói: "Cái gì đã từng là sầu muộn Thì nay trở thành yên vui". (Bài 27, Người thoáng hiện) Và với Xuân Diệu, mặc dù buồn vui đau khổ trong tình yêu, nhà thơ vẫn một mực tin tưởng vào tình yêu cho dù đó là "dối trá": Tôi lắng đợi! nhịp lòng tôi đứng lại Tôi cần tin! Tôi khao khát được nhầm! Cho tôi mơ một ảo tưởng thâm trầm! Và mặc kệ nếu đó là dối trá ( Mời yêu) Cho dù trong cô đơn sầu muộn, Xuân Diệu vẫn luôn đặt niềm tin rất lớn vào tình yêu, coi đó như là niềm hi vọng của cuộc đời mình, nay cả khi : Nếu thức ăn kia gắp một mình Tủi lòng, anh vẫn vững lòng tin. (Đứng chờ em) Và khi biết rằng tình yêu là điều không thể gượng ép, không thể chỉ đơn phương, chàng trai đã "rút lui" bằng một trái tim biết điều : Ngày mai nắng mọc, mưa rơi hết Mặt tạnh cơn si, lòng cạn hồ Ta sẽ thôi yêu như đã dấu Không hề oán hận lá khoai khô. (Nước đổ lá khoai) Nỗi đau khổ sầu muộn vì tình yêu tan vỡ sẽ theo năm tháng nguôi dần, niềm tin tưởng lạc quan sẽ thúc giục con người dấn bước trên con đường tìm kiếm hạnh phúc mới, tìm kiếm lại những gì đã mất. Tago quan niệm "Mất tình yêu chưa phải là mất đi tất cả": Tôi biết rằng cuộc đời này dù không chín rộ trong tình yêu cũng không phải đã mất đi tất cả. (Bài 18, Vượt biển) Vì vậy Tago khuyên : Hãy tin tưởng ở tình yêu Dù có đem sầu muộn Đừng đóng kín tim anh. (Bài 27, Người làm vườn) Dừng đóng kín tim mình cũng đừng dại gì đập vỡ trái tim mình hay huỷ hoại tấm thân như kẻ cuồng si. Những bài thơ tình của Tago đã trở thành những bản tình ca tuyệt diệu. Ông không chỉ ca hát cho mình nghe, cho người yêu nghe mà còn ca hát cho muôn người cùng nghe như ông mong ước trong thuở còn trai trẻ : Tôi muốn làm một người Dạo bước giữa muôn người Mang trái tim tình ái hát ca Dưới ánh mặt trời rực rỡ với muôn sắc hoa. ( Sắc nhọn và mòn tù). Như vậy có thể thấy rằng, được đọc và cảm nhận thơ tình Tago và Xuân Diệu là một niềm hạnh phúc lớn đối với những ai đã từng yêu say đắm dù chỉ một lần, thơ tình của hai thi nhân đã nói hộ lòng ta và nâng đỡ tâm hồn ta rất nhiều C. PHẦN KẾT LUẬN Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài :"Nét tương đồng trong thơ tình Tago và Xuân Diệu", tôi nhận thấy rằng càng đi sâu vào việc đọc và cảm nhận thơ tình càng nhiều thì tâm hồn ta cũng có những rung động thật tinh tế và mới mẻ như chính người đang yêu vậy. Và tôi cũng chợt nhớ rằng có một danh nhân nào đó đã từng nói : "Trong tất cả các thứ âm nhạc trên thế gian này, âm thanh dịu ngọt nhất là nhịp đập của trái tim đang yêu". Có lẽ là như vậy và chắc chắn là như vậy, bởi tình yêu luôn làm cho con người như được "hồi sinh", làm cho con người trở nên trẻ trung sôi động, tràng ngập tình yêu đời yêu cuộc sống. Thơ tình Tago và Xuân Diệu đã lột tả được điều đó. Những tác phẩm thơ của hai thi nhân như những bản tình ca tuyệt diệu ghi lại rất thật mà cũng rất sâu sắc những gì là tinh tế và kì diệu nhất của tình yêu. Tuy sống ở hai thời đại khác nhau, hai không gian khác nhau với những biến cố lịch sử khác nhau của hai đất nước nhưng Tago và Xuân Diệu đã gặp nhau và đồng cảm nhau qua những bản tình ca còn sống mãi với muôn đời. Đọc thơ tình hai ông, ta nhận thấy trong đó những nét rất riêng của nhiều cung bậc tình yêu nhưng có lẽ ai trong chúng ta - những người đã từng yêu - đều thấy được tâm trạng của riêng mình. Nếu như bạn trẻ Việt Nam yêu mến và trân trọng thơ Xuân Diệu để rồi gọi ông bằng cụm từ rất triều mến "ông Hoàng thơ tình" thì nhân dân Ấn Độ cũng dành cho Tago những tình cảm sâu sắc nhất, họ coi Tago như là thần tượng là linh hồn của Ấn Độ. Một bác sĩ người vùng Bengan - Ấn Độ khi nhận xét về Tago đã nói rằng : "Tago là người đầu tiên trong các vị thánh của chúng tôi đã không phủ nhận cuộc sống nhưng đã từ cuộc sống mà phát lên lời và đó là lý do tại sao chúng tôi quý mến ông". Và cũng không phải ngẫu nhiên mà I. Êrenbua - một nhà nghiên cứu người Nga nổi tiếng đã phát biểu :"R. Tago không chỉ là nhà thơ, ông còn trở thành lương tâm, trở thành trái tim của đất nước Ấn Độ nữa". Thơ Tago đối vớ nhân dân Ấn Độ và đặc biệt là đối với thế hệ trẻ như món ăn tinh thần, như nguồn nước uống hằng ngày để bao đôi lứa yêu nhau cùng thưởng thức, như lời nhận xét của I. Êrenbua : "Thanh niên Ấn Độ khi yêu nhau, hay đọc thơ ông, bởi ông viết về tình yêu rất hay. Ông hiểu tất cả những gì mới mẻ, tất cả những gì thuộc về con người". Vốn đã từng yêu - đã từng đau khổ một lần trong đời và đam mê thơ tình như một sở thích. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy tâm hồn mình được nâng đỡ nhiều như thế kể từ khi đọc thơ tình Tago và nghiên cứu đề tài này. Lời cuối cùng, điều mà tôi muốn nhắn nhủ với bản thân cũng như với bao bạn trẻ là "hãy tin tưởng vào tình yêu", sống và yêu hết mình vì "cuộc sống là không chờ đợi!". Hãy sống và hành động như câu danh ngôn: Ai khổ vì yêu, hãy yêu hơn nữa;Chết vì yêu là sống trong tình yêu! ./. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO Lưu Đức Trung, R. Tagore tuyển tập tác phẩm-tập hai- NXB Lao động TTVH Ngôn ngữ Đông Tây, 2004. Lưu Đức Trung, Văn h ọc Ấn Độ, NXB Giáo dục, 2007. Lưu Đức Trung (chủ biên)- Trần Lê Bảo- Lê Huy Bắc - L ê Nguyên Cẩn - Hà Thị Hà - Nguyễn Khắc Phi,Giáo trình văn học thế giới tập hai, NXB ĐHSP,2007. Nguyễn Đức Quyền, Xuân Diệu - thơ và lời bình, NXB Thanh niên,2001. Lữ nguyên Huy, Xuân Diệu - thơ và đời, NXB Văn hoá, 2004. Lưu Khánh Thơ, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục,2003. Nguyễn Viết Hùng, Thơ Xuân Diệu,NXB Văn nghệ TP HCM,2000. Lê Quốc (sưu tầm), Tủ sách mọi nhà "lời hay ý đẹp", NXB Thanh Hoá, 2002. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Bài giảng văn học thế giớ 2, tháng 10/2007.
Tài liệu đính kèm: