Đề tài Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 8 ở Chương Nhiệt học và phương pháp dạy học chương Nhiệt học

Đề tài Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 8 ở Chương Nhiệt học và phương pháp dạy học chương Nhiệt học

Mục đích:

Mục đích chung của nhà trường phổ thông Việt Nam là hình thành phẩm chất đạo đức, năng lực, kỹ năng hoạt động cho HS thân yêu. Sự phát triển nhân cách của các em phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước cũng như thế giới trong giai đoạn hiện nay. Trước những yêu cầu đó, ngành giáo dục đã ra sức củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên,

 

doc 32 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1516Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 8 ở Chương Nhiệt học và phương pháp dạy học chương Nhiệt học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 
MỤC LỤC	 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU 	 2
 1. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu	 2
 2. Đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu 	 3
 2.1. Đối tượng nghiên cứu 	 3
 2.2. Nội dung nghiên cứu	 3
 2.3. Phạm vi nghiên cứu 	 3
 2.4. Phương pháp nghiên cứu	 4
B. NỘI DUNG	 4
 1. Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Vật lí 8	 4
 1.1. Tìm hiểu một số vấn đề chung về chương trình Vật lí 8	 4
 1.1.1. Mục tiêu 	 4
 1.1.2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và tình cảm, thái độ 	 5
 1.2. Một số vấn đề về sách giáo khoa Vật lí 8 	 7
 1.2.1. Quan điểm biên soạn	 7
 1.2.2. Cấu trúc của sách giáo khoa 	 8
 1.2.3. Đặc điểm của từng chương 	 9 
 1.2.4. Cấu trúc của từng bài	 10
 1.3. Nhận xét chung về cấu trúc chương trình Vật lí 8	 11
 2. Phương pháp dạy học từng chương	 12
2.1. Quan điểm mới về phương pháp dạy học của từng chương	 12
2.2. Các biện pháp dạy học của từng chương	 12
2.3. Qui trình dạy học	 19 2.4. Soạn giáo án	 20 2.5. Thực nghiệm dạy học	 24
2.6. Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở trường THCS	 26
2.7. Ý kiến của GV hướng dẫn chuyên môn (Họ tên: Lâm Bích Diệu trường THCS An Hiệp)	 28
C. KẾT LUẬN	 28
 1. Đánh giá khái quát về chương trình và sách giáo khoa Vật lí 8	 28
 2. Đánh giá chung về việc đổi mới phương pháp của từng chương trong chương trình Vật lí 8	 29
 3. Kiến nghị và đề xuất	 30
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 31
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI	 32
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
- Mục đích:
Mục đích chung của nhà trường phổ thông Việt Nam là hình thành phẩm chất đạo đức, năng lực, kỹ năng hoạt động cho HS thân yêu. Sự phát triển nhân cách của các em phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước cũng như thế giới trong giai đoạn hiện nay. Trước những yêu cầu đó, ngành giáo dục đã ra sức củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, thực hiện việc cải cách nội dung và chương trình SGK sao cho HS tiếp thu kiến thức nhanh chóng, chính xác, phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Chính điều này giúp HS có kiến thức và kỹ năng vững vàng tương xứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói những việc làm cụ thể như tập trung đầu tư xây dựng trường lớp; mua các trang thiết bị phục vụ giảng dạy; thực hiện chương trình cải cách SGK; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm của giáo viên;.đã bước đầu đáp ứng những yêu cầu đặt ra của xã hội. Trong đó việc thay SGK phục vụ giảng dạy có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay.
Trước những yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, là giáo viên tương lai, chúng ta không thể theo cách giảng dạy lỗi thời với kiểu thầy đọc trò ghi, HS cặm cụi nhai đi nhai lại những điều nhàm chán, mọi việc đều phụ thuộc vào người dạy,. Thêm vào đó là những quyển SGK ở giai đoạn trước. Nhưng khi tiếp cận với SGK Vật lí mới trong đó có SGK Vật lí lớp 8 chúng ta cần tìm hiểu kỹ chương trình mới này có gì giống, khác với chương trình cũ hay những kiến thức mới từ trước đến nay không có trong chương trình giáo dục THCS nay được đưa vào chương trình mới. Về SGK mới có những thay đổi về hình thức, nội dung, cách trình bày, hệ thống đơn vị kiến thức, hệ thống câu hỏi được trình bày trong từng chương, bài cụ thể thể như thế nào,. Ngoài ra với chương trình mới như vậy sẽ có những PPDH phù hợp để HS có thể tiếp thu kiến thức một cách tối ưu, đạt được mục tiêu giáo dục. PPDH Vật lí nói chung có nhiều thay đổi so với trước, trong đó PPDH chương trình Vật lí lớp 8 sẽ giúp HS tiếp thu những kiến thức nâng cao về Cơ học và Nhiệt học so với chương trình lớp 6, góp phần củng cố, nâng cao các mảng kiến thức này trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Ý nghĩa:
Việc nghiên cứu chương trình, SGK lớp 8 giúp bản thân nắm vững cấu trúc chương trình SGK, hiểu đầy đủ, chính xác từng đơn vị kiến thức trong từng chương, bài cụ thể, từng phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của HS nhằm góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục ở trường THCS; có cơ hội thể hiện những suy nghĩ, những trăn trở, những đề xuất xung quanh cấu trúc chương trình, SGK và phương pháp giảng dạy Vật lí 8. 
2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu là chương trình sách giáo khoa Vật lí 8 và PPDH chương Nhiệt học.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
 - Về chương trình Vật lí 8: Mục tiêu chung của môn Vật lí 8, yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
 - Về sách giáo khoa Vật lí 8: Quan điểm biên soạn sách, cấu trúc của sách, đặc điểm của từng chủ đề kiến thức.
 - Về PPDH ở từng chương: Những quan điểm mới về PPDH môn Vật lí 8, cách thực hiện các phương pháp đó, những ưu điểm khi sử dụng các phương pháp mới, khuyết điểm còn mắc phải và phát sinh khi sử dụng phương pháp mới. 
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
 Chương trình Vật lí 8 gồm hai chương: Chương Cơ Học và chương Nhiệt học. Nhưng do thời gian có hạn, vả lại chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nghiên cứu nên em chỉ chọn nghiên cứu chương trình SGK Vật lí 8 ở Chương Nhiệt học và PPDH chương Nhiệt học để nghiên cứu HS lớp 8/5 ở trường THCS An Hiệp.
 2.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng SGK, SGV, giáo trình lí luận dạy học vật lí , SGK Vật lí 8 để nắm vững chương trình, SGK và PPDH chương Nhiệt học Vật lí 8.
 - Khảo sát thống kê: Nhằm tìm hiểu chương trình, SGK và PPDH Vật lí 8 thực hiện như thế nào?
 - Quan sát: Nhằm xem xét HS học tập có phù hợp với chương trình, SGK Vật lí 8 và PPDH chương Nhiệt học.
 - Trao đổi trò chuyện: Phương pháp này đựơc sử dụng trong thời gian đi thực tập ở trường THCS An Hiệp, được dùng để khảo sát kết quả học tập môn Vật lí của HS lớp 8/5 và qua đó có thể thu nhận từ GV giảng dạy và HS những ý kiến về chương trình, SGK Vật lí 8 và PPDH chương Nhiệt học.
 - Qua thực nghiệm dạy học: Thông qua thực nghiệm dạy học của bản thân trong thời gian đi thực tập và qua các tiết dự giờ của GV bộ môn, các bạn đồng nghiệp để rút ra những kinh nghiệm và bài học cho bản thân.
B. NỘI DUNG:
1. Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Vật lí 8:
1.1. Tìm hiểu một số vấn đề về chương trình Vật lí 8:
1.1.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: 
Môn Vật lí có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THCS là: Giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Mục tiêu cụ thể của chương trình Vật lí lớp 8:
+ Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu dược các ví vụ về chuyển động cơ học.
+ Nêu được ví vụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
+ Nêu được ý nghĩa Vật lí của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
+ Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận động. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
+ Vận dụng được công thức s=v.t để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
+ Nêu được VD về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
+ Nêu được VD về sự cân bằng lực và về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
+ Nêu được VD về hiện tượng quán tính.
+ Biểu diễn được lực bằng vectơ.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
+ Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
+ Nêu được áp lực và áp suất là gì, đơn vị đo áp suất.
+ Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
+ Nêu được mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
+ Mô tả được cấu tạo của máy ép dùng chất lỏng và nêu được nguyên tắc hoạt động của nó là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
+ Mô tả được hiện về sự tồn tại của lực đẩy Acsimet FA= Vd.
+ Nêu được điều kiện nổi của vật.
+ Vận dụng được công thức , p=dh để giải bài tập đơn giản.
1.1.2. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, tình cảm, thái độ:
Ø Về kiến thức:
 Chương trình Vật lí lớp 8 phải cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản ở trình độ THCS trong các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học. Đó là những kiến thức về các hiện tượng và các quá trình Vật lí quan trọng nhất thường gặp trong đời sống hằng ngày, trong tự nhiên và trong kĩ thuật thuộc các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học. Đó là các khái niệm và mô hình Vật lí đơn giản, là cơ sở để mô tả đúng đắn các hiện tượng và quá trình Vật lí đơn giản cần nghiên cứu; giải thích một số hiện tượng và quá trình Vật lí phổ biến; các quy luật định tính và một số định luật Vật lí quan trọng. Đó là những hiểu biết ban đầu về các phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí, trong đó trước hết là các phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình.
Ø Về kỹ năng:
 Việc tổ chức dạy và học ở chương trình Vật lí 8 cần rèn cho HS đạt dược những kỹ năng và khả năng sau:
+ Kỹ năng quan sát: Ở lớp 8, bước đầu làm cho HS biết quan sát có mục đích, có kế hoạch. Trong một số trường hợp đơn giản, có thể cho HS tự vạch ra kế hoạch quan sát chứ không phải tùy tiện, ngẫu nhiên, có khi phải tổ chức cho HS trao đổi kĩ trong nhóm về mục đích về kế hoạch quan sát rồi mới thực hiện quan sát.
+ Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin thu được từ quan sát thí nghiệm: Chú trọng việc ghi chép các thông tin thu được, lập thành biểu bảng một cách trung thực.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức ( khái niệm, định luật ) để mô tả và giải thích các hiện tượng và các quá quá trình Vật lí đơn giản thường gặp trong tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong kĩ thuật; để giải các bài tập và bài toán Vật lí chỉ đòi hỏi những suy luận Logic và những phép tính cơ bản; cũng như để giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.
+ Kỹ năng diễn đạt rõ ràng,chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.
+ Khả năng đề xuất các dự đoán đơn giản hoặc giả thuyết về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng, các sự vật hoặc các quá trình vật lí.
+ Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra hoặc dự đoán các giả thuyết đã đề ra.	
Ø Về tình cảm, thái độ:
+ Tạo được hứng thú học tập bộ môn.
+ Xây dựng ý thức áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
+ Xây dựng thái độ trung thực, thẳng thắn, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
ó So sánh với mục tiêu môn Vật lí của chương trình phổ thông cơ sở trong chương trình giáo dục:
+ Về kiến thức: trình độ của hai chương trình tương đương với nhau. Tuy nhiên chương trình THCS mới có yêu cầu nhẹ hơn về các lí thuyết, các định luật và các phương pháp nhận thức của môn Vật lí học.
+ Về kĩ năng: chương trình THCS mới có yêu cầu cao hơn hẳn về các kĩ năng quá trình.
+ Về tì ... mình cần học hỏi nhiều hơn nữa, cần chuẩn bị tốt hơn nữa khi lên lớp, cần phân phối thời gian hợp lí hơn. Tuy đổi mới phương pháp dạy nhưng các em vẫn kịp thời thích nghi với phương pháp mới đó, bằng chứng cụ thể là kết quả học tập môn Vật lí ở lớp em thực tập đạt kết quả rất cao, phần lớn các em đều đạt loại khá giỏi môn lí, các em tiếp thu kiến thức rất nhanh và chính xác. Chỉ trừ một vài trường hợp còn tiếp thu chậm và đạt kết quả chưa cao.
2.6. Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy Vật lí 8:
- Chuẩn bị của giáo viên và HS:
 Để có một tiết dạy thành công, GV phải chuẩn bị công phu các bảng phụ, tranh ảnh minh họa, các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra trước khi mang vào lớp, những đồ dùng dạy học trực quan (mô hình, vật dụng,), đặt biệt giáo án phải chuẩn bị thật kĩ và nộp trước một tuần cho tổ trưởng phê duyệt mới được lên lớp (không có giáo án mà lên lớp là điều cấm kị nhất ở trường phổ thông). Về phần chuẩn bị của HS không khó, các em ngay từ đầu năm học đã được GV chủ nhiệm nhắc nhở mua và tạo các bảng phụ, bút lông riêng cho nhóm và phải mang vào lớp mỗi ngày, các mẫu vật hay vật liệu, phục vụ cho tiết học đã được GV căn dặn kĩ ở tiết trước và phân công cụ thể cho từng nhóm nên rất thuận lợi cho GV và HS khi bước vào tiết học.
- Tiến trình lên lớp:
 Các bước lên lớp được tuân thủ một cách nghiêm túc, giảng dạy đúng nội dung bài học, đảm bảo đầy đủ các bước cơ bản và khâu dặn dò được chuẩn bị chu đáo.
 - Việc tích cực hóa hoạt động của HS:
 Được thực hiện tốt trong các tiết dạy, GV sử dụng các phương pháp đổi mới, tổ chức nhiều hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân một cách tích cực trong giờ dạy. Trước khi cho HS thảo luận, GV hướng dẫn kĩ lưỡng, thời gian phân phối hợp lí cho các nhóm thảo luận, đảm bảo cho HS lĩnh hội kiến thức nhanh chóng chính xác. Tuy nhiên việc thảo luận theo nhóm thường mất nhiều thì giờ nên chỉ tập trung việc thảo luận cho câu hỏi phức tạp, hoạt động cá nhân thường xuyên hơn. Phần vận dụng ở mỗi bài không thảo luận nhóm mà chỉ cho HS hoạt động cá nhân. Trình bày các câu trả lời là khoảng thời gian cho HS thể hiện ý kiến của nhóm hoặc cá nhân mình, sau đó các thành viên khác sẽ nhận xét câu trả lời. Nhìn chung HS rất tích cực phát biểu trong giờ Vật lí, các em ý kiến rất nhiều về các vấn đề mà bạn mình vừa trình bày, do đó cũng hay xảy ra sự tranh cãi trong tiết học nhưng chỉ là tranh cãi về kiến thức, đây là điều rất tích cực trong hoạt động nhận thức của HS.
- Năng lực sư phạm của giáo viên, sinh viên thực tập:
	+ Kiến thức: Nhìn chung giáo viên và sinh viên làm chủ được nội dung kiến thức mà mình giảng dạy.
 + Năng lực tổ chức các hoạt động: Đa số giáo viên và sinh viên thực tập tổ chức tốt các hoạt động nhận thức cho học sinh theo từng nội dung chủ đề kiến thức.
	+ Khả năng vận dụng các phương pháp: Theo tinh thần đổi mới phương pháp như hiện nay tất cả giáo viên và sinh viên thực tập đều chú trong việc vận dung PPDH lấy HS làm trung tâm và đã vận dung khá thành công phương pháp này. Bên cạnh đó do đặc điểm của từng môn hay tùy theo nội dung của chủ đề kiến thức giáo viên khéo léo kết hợp các phương pháp như thuyết trình, đàm thoại nhằm đạt được mục tiêu bài học.
	+ Biện pháp dạy học: Do trình độ nhận thức chung của học sinh còn thấp, khả năng tiếp thu kiến thức ở các em khác nhau nên ở mỗi lớp và tùy học sinh mà giáo viên có các biện pháp dạy học phù hợp sao cho các em có thể hiểu được bài. Ví dụ như đối với học sinh yếu kém thì hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra cho các em khác còn đối với học sinh khá giỏi thì hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra cho các em khác, từ đó kích thích học sinh tích cực học tập hơn. 
	+ Năng lực ngôn ngữ, trình bày: Giáo viên nhiệm vụ quan trọng nhất là truyền đạt kiến thức cho học sinh vì vậy vũ khí sắc bén nhất ngoài kiến thức thì lời nói và cách trình bày là hai yếu tố không thể thiếu. Muốn cho học sinh hiểu bài thì lời nói của giáo viên phải trong trẻo có sức thuyết phục. Qua những tiết dự giờ của giáo viên trong trường và sinh viên trong đoàn giảng dạy tôi nhận thấy đa số đều đạt được yêu cầu về lời nói cũng như cách trình bày.
2.7. Ý kiến của GV hướng dẫn chuyên môn (Họ tên: Lâm Bích Diệu trường THCS An Hiệp)
 - Chương trình tương đối vừa sức nhưng có một số bài quá dài kiến thức quá nhiều nên để đảm bảo thời gian thì có phần giáo viên phải đi nhanh nên việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế như bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt và bài 24. Công thức tính nhiệt lượng.
 - Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu thốn và một số dụng cụ thí nghiệm đã cũ không còn độ chính xác cao nữa (Cấp năm học: 2003-2004). Chưa có phòng thí nghiệm dành cho bộ môn Vật lí.
 - Chất lượng học sinh: số lượng học khá, giỏi cao, HS trung bình thấp và không có HS yếu, kém. Đa số các em đều ngoan, tập trung học, tích cực phát biểu xây dựng bài. 
 - Bảng kết quả học tập của HS lớp 8/5.
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
12
14
2
0
0
Tỷ lệ(%)
42.86
50
7.14
0
0
- Đa số HS hiểu bài và nắm được kiến thức, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống hàng ngày. Các em không bị áp lực và thoải mái trong giờ học. Quan hệ thầy trò hòa nhã và gần gũi. 
C. KẾT LUẬN:
1. Đánh giá khái quát về chương trình và SGK Vật lí 8:
Nhìn chung chương trình SGK Vật lí 8 được các nhà khoa học, nhà sư phạm có kinh nghiệm và uy tính xây dựng và qua nhiều lần thí điểm ở các trường THCS nên khi áp dụng đại trà đã đạt được các mục tiêu giáo dục ở chương trình Vật lí lớp 8. Chương trình Vật lí được xây dựng ở lớp 8 tương đối nhiều, mức độ yêu cầu có phần cao hơn so với chương trình cũ, nhưng với cách trình bày sách giáo khoa một cách khoa học, có nhiều hình ảnh minh họa, kênh chữ và kênh hình phong phú, các thí nghiệm tương đối dễ thực hiện, câu hỏi vận dụng gần với thực tế cuộc sống, kiến thức đưa vào chương trình phù hợp với tầm nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh. Đặc biệt trong các chương có các bài thực hành với nhiều thí nghiệm tổng hợp giúp học sinh nhanh chóng ôn lại kiến thức. Sau các chương là phần tổng kết với nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận với nội dung bao quát cho kiến thức của chương, nếu phần củng cố sau mỗi bài học GV đưa vào những câu hỏi này thì phần tổng kết chương HS sẽ nhanh chóng hoàn thành các câu hỏi trong phần này. Ngoài ra trong bài tổng kết còn nhiều câu hỏi vận dụng và trò chơi ô chữ giúp HS nắm bắt toàn bộ các kiến thức của chương. Chính sự sắp xếp này mà SGK và chương trình Vật lí 8 đổi mới ưu việt nhiều hơn so với SGK và chương trình cũ trước.
2. Đánh giá chung về việc đổi mới phương pháp dạy học:
Cùng với SGK mới, PPDH cũng theo hướng đổi mới phù hợp với chương trình cải cách. Phương pháp đổi mới trong dạy học Vật lí rất tích cực hóa hoạt động của HS và thay đổi vị trí của GV và HS trong việc lĩnh hội kiến thức ở mỗi tiết dạy. Chính điều này đã góp phần quan trọng để góp phần giúp GV và HS hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và học tập. PPDH ở chương trình Vật lí THCS nói chung và chương trình Vật lí 8 nói riêng đều theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong thời gian một tiết 45 phút thường dễ bị cháy giáo án vì trong tiết học luôn xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến của GV, cho nên với việc áp dụng phương pháp đổi mới trong dạy học Vật lí, GV cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho các tình huốn có thể xảy ra. Phương pháp đổi mới có nhiều điểm yêu cầu cao hơn phương pháp cũ như hệ thống các câu hỏi, thí nghiệm, cách tiến hành các bước lên lớp, cách tổ chức tiết học, đòi hỏi GV phải được rèn luyện trình độ nghiệp vụ nhiều hơn. Ở chương trình Vật lí 8, nếu GV không chuẩn bị chu đáo các thí nghiệm, các tranh ảnh minh họa, các câu hỏi dẫn dắt HS vào vấn đề thì khó mà đạt được mục tiêu bài học. Dạy học theo phương pháp đổi mới không đòi hỏi GV phải thuyết trình nhiều trong việc truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, dẫn dắt HS hoạt động một cách hiệu quả để tiếp thu nhanh chóng, chính xác kiến thức và các kiến thức Vật lí rất cần thiết cho HS trong hoạt động thực tế hằng ngày. Việc nắm chắc kiến thức của HS thông qua cách dạy học của GV có ý nghĩa vô cùng to lớn cho các em trong đời sống cũng như giúp các em có được căn bản để tiếp tục học chương trình cao hơn. Và phương pháp đổi mới trong cách dạy học Vật lí 8 cũng như chương trình Vật lí các lớp khác sẽ giúp HS và GV đạt được mục tiêu giáo dục chương trình Vật lí ở bậcTHCS.
Kiến nghị, đề xuất: 
- Kiến nghị: 
 + Kiến thức nhân loại ngày càng nhiều; “Càng sâu, rộng đòi hỏi việc lĩnh hội của con người phải nhanh chóng và chính xác đặc biệt là với bộ môn Vật lí. 
 + Phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa về việc học của con em mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt hơn. Điều đó cũng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục các em.
 + Đồng thời GV Vật lí cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực xử lí các tình huống sư phạm.
 - Đề xuất: 
 + Nên xem xét lại tất cả các thiết bị thí nghiệm Vật lí ở chương trình THCS để có sự thay đổi hoặc sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
 + Xem xét hỗ trợ cho GV bộ môn Vật lí cũng như các bộ môn khác thêm mức lương hàng tháng để chế tạo các dụng cụ dạy học.
 + Cần đầu tư trang thiết bị hiện đại cho HS THCS tiếp cận dần.
 + Phụ huynh học sinh nên chú ý nhiều đến giờ giấc của con em mình; có thời gian rãnh hãy hỏi thăm, động viên, đôn đốc đến việc học của các em.
 + Nên cho HS thực hành nhiều hơn ở các tiết thực hành.
 + Cần xây dựng phòng thí nghiệm để cho HS học trên phòng thí nghiệm ở các tiết thực hành sinh, lí, 
 + Tăng cường trang thiết bị dạy và học cho GV và HS.
 + Nên xếp những em học giỏi kèm các em học yếu. Đồng thời tăng cường tổ chức học nhóm, học phù đạo cho HS yếu, kém.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Chương trình, sách giáo khoa vật lí 8 của tác giả Vũ Quang (chủ biên), nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2006.
- Sách giáo viên Vật lí 8 của tác giả Vũ Quang (chủ biên), nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2004.
- Các loại sách bài tập Vật lí 8 của tác giả tác giả Bùi Gia Thịnh (chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2007.
- Tài liệu tham khảo về đổi mới PPDH. 
- Thực tế dạy học Vật lí 8 ở trường THCS An Hiệp.
- Tạp chí giáo dục số 209 kì 1 tháng 3/2009, số 171 kì 1 tháng 9 năm 2007, kì 2 tháng 10 năm 2008, tạp chí dạy và học ngày nay 
- Giáo trình Lí luận dạy học Vật lí 1 của tác giả Phạm Hữu Tòng do nhà xuất bản Đại Học Sư phạm, xuất bản năm 2005.
- Giáo trình Lí luận dạy học Vật lí 2 của tác giả Nguyễn Đức Thâm (chủ biện) do nhà xuất bản Đại Học Sư phạm, xuất bản năm 2007.
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
–µ—
Để ngắn gọn trong đề tài, một số từ đã được viết tắt, cụ thể như sau:
- SGK: Sách giáo khoa.
- HS: Học sinh.
- GV: Giáo viên.
- SGV: Sách giáo viên.
- PPDH: Phương pháp dạy học.
- THCS: Trung học cơ sở.
- CCGD: Chương trình giáo dục.
- PTCS: Phổ thông cơ sở
- VD: Ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docDTAI.doc